Giải pháp liên kết vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố cần thơ đến năm 2015 (Trang 95 - 100)

3.2. Các giải pháp chủ yếụ

3.2.6 Giải pháp liên kết vùng ĐBSCL

Đã hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, đồng bằng sông Cửu Long vẫn nắm giữ nhiều cái “nhất”: sản lượng lúa gạo lớn nhất (so với cả nước), sản lượng cây ăn trái lớn nhất, nuôi trồng thủy sản lớn nhất và... nghèo nhất nước, trình độ dân trí thấp nhất nước. GDP bình qn đầu người của vùng thấp hơn GDP của cả nước, chỉ bằng 83% cả nước, các tiêu chí khác cũng thấp hơn. Nghịch lý: đất giàu nhưng dân nghèo : ĐBSCL chỉ chiếm 12% diện tích cả nước nhưng là vùng sản

sản lượng rau quả, xuất khẩu gạo trên 80% và xuất khẩu thủy sản trên 70%. Lẽ ra với những tiềm năng, lợi thế và sản phẩm làm ra nhiều như vậy ĐBSCL sẽ không nghèo, không phải là vùng trũng của Việt Nam. Thực tế hoàn toàn ngược lạị Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn tồn tại khơng ít khó khăn: cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, nguồn nhân lực, giáo dục còn rất thấp (cả nước 900.000 dân/trường đại học, ĐBSCL là 3,3 triệu dân/trường đại học), tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cả nước là 21%, ĐBSCL 17%, thậm chí có nơi chưa đến 10%. Tồn vùng có khoảng 424 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn trên 3,67 tỉ USD và chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng vốn FDI của cả nước. Trong đó, Long An dẫn đầu với 208 dự án với tổng vốn hơn 1,39 tỉ USD, kế đến là TP Cần Thơ 46 dự án, vốn đăng ký hơn 163 triệu USD... Nếu đem so với một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai thì trong suốt 20 năm (1987- 2007), tổng vốn FDI tồn vùng rất nhỏ và khơng bằng một năm thu hút đầu tư của một tỉnh. Mặc dù các tỉnh trong khu vực đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nhưng lại thiếu sự gắn kết trong mời gọi nhà đầu tư, mạnh ai nấy làm, do đó hiệu quả chưa caọ

Phải liên kết và dựa vào thế mạnh, tiềm năng của vùng. Đó là đa số ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị Hợp tác xúc tiến ĐBSCL diễn ra tại TP Cần Thơ vào sáng ngày 4-7-2008, trong khuôn khổ của Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long - MDEC 2008. Các đại biểu cho rằng, cần phải thay đổi toàn diện hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch để cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng. Sự cần thiết liên kết vùng thể hiện ở chỗ từ đặc trưng địa chất của vùng giống nhau, đặc trưng kinh tế của vùng cũng tương đối giống nhau như tỉnh nào cũng có thế mạnh là lúa, cây ăn trái, thủy sản… Như vậy không thể tỉnh nào cũng mời gọi đầu tư nhà máy xay sát gạo hay nhà máy chế biến trái câỵ Vấn đề là ở chỗ cần phải có

một quy hoạch kinh tế chung cho toàn vùng và mời gọi đầu tư chung cho tồn vùng. Tuy nhiên, nhìn từ bên ngồi, ĐBSCL khơng thật sự thuần nhất, có nơi rất phát triển (Cần Thơ) và có nơi kém phát triển (Đồng Tháp) vì thế phải có sự cân bằng. Những vùng yếu kém thì chú trọng xây dựng hạ tầng cơ sở, những vùng phát triển cần tăng cường môi trường đầu tư. Điều quan trọng nhất là phải chú trọng đào tạo nhân lực cho vùng này và Chính phủ nên chú trọng phân bổ đầu tư cơng cho tồn vùng.

ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng để phát triển, cần thấy được cốt lõi của mơ hình hợp tác, cần có chiến lược phát triển lâu dàị 5 tiềm năng lớn của ĐBSCL là: lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu; thủy sản; cây ăn quả; sinh thái hạ lưu sông Mê Kông; kinh tế biển và hải đảo đã được đề cập nhưng chưa được đầu tư. Bản thân các tỉnh, thành trong vùng phải chủ động, tích cực và thực sự liên kết, hợp tác có hiệu quả - nói cách khác cần có sự đồng tâm hiệp lực để đi chung thuyền. Mối liên kết sâu của nội vùng ĐBSCL, từ đó kết nối được với TP Hồ Chí Minh, miền Đơng Nam Bộ, Nam Trung Bộ cũng là để thực hiện thành công chiến lược phát triển của quốc giạ Trong

hoạt động xúc tiến thương mại ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cịn rất

yếu kém. Tỉnh nào có quan tâm, thì cơng tác này mới tốt và thu hút đầu tư được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế hoạt động xúc tiến thương mại ở ĐBSCL chưa có định hướng rõ ràng, còn làm theo phong trào mà

khơng có cơ chế phối hợp giữa các địa phương. Đã đến lúc cần phải

thay đổi toàn diện hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy việc thu

hút đầu tư của vùng. Hiện nay, tỉnh nào cũng tổ chức hội chợ triển lãm và diễn ra cùng thời gian, hay chỉ chênh nhau vài ngàỵ Chủ tịch một

hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM - đã tỏ ra ngao ngán: “Chưa đầy một tháng qua tôi đã nhận được thư mời dự hội nghị của ba địa phương với những nội dung gần như giống nhau”. Như vậy tiền bỏ

ra nhiều, mà hiệu quả mang lại không cao và không thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, do hoạt động dàn trải, doanh nghiệp không thể

“chạy sô” được. Công tác xúc tiến đầu tư ở ĐBSCL vừa qua ít nhiều

mang tính riêng lẻ, chỉ phục vụ cho mục tiêu phát triển của địa phương. Nay cần có sự phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu nên cần có sự liên kết, hợp tác xúc tiến giữa các tỉnh – thành vùng ĐBSCL vì lợi ích chung.

Tại hội nghị ngành Kế hoạch-Đầu tư vùng ĐBSCL lần thứ 14 được tổ chức vào đầu tháng 04/2008 ở tỉnh Long An, nhiều ý kiến của đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, mối liên kết trong phát triển kinh tế vùng còn mờ nhạt, nên chưa phát huy được thế mạnh.

Để liên kết vùng trong thu hút ĐTTTNN, trong phần giải pháp này kiến nghị một “nhạc trưởng” là Bộ Kế hoạch - Đầu tư, mà cụ thể hơn là Trung tâm Đầu tư nước ngồi phía Nam (SFIC). Trước mắt, đề nghị Trung tâm Đầu tư nước ngồi phía Nam cho tiến hành xây dựng lại danh mục quốc gia về đầu tư và xây dựng hình ảnh chung cho khu vực ĐBSCL. Trong đó sẽ tập hợp danh mục tất cả dự án kêu gọi đầu tư của các địa phương, đảm bảo không trùng lặp và tính khả thi của từng dự án, hướng vào các ngành trọng điểm của khu vực. Đồng thời thực hiện cơ chế phối hợp nối mạng giữa các trung tâm, giúp nhà đầu tư có thể tìm thơng tin về lĩnh vực, địa phương mà họ dự định đầu tư một cách nhanh nhất. Bởi thực tế hiện nay có rất nhiều đồn doanh nghiệp đầu tư nước ngồi đến Việt Nam, TP.HCM tìm hiểu cơ hội đầu tư nhưng họ khơng có điều kiện đến tất cả các nơị Vì vậy đây sẽ là cách tốt nhất giúp họ có thể tiếp cận với các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL. Khơng có các dự án cụ thể sẽ rất khó mời gọi được các nhà đầu tư. Trên cơ sở danh sách tóm tắt các dự án, các tỉnh và Bộ Kế hoạch - đầu tư sẽ thống nhất về chính sách cũng như biện pháp để kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, cơng tác vận động xúc tiến đầu tư cũng phải

đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa, đa phương hóa các phương thức xúc tiến. Trên cơ sở qui hoạch ngành và danh mục quốc gia về đầu tư, các địa phương có thể liên kết lại để tổ chức các cuộc hội nghị giới thiệu về môi trường đầu tư chung tại khu vực.

Đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư là cơ quan đầu mối để phân định trên cơ sở qui hoạch toàn vùng về kinh tế - xã hộị Chẳng hạn, trong lĩnh vực chế biến nông sản, để xây dựng một nhà máy chế biến trái cây, không thể có chuyện tỉnh nào cũng có nhà máy mà tập trung vào những khu vực nào có nhiều nguyên liệụ Tương tự như vậy sẽ áp dụng cho các lĩnh vực khác, tránh tình trạng khơng có ngun liệu nhưng vẫn xây dựng nhà máỵ Các tỉnh ĐBSCL sẽ hợp tác để xây dựng các cơ chế,

chính sách ưu đãi tương đồng của vùng trong xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường; quy hoạch và đầu tư phát triển khu cơng nghiệp tập trung, các cơng trình xây dựng hạ tầng, chợ đầu mốị..

Trên cơ sở đó, xin đề xuất một số chương trình hoạt động XTĐT trong thời gian tới gồm : Thiết lập trung tâm thơng tin ĐBSCL tại TP Hồ Chí Minh; hợp tác xuất bản các ấn phẩm cung cấp thông tin và các dự án đầu tư của ĐBSCL; tham gia các cuộc triển lãm và hội thảo kêu gọi đầu tư vào ĐBSCL;... Kiến nghị những giải pháp thắt chặt mối liên

kết vùng ĐBSCL như phân công lĩnh vực thu hút ĐTNN. Cụ thể, các tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre, gần TP Hồ Chí Minh, thuận lợi để tiếp cận thị trường trong nước, xuất khẩu, nên thu hút dự án có hàm lượng kỹ thuật cao, cơng nghệ hiện đại để hình thành một số ngành hàng, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, vật liệu xây dựng, cơng nghiệp phụ trợ cho các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cịn TP Cần Thơ, tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp có vùng nguyên liệu dồi dào, cảng biển, cửa khẩu biên giới, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông- thủy

sản, dược phẩm... Các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển, cơng nghiệp đóng tàu, đánh bắt xa bờ, chế biến hải sản, cơng nghiệp khí- điện- đạm... Để đạt hiệu quả, các địa phương phải phối hợp trong hoạt động xúc tiến thương mại- đầu tư, tăng cường công tác thông tin, phổ biến các qui định, luật pháp quốc tế về thương mại- xuất nhập khẩụ Chú trọng xuất khẩu đi đôi với nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Để thực hiện được chương trình trên, đề nghị Chính phủ đẩy

nhanh đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho ĐBSCL (đặc biệt là hệ thống

quốc lộ, sân bay, cảng biển) tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư.

Chính phủ cần có cơ chế tài chính hoặc chính sách ưu đãi – hỗ trợ đặc

biệt cho hoạt động đầu tư chung tại ĐBSCL. Các bộ ngành tạo điều

kiện cho các tỉnh tiếp cận được các chương trình XTĐT quốc gia hoặc các quỹ hỗ trợ công tác xúc tiến cho ĐBSCL. Sớm thành lập các hiệp hội ngành nghề các vùng : Hiệp hội Nghề cá, Hiệp hội Du lịch, Hiệp

hội Chế biến nơng sản... để có sự điều phối chung, bảo vệ môi trường

thiên nhiên, tạo được các sản phẩm tốt, chất lượng caọ..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố cần thơ đến năm 2015 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)