Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố cần thơ đến năm 2015 (Trang 38)

2.1. Sơ lược về thành phố Cần Thơ

2.1.1. Cơ sở hạ tầng

Thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ đầu mối giao thông huyết mạch của ĐBSCL bằng đường bộ, đường sông và đường hàng không với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Đường bộ : Theo tuyến quốc lộ 1A, về phía Đơng – Đơng Bắc thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km; đi qua các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An; về phía Tây – Tây Nam cách Cà Mau 180 km đi qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêụ Đến năm 2010 sẽ có các tuyến Nam sông Hậu, Quản lộ - Phụng Hiệp song song với QL 1A nối với các tỉnh trong khu vực. QL 91 nối Cần Thơ với An Giang và qua biên giới Campuchiạ QL 80 từ thành phố Cần Thơ đi Kiên Giang. Cầu Cần Thơ được xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2010 nối liền trục giao thơng đường bộ quan trọng đi TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh ĐBSCL, rút ngắn thời gian đi lại và phí vận chuyển đường bộ. Đường thủy : Cần Thơ nằm

bên bờ phía Tây – nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchiạ Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ – Xà No – Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Maụ Cần Thơ có 3 bến cảng : Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Cảng Trà Nóc : Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn; khối lượng hàng hóa thơng qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm. Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 – 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thơng qua cảng là 4 – 5 triệu tấn/năm. Đường hàng khơng : Cần Thơ có sân bay Trà Nóc, là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đang được thi công cải tạo để đến đầu năm 2009 sẽ đón chuyến bay thương mại đầu tiên và đến năm 2010 sẽ trở thành sân bay quốc tế.

Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có cơng suất 200 MW, đã hịa vào lưới điện quốc giạ Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn có cơng suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án đường ống dẫn khí Lơ B (ngồi khơi biển Tây) – Ơ Mơn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ơ Mơn (tổng công suất dự kiến lên đến 2.600 MW) đang được Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hồn thành năm 2009. Đến thời điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.

Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có cơng suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngàỵ

Hệ thống bưu chính viễn thơng hiện đại đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa TP Cần Thơ với cả nước và các nước trên thế giớị

2.2.2. Công nghiệp

Công nghiệp được xác định là thế mạnh quan trọng của TP Cần Thơ, đang được phát triển với nhiều ngành nghề và đa dạng sản phẩm. Tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp điện – điện tử – tin học, may mặc, giày da, hóa chất, nhựa PP, cơng nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng. Trên địa bàn TP Cần Thơ hiện có gần 5.000 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

2.2.3. Nông nghiệp

Thành phố Cần Thơ có diện tích đất nơng nghiệp khoảng 113.800 ha, chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, hoa màu, các loại cây ăn quả và ni trồng thủy sản. Hàng năm có thể sản xuất được khoản 1,2 triệu tấn lúa, chế biến xuất khẩu gạo từ 500.000 đến 600.000 tấn, sản lượng cây ăn quả khoảng 110.000 tấn; thuỷ sản hơn 100.000 tấn; đàn gia súc gần 200.000 con và gia cầm gần 2 triệu con cho sản lượng thịt khoản 20.000 tấn[26]. Để khai thác tiềm năng này phục vụ cho phát

triển kinh tế, thành phố đang kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước cho các dự án chế biến nước trái cây đóng hộp; dầu thực vật, lương thực, thực phẩm đóng hộp; thức ăn cho tơm, cá; sản xuất thuốc thú ỵ

2.2.4. Thương mại – du lịch

Thành phố Cần Thơ có 72 khách sạn với 1.767 phịng trong đó có 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 saọ TP Cần Thơ còn là nơi tập trung nguyên liệu để chế biến, trung chuyển, mua bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ thương mại cho cả vùng ĐBSCL. TP Cần Thơ hiện có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Asean, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ.

