ĐVT : Người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động 36.327 38.715 42.214 45.285 49.737 50.610 52.417 Lao động trong khu vực có vốn ĐTTTNN 2.707 2.882 3.728 2.492 3.291 2.724 3.163 Tỷ trọng 7,5% 7,4% 8,8% 5,5% 6,6% 5,4% 6,0%
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2005&2006)
Như phân tích ở đầu chương, ĐTTTNN vào TPCT chủ yếu vào các ngành công nghiệp, cho nên số liệu so sánh chỉ có ý nghĩa khi đem so sánh với tổng số lao động trong ngành công nghiệp của TPCT. Qua bảng số liệu 2.17 ta thấy tỷ trọng lao động trong khu vực có vốn ĐTTTNN có xu hướng giảm dần do tăng trưởng của ĐTTTNN ở TPCT chậm hơn so với tăng trưởng của các thành phần kinh tế khác.
Số lao động làm việc trong các dự án ĐTTTNN có xu hướng tăng qua các năm. Theo một số nghiên cứu cho biết cứ một lao động trực tiếp làm việc cho khu vực ĐTTTNN thì sẽ gián tiếp tạo ra việc làm cho ba lao động khác trong các ngành phụ trợ và dịch vụ, nó góp phần giảm áp lực thất nghiệp và tạo thu nhập cho một bộ phận lao động nông nghiệp trong thời gian nơng nhàn.
Một số tác động tích cực khác :
- Các dự án ĐTTTNNN chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ, thương mại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ theo hướng CNH, HĐH.
- Các dự án ĐTTTNN trên địa bàn đã góp phần nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ của TP Cần Thơ.
- Tác động tràn của ĐTTTNN trên địa bàn TPCT đã lôi kéo các khu vực kinh tế khác phát triển theo trên địa bàn.
- Thúc đẩy các loại thị trường phát triển như: thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường tiêu dùng, thị trường bất động sản, thị trường lao động v.v...
- Cuối cùng là góp phần trong cơng tác xã hội, từ thiện của TPCT như xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, ủng hộ quỹ vì người nghèo…
2.3.2. Các hạn chế
Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ.
TPCT có ưu thế về nông nghiệp và chiến lược muốn phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao nhưng thu hút ĐTTTNN hầu hết là ngành công nghiệp và dịch vụ; một vài dự án đầu tư vào nông nghiệp hoặc rất nhỏ lẻ hoặc bị chết yểụ Đối với vùng lãnh thổ mà các nhà ĐTNN quan tâm cũng là các trung tâm đô thị của các quận, huyện. Như trên chúng ta đã phân tích : 2 huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh chưa có dự án ĐTTTNN nàọ
Các dự án ĐTTTNN đã góp phần tăng ơ nhiễm mơi trường hiện nay ở TPCT, đặc biệt là ở các KCN. Tiến sĩ Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ (Bộ Khoa học-Công nghệ), cảnh báo : “Triển vọng phát triển KCN của ĐBSCL rất lớn, nhưng nếu khơng có giải pháp xử lý triệt để vấn nạn ô nhiễm sẽ dẫn đến nguy cơ về môi trường rất khó lường trong tương lai gần’.[9]
Sự yếu kém trong chuyển giao cơng nghệ : Nhìn chung cơng nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTTTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước tạ Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có cơng nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giớị Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
ĐTTTNN trên địa bàn TPCT thời gian qua thể hiện vừa yếu kém (chưa đạt tới 1% của cả nước), vừa không ổn định thể hiện : (1) tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng đầu tư toàn xã hội khi tăng khi giảm và theo chiều hướng giảm dần; (2) số dự án còn hiệu lực thấp (46/71);
(3) tỷ lệ xuất khẩu giảm dần từ 23,5% năm 2001 còn 11,2% năm
2006.
2.3.3. Một vài lưu ý
- ĐTTTNN được thừa nhận là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế và xã hội, tuy nhiên nó cũng để lại những mặt tiêu cực. Do đó thu hút ĐTTTNN phải đảm bảo phát triển bền vững, khơng đánh đổi lợi ích kinh tế với thảm họa mơi trường.
- Phải có quy hoạch, kế hoạch thật chi tiết đồng bộ và thu hút ĐTTTNN có chọn lọc để vừa khơng để vuột mất cơ hội, vừa có thể chọn lựa đúng nhà đầu tư có tiềm năng thật sự tương xứng với ngành nghề cần thu hút. Không chểnh mảng nhưng cũng đừng quá vội vàng.
- Trong ngắn hạn phải giảm thiểu tối đa chi phí cho nhà đầu tư nước ngoài bằng việc miễn giảm tiền thuê đất, các loại thuế, phí sử dụng hạ tầng đến mức có thể và phù hợp với Luật Đầu tư để bù đắp một phần chi phí xây dựng tăng do địa chất cơng trình yếu, đảm bảo nguyên tắc lợi nhuận tối đa cho nhà ĐTNN.
