Mục tiêu phát triển ngành cà phê Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 (Trang 76)

 Mục tiêu phát triển tổng quát

- Quy hoạch và củng cố ngành cà phê Lào phát triển theo hướng bền vững.

- Duy trì và phát triển xuất khẩu cà phê trên các thị trưởng truyền thống ổn định.

- Nâng cao tính cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới.

 Mục tiêu cụ thể

- Duy trì diện tích trồng cà phê cả nước ổng định khoảng 58.000 ha, sản lượng thu hoạch hang năm đạt trên 50.000 tấn.

- Nâng cao chất lượng cà phê, đảm bảo chất lượng ổn định từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

- Xây dựng mạng lưu thong cà phê, đảm bảo cho công tác xuất khẩu. - Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp.

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA LÀO ĐẾN NĂM 2015.

Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn (mà trận SWOT) cơ sở sản xuất và xuất khẩu cà phê của Lào trong thời gian qua, mặt khác kết hợp với những định hướng cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội và có quan điểm để đẩy mạnh sản xuất cà phê giai đoạn 2011-2015, có thể đưa ra một số giải pháp mang tính chiến lược bao gồm:

3.3.1 Giải pháp phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu

Khi xác định sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu, thu ngoại tệ, ta cần thấy rõ tính hàng hóa của cà phê. Nghĩa là, chỉ khi đạt tới tiêu chuẩn hàng hóa mà thị trường quốc tế đặt ra, sản phẩm cà phê mới có thế xuất khẩu thuận lợi. Thị trường quốc tế ln địi hỏi chất lượng cao, lượng hàng ổn định, giá cạnh tranh… để đáp ửng yêu cầu này, xin đề xuất giải pháp sau:

 Tổ chức và quản lý tốt sản xuất cà phê:

Tổ chức và quản lý tốt sẽ ổn định được việc sản xuất và phát triển cà phê. Muốn vậy phải hướng dẫn những vấn đề cần thiết cho người sản xuất: Với vùng cà phê vối, ta lấy hộ gia đình làm đơn vị tự chủ, sắp xếp lại và đưa

vào hợp tác xã. Mỗi tỉnh lập một tổng công ty cà phê, quản lý tốt các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tổng công ty lại chịu sự quản lý chung về kinh tế kỹ thuật của Hồi đồng Phát triển Cà phê Quốc gia. Với vùng cà phê chè, ta chấn chỉnh, củng cố hệ thống tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, mở rộng đào tạo các bộ chuyên ngành cà phê chè, chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất. Mỗi tỉnh cần chủ động công tác khuyến nơng, mở rộng diện tích và tổ chức tốt việc thu mua.

 Hạn chế diện tích cà phê Robusta, tăng cường mở rộng diện tích cà phê

Arabica:

Hiện nay ta chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cà phê vối. Để đa dạng hóa mặt hàng cà phê, Lào bắt đầu phát triển cà phê chè tại các vùng cao nguyên Boraven.

Về tiêu thụ, thế giới chủ yếu vẫn dùng cà phê chè (từ 70-80% tổng sản lượng) do hương và mùi vị đặc trưng của nó. Trên bản đồ tiêu thụ cà phê, chỉ có ít vùng dùng 100% cà phê vối, cịn lại, cà phê vối thường dùng để trộn với cà phê chè, tỷ lệ tùy theo khuẩn vị mỗi vùng

Cách thực hiện, Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào viết dự án phát triển cà phê trình chính phủ. Sau khi được phê duyệt, Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào triển khai thực hiện phối hợp với từng tỉnh theo hình thức thích hợp như: xây dựng các nơng trường quốc doanh, khốn cho nơng dân trong đó cấp vốn một phần, một phần nông dân tự lo, thực hiện hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng trọt và thâm canh…

Tổ chức quản lý dự án: Đối tượng đầu tư trồng mới cà phê chè là hộ nông dân các tỉnh ở vùng cao nguyên Boraven. Mỗi tỉnh này phải có một ban quản lý dự án. Những tỉnh đã có cơng ty cà phê thì cơng ty đó là ban quản lý dự án tỉnh với sự tham gia của một số cán bộ lãnh đạo cùng cơ quan quản lý nhà liên quan trong tỉnh. Ở trung ương, Thủ tướng chính phủ giao Tổng cơng ty cà phê Lào chịu trách nhiệm thực hiện chương trình. Ban quản lý dự án do

chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập và bổ nhiệm. Như vậy, Tổng cơng ty cà phê Lào sẽ có một ban quản lý dự án và một ban điều hành dự án.