Ngoài các khu thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, hội chợ triển lãm, TP Cần Thơ cịn được ví như “đơ thị miền sơng nước” với hệ thống sơng ngịi chằng chịt cùng các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấụ.. bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sơng nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tụ Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sơng uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách có thể tham quan Chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, vườn trái cây Mỹ Khánh... Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở thành phố Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấụ.. Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn “hạng sao” như: Ninh Kiều 2, Golf, Quốc Tế, Victoriạ..

Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ : - Bến Ninh Kiều;

- Khu du lịch Phù Sa;

- Các vườn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô;

- Du lịch trên sông bằng thuyền, tàu cao tốc, ghe tam bản ... - Đình Bình Thủy, Chùa Ơng, Chùa Khánh Quang;

- Vườn lan Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng;

- Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩăquận Bình Thủy), Mộ Cụ Cử Trị(Phan Văn Trị - nay thuộc huyện Phong Điền); - Nông trường Sông Hậu, Nơng trường Cờ Đỏ, Khu di tích

chiến thắng Tầm Vu;

- Làng hoa Thới Nhựt, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan lọp Thới Long…

Để phát triển mạnh các ngành này, thành phố đang kêu gọi đầu tư cho các dự án phát triển thương mại – du lịch.

2.2.5. Khoa học công nghệ

Thành phố Cần Thơ có hệ thống trường Đại học, Cao đẳng và các trường nghề; có Trung tâm cơng nghệ phần mềm và Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL. TP Cần Thơ đã và đang trở thành trung tâm khoa học kỹ thuật của vùng ĐBSCL. Trường đại học Cần Thơ hiện có 76 chuyên ngành đào tạo đại học và 1 chuyên ngành cao đẳng với 21.370 sinh viên hệ chính qui, 10.014 sinh viên hệ vừa làm vừa học và 3.654 sinh viên hệ khác (cử tuyển, liên thông, bằng 2...); 28 chuyên ngành cao học và 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh với 1.846 học viên. Hàng năm, Trường còn tiếp nhận sinh viên từ các trường đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản,...) đến học tại Trường trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Theo đề án 150, đến năm 2011 Cần Thơ sẽ có 150 tiến sỹ và thạc sỹ được đào tạo từ nước ngồi về, góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của thành phố.

2.2.6. Tiềm năng của các khu công nghiệp tập trung

Theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của TP Cần Thơ đến năm 2010, Chính phủ cho phép xây dựng tại TP Cần Thơ 4 KCN tập trung có tổng diện tích khoảng từ 2000 đến 3000ha, bao gồm:

KCN Trà Nóc

Khu CN Trà Nóc 1 & 2 nằm liền kề nhau, tổng diện tích quy hoạch : 300 ha, nằm cách trung tâm TP Cần Thơ 10 Km về phía Bắc, cách sân bay Trà Nóc 2 km, cách Cảng Cần Thơ 3 km; nằm sát bờ sông Hậu, đường sơng chính giao lưu trong nước và quốc tế; ngược dịng phía Bắc đi Campuchia, xi dịng qua cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui đi ra biển Đông ( cửa Định An) ; nằm sát Quốc lộ 91A đi các tỉnh ĐBSCL.

Định hướng phát triển ngành nghề : Khuyến khích phát triển các ngành cơng nghiệp khơng gây ô nhiễm nguồn nước, khơng khí và đất đai như: Chế biến lương thực, thực phẩm; Các ngành công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, sản xuất phụ tùng máy móc, cơng nghiệp ơ tơ, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dược…

a-Khu cơng nghiệp Trà Nóc 1 có diện tích 135 ha, tọa lạc tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng hồn chỉnh như: giao thơng nội bộ, cấp điện, cấp thốt nước và bưu chính viễn thơng, đã cho th 100% diện tích đất cơng nghiệp với 117 dự án, vốn đăng ký 287,88 triệu USD, vốn thực hiện 210,147 triệu USD, đạt tỷ lệ 73% vốn đăng ký ( trong đó có 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 87,47 triệu USD, vốn thực hiện 64,49 triệu USD, đạt tỷ lệ 74% vốn đăng ký).