- Trong dài hạn, TPCT nên tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cơng tác marketing xây dựng hình ảnh của Cần Thơ thân thiện với nhà đầu tư và một nét văn hóa độc đáo có sức cuốn hút các nhà đầu tư.
Kết luận chương II
Qua việc phân tích tình hình hoạt động ĐTTTNN trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua cho thấy ĐTTTNN đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của thành phố.
Tuy nhiên, do tình hình ĐTTTNN trên địa bàn TPCT cịn yếu kém và thiếu ổn định, chưa tương xứng với vị thế của một thành phố trực thuộc trung ương, hơn nữa những hạn chế trong môi trường đầu tư, sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương cũng như với các nước trong khu vực là thách thức đối với hoạt động thu hút ĐTTTNN tại TPCT trong thời gian tớị
Từ đó thành phố cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTTTNN trên địa bàn thành phố. Một số giải pháp trong tổng thể đó, mang tính gợi ý với các nhà chun mơn và đề xuất với lãnh đạo thành phố sẽ được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2015
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thu hút ĐTTTNN vào TPCT đến năm 2015. năm 2015.
3.1.1. Quan điểm
Coi khu vực có vốn ĐTTTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Qua 20 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTTTNN chúng ta đã thấy rõ nó đóng góp rất lớn cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của nước tạ Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ X đã thừa nhận : “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồị Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.” ...“Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng.”
Coi trọng mục tiêu sinh lợi của nhà ĐTNN
Khi đầu tư nhà ĐTNN ln tính tốn để có được lợi nhuận cao nhất, đó là mục tiêu hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào, mà ngay trong định nghĩa về đầu tư đã nêu rõ điều đó. Chính vì vậy muốn thu hút được ĐTTTNN vào TPCT thì điều quan trọng là phải biết tơn trọng lợi ích của nhà ĐTNN, sao cho khi đầu tư vào TPCT nhà ĐTNN phải có tỷ
suất lợi nhuận chí ít là bằng với việc đầu tư vào các địa phương khác trong khu vực. Quán triệt quan điểm này cộng thêm với lợi thế của một thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở hạ tầng tốt với sân bay quốc tế, cảng biển sẽ tạo thành lợi thế cho TPCT thu hút ĐTTTNN.
Tạo điều kiện để nâng cao hiệu ứng tràn của ĐTTTNN sang khu vực kinh tế trong nước.
Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy : khơng một quốc gia nào có thể cất cánh bằng nguồn vốn ĐTNN mà phải bằng chính nội lực của quốc gia đó. Nhưng muốn nội lực phát triển thì chính là nhờ vào lực tương tác của ĐTTTNN. Nhìn lại 20 năm qua chúng ta thấy ĐTTTNN khơng chỉ đóng góp trực tiếp cho sự tăng trưởng GDP, cho ngân sách, cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và TPCT nói riêng mà nó cịn có tác động lớn hơn đối với nền kinh tế đó là tác động tràn qua nền kinh tế trong nước. Tác động đó thể hiện qua việc kích thích đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng phát triển thị trường...
Chính sách thu hút vốn ĐTTTNN phải gắn liền với giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này
Thu hút vốn ĐTTTNN trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay không chỉ trên phạm vi quốc tế mà ngay cả trong phạm vi khu vực trong nước là một thách thức không nhỏ đối với TPCT. Nhưng làm thế nào để sử dụng được nguồn vốn này mang lại hiệu quả cao nhất lại càng khó thực hiện hơn. Điều này địi hỏi TPCT ngồi những chính sách tốt để thu hút được nhiều vốn ĐTTTNN còn cần phải có những giải pháp đồng bộ tích cực để vốn ĐTTTNN phát huy tác dụng, thực sự trở thành một lực đẩy cho kinh tế của thành phố cất cánh.
3.1.2. Định hướng
Thu hút ĐTTTNN vào TPCT trong giai đoạn 2009-2015 cần dựa trên các định hướng phát triển sau :
Định hướng phát triển công nghiệp
Công nghiệp sẽ là đầu tàu phát triển, là khâu trọng yếu quyết định tạo ra bước phát triển đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, mặt khác công nghiệp thành phố Cần Thơ phải làm tốt chức năng là trung tâm công nghiệp, là động lực phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL.