Với dự án này ta thuận lợi là sẵn quỹ đất, điều kiên sinh thái phù hợp, lao động đông, giá rẻ. Hiệu quả trả về là : Kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều, khẳng định được cà phê Lào trên thị trường thế giới, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân vùng cao nguyên Boraven.

 Cải tiến giống, tăng cường thâm canh, phòng chống sâu bệnh, tăng

năng suất

Cải tiến giống bằng cách thay giống cũ bằng giống mới ưu tú, thâm canh, chăm sóc vườn kỹ, tươi đầy đủ, bón phân hợp lý, phịng chống sâu bệnh ngay từ khi mới phát sinh. Lập nhiều trung tâm chuyên nghiên cứu, sản xuất giống. Đồng thời hình thành đội ngũ kỹ thuật tiếp cận với nông dân, hướng dẫn thay thế giống mới và kỹ thuật thâm canh đúng, khuyến khích nơng dân thi đua xây dựng vườn cà phê mẫu. Ngồi ra cịn phải thành lập trung tâm chuyên phòng chống sâu bệnh, tránh tình trạng các hiệu bán thuốc trừ sâu kiêm luôn cả chữa trị.

Ta thuận lợi là sẵn có giống mới ưu tú, chỉ cần nhận ra và phố biển. Nông dân Lào cần cù nên vấn đề gia tăng thâm cạnh dễ dàng thực hiện. Giải pháp cho kết quả: năng xuất cao, chất lượng tăng, giống mới cho ra những vườn cà phê mạnh, có khả năng phịng sâu bệch tốt.

 Huy động vốn cho sản xuất cà phê xuất khẩu:

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho phát triển sản xuất là một việc cấp thiết. có thể huy động vốn này từ hộ nơng dân, doanh nghiệp, hay các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến cà phê. Cũng có thể huy động từ vốn định canh định cư, vốn cho các chương trình kinh tế xã hội, ngân sách hỗ trợ từ địa phương, vốn liên doanh đầu tư của nước ngoài … Đồng thời kiến nghị chính phủ phê duyệt dự án phát triển cà phê để được bổ sung thêm vốn.

Hiện tại, việc giải quyết nguồn vốn của ta có một số thuận lợi như: trong nơng dân cũng có thể huy động được một nguồn vốn khả lớn, vốn cho phát triển cà phê được xếp vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia … như vậy, ngoài những đầu tư lớn cho doanh nghiệp trực thuộc, nhà nước cũng nên hộ trợ thêm cho kinh tế tư nhân vay để trồng mới và chăm sóc cà phê ở thời kỳ đầu của chu kỳ đời sống cây cà phê.

3.3.2 Giải pháp nâng cao giá trị hạt cà phê xuất khẩu

 Cải tiến thu hái và bảo quản:

Muốn chất lượng cà phê cao, thơng qua các chương trình khuyến nơng cần hướng dẫn cho nông dân chỉ thu hoạch khi tỷ lệ quả chín trên cây đạt hơn 95%, chế biến cà phê ngay trong ngày thu hái, nơi chế biến phải sạch sẽ, không úng nước, không ủ quả thành đống lâu quá 24 giờ. Cà phê chè nhất thiết phải được chế biến bằng phương pháp ướt. Cà phê thóc hay quả cà phê có thể phơi trên sân gạch, sân xi măng hay dàn, nong, nia, cót. Lúc đầu không phơi dày hơn 5-7cm, ban ngày đảo nhiều lần cho khô điều, ban đêm cào thành luống cà che lại để tránh sương, mưa, Chỉ nhập kho bảo quản khi ẩm độ trong hạt khơng q 13%. Kho phải thơng thống bằng luồng khí tự nhiên hay quạt gió. Để hạn chế hư hại cho cà phê do thời tiết thường mưa nhiều vào mùa thu hái, tùy điều kiện, nơng dân có thể trang bị các máy sấy bằng gas hay điện, tránh sấy bằng than, củi làm cà phê bị ám mùi. Cần phát huy vai mạnh trị của đồn thể quần chúng, tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân hiểu những yêu cầu kỹ thuật này vì tất cả các bước thu hái, chế biến, bảo quản … điều quyết định rất nhiều đến chất lượng và giá xuất đi của thành phẩm.

 Đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ xuất khẩu ;

Sau thu hoạch, việc tồn trữ, bảo quản và chế biến của ta còn nhiều điều chưa ổn. Sân phơi chưa đúng qua cách, đa số vẫn phơi trực tiếp trên đất ẩm làm cà dễ mốc, lên mem và đen hạt. Các kho chứa cũng cần tổ chức lại, nhiều nơi chứa cà phê chung với tiêu hay nông sản khác, khiến cà phê bị lây mùi,

khi bán theo chuẩn thử nếm thì bị loại. Khâu chế biến của ta cần dùng nhiều công đoạn thủ công nên chất lượng sản phẩm không ổn định.

Để cơng nghiệp hóa khâu chế biến, cần nâng cao ý thức chất lượng cho nông dân, hướng dẫn họ phơi và bảo quản đúng quy cách. Cải tiến, đổi mới và bố trí thiết bị phụ hợp như : xây sân phơi, lò sấy gas, khu chế biến cà phê ướt, hệ thông sàng liên hợp, máy tách màu … Phân công hợp tác trong dây chuyền, hướng tới chế biến động loạt. Mặt khác, tăng cường nhgiên cứu, chế tạo hay nhập mới thiết bị hiện đại, đào tạo kỹ thuật viên chuyên về thiết bị chế biến, xây dựng nhà máy chế biến lớn tại các nông trường quốc doanh, chọn lọc đối tác thực hiện liên doanh với nước ngoải trong chế biến cà phê thành phẩm. Một vấn đề quan trọng nữa là phải lập những trung tâm đo lường, kiểm tra chất lượng để kiểm sốt tính đồng bộ của cà phê xuất khẩu đảm bảo chất lượng đạt chuẩm quốc tế, tăng tỷ lệ cà thành phẩm có phẩm cấp cao. Hơn nữa, để có được sự đồng nhất trong chất lượng cà phê xuất khẩu, nhà xuất khẩu và các cơ sở chế biến nên liên kết chặt chẽ với nhau ngày từ đầu, từ lúc thu mua, chế biến, cho tới khi xuất hàng đi.

3.3.3 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu cà phê

 Tổ chức quản lý xuất khẩu

Cần đảm bảo thông tin giữa Bộ thương mại - Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào và doanh nghiệp xuất khẩu luôn thông suốt. Bộ thương mại, Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào phải tổ chức hợp mặt với doanh nghiệp theo định kỳ để quản lý được doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn chính sách, định hướng mới, tạo ổn định và sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành.

Một mặt xét lại uy tín và khả năng của người xuất khẩu, chỉ duy trì những đầu mối có năng lực, loại bỏ những đầu mối kinh doanh yếu, vốn nhỏ, khơng có thị trường, hay bội tín hợp đồng với đối tác nước ngoài gây kiện tụng ảnh hưởng uy tín tồn ngành. Như vậy, hệ thống tổ chức xuất khẩu cà

phê của ta sẽ vừa có doanh nghiệp chủ đạo, vừa có doanh nghiệp hỗ trợ, vừa có cơ chế cứng, vừa có cơ chế mềm. Những đầu mỗi năng lực được duy trì sẽ đóng vai trọ chủ đạo, nhận chi viện từ quỹ bình ổn để khi giá xuống thấp mua hàng cho nông dân, dự trữ cà phê theo đúng chủ trương nhà nước. Nhiều thành phầm kinh tế tham gia xuất khẩu sẽ giúp ta linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và nhay cảm hơn trước biến động thị trường. Vấn để là phải phân cấp thị trường hợp lý cho các loại hình tổ chức xuất khẩu, khi phát triển doanh nghiệp cần dựa trên hai tiêu chuẩn chủ đạo: số lượng và hiệu quả xuất khẩu, đồng thời phải theo dõi, và xử lý thời những sai phạm.

