Công tác uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tây ninh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 47)

2.4 Công tác uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận cấu thành trong mơ hình quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội, là cầu nối giữa Nhà nƣớc và nhân dân, là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phƣơng cơ sở.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh uỷ thác cho các tổ

chức chính trị - xã hội một số cơng đoạn trong quy trình cho vay vốn đối với hộ

nghèo đƣợc gọi là uỷ thác cho vay từng phần. Cụ thể Chi nhánh đã uỷ thác cho Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên thực hiện 06 cơng đoạn trong quy trình cho vay hộ nghèo, đó là:

- Thơng báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ƣu đãi của Chính phủđối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tƣợng thuộc diện thụ hƣởng các chính sách tín dụngƣu đãi có nhu cầu vay vốn.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ tiết kiệm và vay vốn, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy

ƣớc hoạt động của Tổ, bình xét cơng khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay

vốn đƣa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội

trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình đƣợc vay vốn cho Tổ tiết kiệm và vay vốn để Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến từng hộ gia

đình đƣợc vay vốn. Cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của ngƣời vay tại các Điểm giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh.

- Phối hợp với Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc ngƣời vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã th a thuận,

thông báo kịp thời cho Hội sở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện nơi cho vay về các trƣờng hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, mất tích, chết…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan nhƣ: trốn, sử dụng vốn vay sai mục đích, chây ỳ… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

- Đôn đốc Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm

đã ký với Hội sở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn trong các việc sau:

+ Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã th a thuận.

+ Thực hiện việc thu lãi, thu tiết kiệm (đối với các Tổ tiết kiệm và vay vốn

đƣợc uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến các Điểm giao dịch để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã th a thuận (đối với các Tổ tiết kiệm và vay vốn không đƣợc uỷ nhiệm thu).

Định kỳ hàng năm (vào đầu tháng 01), phối hợp cùng Hội sở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ tiết kiệm và vay vốn để xếp

loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, khơng cịn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của ngƣời vay, kiểm tra

hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dƣới

thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng Hội sở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã

hội huyện và chính quyền địa phƣơng xử lý các trƣờng hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn

và hƣớng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳđể đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại, vƣớng m c, bàn biện pháp và kiến nghị

xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phƣơng hƣớng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ nhận uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến tín dụng ƣu đãi hộ nghèo và tập huấn cơng tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ… để giúp ngƣời vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Tồn bộ 06 công đoạn trên đây thì tổ chức Hội đồn thể cấp xã phải thực hiện tất cả 06 công đoạn, tổ chức Hội đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện 02 công đoạn gồm công đoạn 5 và công đoạn 6.

Kết quả uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội từ năm 2007 đến 30/6/2010 thể hiện qua bảng 2.3 nhƣ sau:

Bng 2.3: Kết qu u thác cho vay tng phn qua các t chức chính tr - xã hi t năm 2007 đến 30/6/2010

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Đoàn thể nhận uỷ

thác

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30/6/2010

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

Hội Nông dân 182.858 74,7 202.231 73,5 196.958 67,9 208.102 66,3 Hội Liên hiệp Phụ nữ 52.768 21,5 61.186 22,3 71.472 24,7 79.572 25,3 Hội Cựu chiến binh 4.160 1,7 6.002 2,2 13.959 4,8 16.533 5,3 Đoàn Thanh niên 5.172 2,1 5.501 2,0 7.621 2,6 9.639 3,1 Tổng cộng 244.958 100 274.920 100 290.010 100 313.846 100

(Nguồn: Báo cáo thƣờng niên và Báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh).

Qua số liệu ở bảng 2.3 ta nhận thấy tỷ trọng dƣ nợ nhận uỷ thác của các tổ

chức Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đến 30/6/2010 tăng lên so với năm 2007. Điều này tốt cho hoạt động uỷ thác cho vay từng phần của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh vì có sự cạnh tranh bình

đẳng giữa các tổ chức Hội đồn thể nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo.

Dựa vào kết quả hoạt động của các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác cấp xã, Hội sở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã phối hợp với các Hội đoàn thể cấp huyện, thị xã tiến hành phân loạiđơn vị nhận uỷ thác đến thời điểm 30/6/2010 theo số liệu bảng 2.4 nhƣ sau:

Bng 2.4: Phân loạiđơn v nhn u thác đến thờiđim 30/6/2010

Đơn vị tính: đơn vị

Đoàn thể nhận uỷ thác cấp xã Tổng số Loại A Loại B Loại C

Hội Nông dân 105 83 22 0

Hội Liên hiệp Phụ nữ 102 81 21 0

Hội Cựu chiến binh 75 59 16 0

Đoàn Thanh niên 43 38 5 0

Tổng cộng 325 261 64 0

(Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh).

Qua bảng 2.4 ta thấy có 64 đơn vị nhận uỷ thác cấp xã xếp loại B, chiếm

19,69% trong tổng số 325 tổ chức Hội đoàn thể cấp xã làm nhiệm vụ nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo. Nguyên nhân xếp loại B chủ yếu là do xử lý nợ đến hạn chƣa tốt, gửi đơn gia hạn nợ, cho vay lƣu vụ chƣa kịp thời, chƣa đôn đốc thu lãi theo kế

hoạch, chƣa kiểm tra, giám sát việc tổ chức họp Tổ tiết kiệm và vay vốn, chƣa kiểm tra sử dụng vốn vay và đối chiếu nợ theo định kỳ, để nợ quá hạn phát sinh nhƣng khơng có giải pháp thu hồi, chƣa quan tâm đến công tác thu hồi nợ tồn đọng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tây ninh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)