Đối với các cơ quan nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 (Trang 91 - 96)

3.4 Một số kiến nghị

3.4.2 Đối với các cơ quan nhà nƣớc

Nhà nước cần có chính sách phù hợp để phát triển Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào hơn nữa, biến nó thành tổ chức thực sự hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu. Thơng qua Tập đồn xuất khẩu cà phê Lào nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất và kinh doanh cà phê. Bộ thương mại, Bộ doanh nghiệp và phát triển nơng thơn cùng Tập đồn xuất khẩu cà phê Lào quản lý sâu sát hơn các doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, giúp định hướng cho kinh doanh. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc phát triển cà phê chè ở vùng cao nghuyên Boraven. Về đối ngoại, Bộ thương mại chỉ đạo cho Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào tham gia vào các họi nghị cà phê thế giới để nắm bắt tình hình kịp thời. Tập đồn xuất khẩu cà phê Lào nhanh chóng triển khai khâu thơng tin để cung cấp cho các đầu mới xuất khẩu.

Bộ nông nghiệp tăng cường công tác khuyến nông, bảo về thực vật, Bộ thương mại phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để thành lập Trung tâm Giao dịch Hàng hóa trong đó có mặt hàng cà phê. Chức năng của Trung tâm Giao dịch Hàng hóa này là cầu nối xuất khẩu hàng hóa Lào đến khách hàng quốc tế, giúp tiêu chuẩn hóa chất lượng hàng Lào theo chuẩn quốc tế, thực hiện chiết khấu các hợp đồng mua bán để người cung cấp có thể dùng số vốn này hiện đại hóa máy móc thiết bị cho cơng nghệ sau chế biến cà phê.

Để hoạt động xuất khẩu cà phê của Lào được phát triển thuận lợi hơn, đề nghị nhà nước và các ngành liên quan áp dụng những chính sách cần thiết sau:

- Chính sách đầu tư và tín dụng: Chính phủ cho phép huy động các nguồn vốn như: vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học,

khuyến nơng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch; vốn tín dụng ngân hàng; vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm; vốn ngân hàng phục vụ người nghèo … Việc chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng dài hạn và trung hạn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê sẽ khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhất là thúc đẩy được sự phát triển của kinh tế trang trại.

- Chính sách xuất khẩu: Nhà nước thông qua chính sách kinh tế vĩ mơ hạn chế tối đa xuất khẩu thơ chất lượng thấp, khuyến khích xuất khẩu cà đã qua chế biến, phẩm cấp cao, đẩy mạnh hơn giá trị xuất khẩu.

- Chính sách tỷ giá: Tỷ giá hối đối ln có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu cà phê. Mọi biến động của tỷ giá giữa đồng tiền của nước xuất khẩu và đổng USD mỹ đều làm cho giá cả cà phê thay đổi. Khủng hoảng tiền tệ ở Brazil vừa qua tuy chỉ xảy ra trong thời gian ngắn mà đã làm giá cà phê trên thị trường giao dịch giảm liên tục. Hiện nay, Lào đang áp dụng tỷ giá cố định có linh hoạt khá thành cơng. Chính phủ nên tăng cường hơn nữa cơng tác quản lý ngoại hối để ổn định tiền Kips, tạo lợi thế giá tương đối cho các mặt hàng xuất khẩu.

- Chính sách thuế: Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lý và thu nhập của nông dân hiện nay chưa cao, trong khi số tiền đầu tư của ngân sách vào nơng nghiệp thì đầu tư cho nơng thơn khơng nhiều. Đi sâu vào nội dung của từng khoản thuế thấy còn nhiều điều bất hợp lý, chẳng hạn thuế sử dụng đất nông nghiệp : bất cứ tổ chức cá nhân nào sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất đều phải đóng thuế, hộ gia định thuộc diện xóa đói giảm nghèo chỉ có một vài cơng đất cũng phải đóng thuế. Để ngành cà phê Lào phát triển, xin đề nghị miễn giảm thuế nông nghiệp cho vườn cà phê trồng mới 4 năm (2 năm kiến thiết cơ bản, 2 năm thu bói).

Ngồi ra, nhà nước nên bỏ thu thuế lệ phí giao thơng trong sản xuất nông nghiệp qua các khoản phụ thu như vật tư xăng dầu. Không nên đánh

thuế thu nhập doanh nghiệp vào nơng hộ. Cần có chính sách trợ giá nông sản, hạ thuế suất sử dụng đất … để khuyến khích người dân phát triển sản xuất cây cà phê.

KẾT LUẬN

Quan điểm cơ bản của luận văn này là: cà phê là một sản phẩm có nhiều lợi thế so sánh của Lào, cần được ưu tiên phát triển, hướng tới hội nhập mạnh mẽ vào thị trường thế giới, qua đó thu về cho quốc gia một nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dất nước.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho phép rút ra một số kết luận như sau : Ngành cà phê Lào có tiềm năng to lớn. Tuy cịn vài mặt yếu kém nhất định nhưng xét trên tổng thể thì ngành có những bước tiến đặc biệt trong cuối thập niên này, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội rất tốt. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh diện tích gieo trồng đã khiến cho cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến không theo kịp, ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, gây mất cân đối trong cơ cấu kinh tế của các địa phương vùng trong điểm nguyên liệu. Điều này bộc lộ những bất hợp lý còn tồn đọng trong ngành cà phê nói riêng và nơng nghiệp nói chung, cũng như một số yếu kém của nhà nước trong chính sách quản lý và phát triển kinh tế.

Ngồi ra, cịn thấy được những khó khăn và thuận lợi của xuất khẩu cà phê Lào. Thách thức lớn nhất mà ngành cần vượt qua hiện nay là sức cạnh tranh của cà phê Lào trên trường quốc tế còn thấp cả về chất lượng, dich vụ, lẫn giá cả xuất khẩu. Hơn nữa, trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của ta còn non kém nên đang rất cần nhiều nỗ lực để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thêm.

Bằng kết quả phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu của cà phê Lào trong mấy năm qua, luận văn có thế tiến hành đánh giá thực trạng và nhân định xu hướng phát triển trong tương lai. Trên cơ sở đó xây dựng được một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Lào giai đoạn từ nay đến năm 2015 nhằm nâng cao hiệu quả kinh daonh, tăng lượng kim ngạch đem về cho quốc

gia. Bên cạnh đó, luận văn cũng đặt ra một số kiến nghị đối với các công ty xuất khẩu (là đơn vị trực tiếp tạo nên hiệu quả xuất khẩu và thực hiện định hướng xuất khẩu) và đối với các cơ quan nhà nước (là đơn vị chủ đạo, đóng vai trị hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu, tạo môi trường và điều kiện cho việc thực hiện chiến lược xuất khẩu cà phê Lào thành công).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Việt Chương (2007), Kỹ thuật trồng cà phê, NXB tổng Hợp Tp.HCM. 2. Cục Thống kê tỉnh Champasak, Niên giám thống kê tỉnh Champasak 2010, Champasak.

3. Tập chí 6 tháng đầu năm 2009, Sở kế hoạch-đầu tư tỉnh Champasak.

4. Sở kế hoạch-đầu tư tỉnh Champasak, Báo cáo họat động kinh tế-xã hội 5 năm (2006-1010) lần thứ VI và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm(2010-1015) Lần thứ VII

5. Bộ công thương, báo cáo tổng sản phẩm xuất khẩu năm 2000-2009, năm 2010.

6. Vữ Thị Hương Lệ (2007), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai, Trường Đại Học Tp.HCM.

7. Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào, Báo cáo tổng hợp các năm, năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)