 Tổ chức thu mua cà phê của thị trường trong nước để xuất khẩu:

Hiện nay, các cơ sở chế biến thu mua nguyên liện chủ yếu qua hệ thống thương lái, tuy có ưu điểm là dễ quản lý tiền hàng, giảm phí thu mua, chiếm dụng được vốn của khách hàng, nhanh chóng huy động đước số lượng lớn … nhưng nhược điểm là chất lượng không đồng nhất, hàng cũ, giá cao hơn mua trực tiếp dân, không quản lý được giá cả … Những năm qua, tuy sản lượng xuất khẩu của ta tăng liên tục nhưng nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm dù trúng mùa vẫn luôn lo lắng. Họ sợ cà phê rớt giá do việc tranh mua, tranh bán, thương lái tung tin thất thiệt, ép giá. Đa phần lợi nhuận cà phê xuất khẩu rơi vào khâu lưu thông, thụ hưởng là thương lái, nhà xuất khẩu hay các cá thể cung ứng kinh doanh cà phê chứ khơng phải nơng dân. Nhà nước tuy có can thiệp bảo vệ quyền lợi cho nông dân nhưng không đáng kể và mạng lưới thu mua của nhà nước tổ chức chưa hợp lý, nhiều đơn vị năng lực yếu, hoạt động không hiệu quả gây phát sinh nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết. Để giải quyết các tồn tại trên, xin đề xuất giải pháp sau:

- Xép lại doanh nghiệp xuất khẩu theo chuyên ngành hóa để tập trung nguồn lực phát triển sản xuất - chế biến - xuất khẩu cà phê, điều tiết giá hợp lý, có lợi cho nơng dân.

- Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải đủ năng lực tài chính, đảm bảo dự trữ thường xuyên bằng vốn tự có để chủ động trong hợp đồng và cam kết với khách hàng.

 Cung cấp thông tin cho xuất khẩu:

Thông tin nhà xuất khẩu cần gồm: thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, tình hình chính trị - xã hội - kinh tế của các nước xuất khẩu, Luật lệ và hạn chế của các nước nhập khẩu, thơng tin thời tiết, khí hậu, thiên tai tại các khu vực trồng cà phê trên thế giới… Đa số những thông tin này được cung cấp qua 2 hãng là Reuter và Dow Jones. Tuy nhiên, để nắm chính xác hơn, doanh nghiệp nên thông qua các Tham tán thương mại của Đại sứ quán Lào ở nước ngoài. Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào cần lập 1 bộ phận xử lý thơng tin có nhiều chuyên gia đầu ngành, trang bị phương tiện hiện đại, theo dõi 24/24 tình hình thị trường thế giới và những thông tin liên quan của ngành, sau đỏ tổng hợp, phân tích rồi đưa ra các nhận định khách quan để doanh nghiệp dựa vào đó mà mua bán phù hợp với hồn cảnh riêng của mình. Thơng tin trao đổi giữa bộ phận này với các Tham tán thương mại và doanh nghiệp được tiến thành qua phương tiện hiện đại như Internet, email, fax … sao cho vừa nhanh chóng, bảo mật. Kinh phí xây dựng và duy trị bộ phận thông tin sẽ thu từ các thành viên của Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào, những người có sử dựng và duy trì bộ phân thơng tin sẽ thu từ các thành viên của Vicofa, những người có sử dụng dịch vụ thông tin này.

 Tiếp cận và mở rộng thị trường:

Nếu ta cắt thị trường trung gian thì giá xuất khẩu sẽ cao hơn. Nhưng nếu ta có nhiều thị trường xuất khẩu mới nhiều. Vậy, cần duy trì khách hàng hiện có song song với việc tìm khách hàng mới. phải chú ý hai quốc gia lớn là Mỹ và Nhật, đồng thời khai thác thị trường mới là Đông Âu, Nga và Trung Quốc. Nhà xuất khẩu phải ln năng động tìm khách hàng mới, thơng qua các

công ty thương mại để tiếp cận nhà rang xay hay nhờ Phòng thương mại giới thiệu với khách hàng nước ngoài về cà phê Lào.

 Huy động vốn cho công tác xuất khẩu:

Để xuất 100 tấn cà phê khoảng 1 tỷ vốn, với mức gần 500 tấn xuất khẩu hiện nay, nhu cầu về vốn đang là điểm nóng. Tương tự giải pháp huy động vốn cho sản xuất đã nên ở trên, vốn cho kinh daonh xuất khẩu cũng có thế huy động được từ chính các thành phần kinh tế đang tham gia xuất khẩu, đặc biệt, từ ngân hàng. Những đơn vị mới bị thiếu vốn lưu động có thể xin nhà nước cấp bổ sung hoặc quan hệ tốt với ngân hàng thương mại xin cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)