b- Khu cơng nghiệp Trà Nóc 2 có diện tích 165 ha, tọa lạc tại phường Phước Thới, Quận Ơ Mơn, liền kề với KCN Trà Nóc 1. Cơ sở hạ tầng được xây dựng từ đầu năm 1999, đến tháng 6/2008 thì các nhà đầu tư đã thuê hết 100% diện tích đất cơng nghiệp, hiện đang san lấp để

giaọ Tổng số có 38 dự án, vốn đăng ký 552,07 triệu USD, vốn thực hiện 78,04 triệu USD, đạt tỷ lệ 14,14 % vốn đăng ký (trong đó có 05 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 202,4 triệu USD, vốn thực hiện 4,897 triệu USD, đạt tỷ lệ 2,42 % vốn đăng ký).

KCN Hưng Phú

Khu CN Hưng Phú 1 & 2 nằm liền kề nhau có tổng diện tích 474 ha, nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu, gần cầu Cần Thơ, cách trung tâm Thành phố Cần Thơ 4 km về phía Nam. Ngược dịng phía Bắc đi Campuchia, cách Phnơm-Pênh trên 210 km; xi dịng phía Nam ra biển Đơng 100 km, có Cảng biển quốc tế Cái Cui cho tàu trọng tải trên 10.000 tấn cặp bến, sau năm 2010 cho tàu trọng tải trên 20.000 tấn cặp bến; có đủ hệ thống kho tàng đáp ứng mức lưu chuyển hàng hoá 4-5 triệu tấn/năm, các cơng trình điện, nước, viễn thơng sẵn sàng phục vụ cho nhà đầu tư.

Định hướng phát triển ngành nghề : KCN Hưng Phú 1 & 2 là KCN hỗn hợp nhiều ngành nghề, nhưng ưu tiên thu hút các ngành nghề : chế tạo cơ khí, lắp ráp điện, điện tử, chế biến nông, thủy sản, gia súc, gia cầm đơng lạnh, đóng hộp ; chế tạo vật liệu xây dựng, sản xuất dược phẩm, các ngành công nghiệp, chế biến khác ; giao thông vận tải và dịch vụ xuất nhập khẩụ

a- KCN Hưng phú 1 diện tích quy hoạch 262 ha, nằm ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng TP Cần Thơ, do Công ty Cổ phần Khu Cơng nghiệp Sài Gịn - Cần Thơ làm chủ đầu tư, diện tích cho thuê lại đất 16,85 ha, hiện có 02 dự án, vốn đăng ký 10,83 triệu USD, vốn thực hiện 6,557 triệu USD, đạt tỷ lệ 61 % vốn đăng ký (trong đó có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, vốn đăng ký 7 triệu USD, vốn thực hiện 6,057 triệu USD).

b- KCN Hưng phú 2 có diện tích quy hoạch 212 ha, tiếp giáp

ngoài nước đang xây dựng và hoạt động, hiện nay chia thành 2 phân khu để đầu tư hạ tầng : KCN Hưng Phú 2A (134ha) : Công ty TNHH Xây lắp BMC (Bộ Thương Mại) làm chủ đầu tư. KCN Hưng Phú 2B (78ha) : Cty Xây dựng Hạ tầng KCN Cần Thơ làm chủ đầu tư. Hiện có

02 dự án, vốn đăng ký 22,82 triệu USD, vốn thực hiện 19,327 triệu USD, đạt tỷ lệ 88% vốn đăng ký (trong đó có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, vốn đăng ký 8 triệu USD, vốn thực hiện 6,9147 triệu USD, đạt tỷ lệ 85% vốn đăng ký).