Công nghiệp TPCT coi trọng phát triển một số ngành thu hút nhiều lao động để giải quyết việc làm. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông-thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, điện-điện tử, tin học, cơ khí phục vụ nơng nghiệp, cơng nghiệp đóng tàu, sửa chữa và lắp ráp ơ tơ, dệt maỵ.. từng bước đầu tư vào chiều sâu, công nghệ cao, công nghệ sạch và loại dần công nghệ lạc hậụ[24]
Định hướng phát triển nông nghiệp
Trọng tâm phát triển nông nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2020 là nâng cao trình độ kỹ thuật, cơng nghệ và tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản và chăn nuôi, ứng dụng các thành tựu của nông nghiệp công nghệ cao vào phát triển các sản phẩm chủ yếu và sản phẩm mớị[24]
Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của TPCT đó là sản xuất giống như tinh thần trong Hội nghị thực hiện chương trình nơng nghiệp công nghệ cao của thành phố diễn ra vào ngày 15/8/2008. “Các đại biểu tham dự cuộc họp cho rằng, với vai trò là trung tâm của vùng, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Cần Thơ phải tính
đến cung cấp sản phẩm cho tồn vùng và phải có một hướng đi riêng
biệt. Trong đó, đa số ý kiến đồng tình chọn sản xuất giống (lúa và thủy sản) làm khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp CNC”.[11]
Định hướng phát triển du lịch
Đầu tư để phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của thành phố. Phát triển du lịch của thành phố theo hướng du lịch xanh, du lịch sinh tháị
Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, khuyến khích và tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ du lịch. Tập trung đầu tư vào các khu du lịch có quy mơ lớn, khu vui chơi giải trí tổng hợp.
Tổ chức xây dựng các sự kiện du lịch, tăng cường quảng bá để đạt mục tiêu “Cần Thơ điểm đến lý tưởng, an toàn và thân thiện”, nơi
hội tụ “Văn minh sông nước Mekong”.[24] Định hướng phát triển khoa học công nghệ
Ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, lấy chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu của hoạt động khoa học công nghệ. Đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng mớị[24]
3.1.3. Mục tiêu
Theo “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2007 thì những mục tiêu chính phát triển thành phố Cần Thơ như sau : Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 là 16%/năm, thời kỳ 2011-2015 là 17,1%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 18%/năm. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.210 USD vào năm 2010; đạt 2.318 USD vào năm 2015 và đạt 4.611 USD vào năm 2020. Dự kiến quy mô dân số đạt 1,3 – 1,4 triệu người vào năm 2010 và 1,65 – 1,8 triệu người vào năm 2020. Như vậy GDP của thành phố Cần Thơ vào năm 2015 phải đạt 3,824 tỷ USD. Theo một tính tốn của Ngân hàng thế giới thì nhu cầu về vốn ĐTTTNN trong giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam vào
khoảng 4 – 7% GDP hàng năm. Nếu ước lượng vốn ĐTTTNN cần cho TPCT vào năm 2015 bằng 7% GDP thì mục tiêu là năm 2015 TPCT phải thu hút ĐTTTNN được 267 triệu USD.
Dự báo dòng vốn ĐTTTNN vào TPCT trong thời gian tới Bảng 3.1 Bảng tính hàm xu thế thu hút vốn ĐTTTNN Năm x Vốn đăng ký (1.000USD) (y) x² x.y 1988 1 3.768 1 3.768 1989 2 6.760 4 13.520 1990 3 776 9 2.328 1991 4 4.073 16 16.292 1992 5 0 25 0 1993 6 2.616 36 15.696 1994 7 31.404 49 219.828 1995 8 12.100 64 96.800 1996 9 16.211 81 145.899 1997 10 57.912 100 579.120 1998 11 19.404 121 213.444 1999 12 14.520 144 174.240 2000 13 22.000 169 286.000 2001 14 30.750 196 430.500 2002 15 26.000 225 390.000 2003 16 31.176 256 498.816 2004 17 15.229 289 258.893 2005 18 700 324 12.600 2006 19 5.357 361 101.783 2007 20 12.475 400 249.500 2008 21 554.000 441 11.634.000 CỘNG 231 867.231 3.311 15.343.027 Hàm dự báo xu hướng có dạng : y = bx + a
Dựa vào bảng 3.1 ta tính được y = 7.537x – 41.611 Năm 2015 tương ứng với x=28, do đó Y2015 = 169.425
Đơn vị tính là 1.000 USD, như vậy hàm dự báo cho ta biết năm 2015 TPCT sẽ thu hút được 169 triệu USD.
Bảng 3.2 Dự báo thu hút vốn ĐTTTNN vào TPCT ĐVT : 1.000 USD ĐVT : 1.000 USD Năm Kỳ tính tốn (x) Thu hút vốn ĐTTTNN 2009 22 124.203 2010 23 131.740 2011 24 139.277 2012 25 146.814 2013 26 154.351 2014 27 161.888 2015 28 169.425
Mục tiêu là đến năm 2015 TPCT phải thu hút được 267 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng theo hàm xu hướng chúng ta tính chỉ thu hút được 169 triệu USD. Sẽ khơng có gì ngạc nhiên và mâu thuẫn khi số liệu ước tính nhu cầu cần và khả năng đáp ứng còn khác biệt quá xa (98 triệu USD, tương đương 36,7%). Theo tơi các số liệu tính tốn như vậy là hợp lý bởi vì trong mơ hình của hàm xu hướng chưa có thể hiện được một số yếu tố thuận lợi của giai đoạn 2010-2015 so với các giai đoạn trước đó như : đầu năm 2009 sân bay Cần Thơ được đưa vào khai thác và đến năm 2010 sẽ trở thành cảng hàng khơng quốc tế; năm 2010 cầu Cần Thơ sẽ hồn thành, cùng với đường cao tốc