KCN Thốt Nốt

Khu CN Thốt Nốt 1&2 có diện tích quy hoạch chung từ 800- 1.000 ha, tọa lạc tại xã Thới Thuận(huyện Thốt Nốt) và xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh), cách trung tâm huyện Thốt Nốt 10 km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60 km; phía Đơng giáp sơng Hậu, phía Nam giáp Quốc lộ 91, thuận tiện về giao thông thủy, bộ và phù hợp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Có vị trí rất thuận lợi, là nơi tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, thuận tiện cho việc giao thương với Campuchia và các nước trong khu vực.

Định hướng phát triển ngành nghề vào KCN Thốt Nốt : Chế biến nông, thủy sản, xay xát, nơng dược, đóng tàu và các ngành cơ khí chế tạo phục vụ nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển đô thị.

a-KCN Thốt Nốt 1 : diện tích khoảng 150 hạ Địa điểm xây dựng tại xã Thới Thuận – huyện Thốt Nốt (gồm 4 giai đoạn). Giai đoạn I, II, III tổng diện tích khoảng 110 ha; trong đó có 70 ha đất cơng nghiệp. Hiện có 6 dự án, trong đó 4 dự án đang hoạt động, chiếm 64% diện tích đất cơng nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký của 6 dự án này là 95,47 triệu USD, vốn thực hiện là 44,56 triệu USD, đạt tỷ lệ 47 % vốn đăng ký và 05 dự án đăng ký chuẩn bị triển khai thuê hết diện tích đất

cơng nghiệp cịn lạị Giai đoạn IV (46 ha) đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

b-KCN Thốt Nốt 2 : diện tích khoảng 800hạ Địa điểm xây dựng tại xã Thới Thuận (huyện Thốt Nốt) và xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh).

KCN nặng Ơ Mơn

KCN nặng Ơ Mơn (800ha) : diện tích cho th lại đất 250 ha, hiện có 01 dự án ĐTTTNN (Nhà máy lọc dầu Cần Thơ), vốn đăng ký 538 triệu USD.

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ thời giai qua thành phố Cần Thơ thời giai qua

2.2.1 Cấp phép ĐTTTNN từ 1998 đến 2007

Từ năm 1988 đến năm 2007, Thành phố Cần Thơ đã có 71 dự án ĐTTTNN được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký là 313,2 triệu USD (xem thêm phần phụ lục), so với cả nước có 9.810 dự án ĐTNN được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 99,596 tỷ USD thì TPCT chiếm 0,72% về số dự án và 0,32% về số vốn đầu tư đăng ký.

Nếu trừ đi các dự án đã hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn thì TPCT hiện cịn 46 dự án với tổng số vốn đăng ký là 163 triệu USD. Tương tự cả nước còn 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 83,1 tỷ USD. Như vậy, so sánh theo dự án cịn hiệu lực thì TPCT chiếm 0,54% về số dự án và chiếm 0,20% về số vốn đăng ký so với cả nước.

Bảng 2.1 : Cấp phép ĐTTTNN trên địa bàn TPCT từ 1988 đến 2007

ĐVT : Triệu USD

Cả nước TPCT TPCT so với cả nước (%) Thời kỳ

Số

dự án đăng ký Số vốn dự án Số đăng ký Số vốn dự án Số đăng ký Số vốn

Cấp phép 9.810 99.596 71 313,2 0,72% 0,32%

Từ các số liệu trên cho thấy ĐTTTNN tại TPCT còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và yêu cầu của một đô thị loại I trực thuộc trung ương. Hơn nữa tỷ trọng các dự án còn hiệu lực nhỏ hơn tỷ trọng các dự án được cấp phép cho thấy ĐTTTNN ở TPCT có thời gian hoạt động ngắn và nhiều dự án bị rút phép hoặc giải thể trước thời hạn.

Bảng 2.2 Cấp phép ĐTTTNN theo từng thời kỳ

ĐVT : triệu USD

Cả nước TPCT TPCT so với cả nước (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố cần thơ đến năm 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)