S-FONE TẠI VIỆT NAM
3.3.3 Giải pháp cung cấp thiết bị đầu cuối qua 2 giai đoạn
Thiết bị đầu cuối là thiết bị tác động trực tiếp đến nhu cầu và thị hiếu khách
hàng, thông qua thiết bị đầu cuối chất lượng của mạng di động được khai thác và đánh
lớn trong việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp bởi mạng di động đến các thuê bao. Ngoài ra, việc khai thác cung cấp thiết bị đầu cuối trong tương lai lâu
dài cũng sẽ đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho nhà cung cấp dịch vụ.
Qua các số liệu đã phân tích ở chương 2 thì ta thấy thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam ưa thích các mẫu mã điện thoại có thương hiệu lớn, uy tín và có xu hướng gia tăng
cầu điện thoại cấp thấp, giá rẻ, GDP của Việt Nam tuy phát triển khá nhanh nhưng vẫn
nằm ở mức thấp. Do đó, S-Fone cần có định hướng phát triển các dịng điện thoại qua 02 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2009 đến 2011:
- Hiện nay, sau khi khảo sát thị trường, S-Fone đang khẩn trương đàm phán với
các Nhà sản xuất điện thoại di động thương hiệu mạnh như Nokia, Samsung, Motorola,
LG, ZTE,…để nhập về đầy đủ những mẫu điện thoại di động có tính năng và giá cả
thấp, cực thấp và trung bình để chuẩn bị cho dịng điện thoại CDMA năm 2009 như
sau:
Bảng 3.1. Kế hoạch về cơ cấu nhập khẩu máy ĐTDĐ S-Fone năm 2009
Kế hoạch nhập
khẩu dự kiến Mẫu máy giá cực thấp Mẫu máy giá thấp Mẫu máy giá trung bình
Mẫu máy giá trên trung bình
Tỷ lệ về số lượng 60% 27% 10% 3%
Tính năng yêu cầu
Trắng đen, nghe gọi, nhắn tin, báo thức… Màn hình màu, nghe gọi, nhắn tin, FM / MP3… Màn hình 65.000 màu, nghe gọi, nhắn
tin, FM / MP3 / chụp hình / Brew…
Màn hình 65.000 màu, nghe gọi, nhắn tin, FM / MP3 / chụp hình / Brew, tính năng khác… Mức giá nhập
khẩu (ngàn đồng) Dưới 500 500 – 1.000 1.000 – 1.800 Từ 1.800 trở lên S-Fone trợ giá 10 – 15 Usd / máy 15 – 25 Usd / máy
Giá dự kiến bán cho người tiêu dùng (ngàn đồng)
Dưới 400 400 - 800 800 – 1.500 Từ 1.500 trở lên
- Khi nhập và bán các dòng máy giá trung và cao ra thị trường S-Fone vấp phải
một khó khăn là ngân sách trợ giá quá lớn. Chỉ tính trong năm 2007, ngân sách trợ giá
cho máy điện thoại S-Fone là hơn 7 triệu Usd cho sản lượng khoảng 350.000 máy
400.000 máy, nguyên nhân khiến ngân sách trợ giá giảm là do 6 tháng cuối năm 2008,
S-Fone chuyển qua nhập khẩu các dòng máy giá rẻ. Đối với các dòng máy giá càng cao,
S-Fone càng phải hỗ trợ giá càng nhiều. Do đó nhập khẩu các dịng máy giá rẻ là giải
pháp vẹn tồn và bắt buộc trong giai đoạn này.
- Để giải quyết bài toán vốn và ngân sách trợ giá cho những năm sau, S-Fone cần
xây dựng kế hoạch phối hợp nhập khẩu máy như sau:
o Bước 1: S-Fone tiếp tục đứng ra nhập khẩu máy trực tiếp từ các Nhà sản xuất nhưng ký hợp đồng bao tiêu với các Nhà Phân Phối máy, Nhà phân phối được quyền
phân phối độc quyền 1 số model máy và thanh toán trước tiền máy khi S-Fone mở L/C
nhập khẩu.
o Bước 2: Chuyển việc nhập khẩu máy cho Nhà phân phối đảm nhiệm, S-Fone vẫn hỗ trợ về mặt kỹ thuật máy và thủ tục nhập khẩu. Phần chi phí trợ giá sẽ được Nhà phân phối ứng trước và S-Fone sẽ hoàn trả lại cho Nhà phân phối sau dưới hình thức
chia sẻ lợi nhuận do các thuê bao mới phát sinh khi bán máy (S-Fone bán máy tặng kèm SIM).
o Bước 3: Khi số lượng thuê bao tăng nhiều, thị trường máy điện thoại di động
CDMA sẽ chuyển sang tự cung tự cấp, lúc này S-Fone không cần can thiệp vào việc
nhập khẩu máy mà toàn bộ sẽ do các Nhà phân phối máy và nhà Sản xuất làm việc trực
tiếp và điều tiết nhập khẩu.
- Ngoài ra, cần tăng cường nhân viên kỹ thuật tại các Trung tâm bảo hành để phục
vụ số lượng khách hàng sử dụng máy xách tay mang về từ nước ngoài, hiện nay trên hệ
thống mạng S-Fone đã có trên 500 mẫu mã máy di động, đăng ký sử dụng theo con đường hàng tự có hoặc xách tay về Việt nam. Loại thiết bị đầu cuối này có mặt đủ tất cả
các tên tuổi sản xuất điện thoại di động trên thế giới, bao gồm từ những nhãn hiệu nổi
tiếng quen thuộc đến những nhãn hiệu mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến. Theo thống kê trên mạng, số lượng máy xách tay chiếm 10% tổng số lượng máy CDMA đang sử dụng mạng S-Fone.
Giai đoạn 2012 đến 2018:
Đây là giai đoạn các mạng di động cạnh tranh nhau không phải bằng giá cước
thoại mà là các ứng dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại trong bối cảnh thu nhập
và mức sống của người dân đã đạt mức tương đối cao. Đây sẽ là nguồn thu chủ yếu của
các mạng di động Việt Nam trong tương lai. Do đó máy điện thoại sẽ phải tương ứng
- Cần định hướng phát triển các dòng điện thoại trung và cao cấp nhằm tận dụng
các lợi ích lớn lao từ cơng nghệ tiên tiến CDMA 2000 1X mang lại như thoại chất lượng cao, kết nối Internet, vô tuyến di động tốc độ cao và các ứng dụng đa phương tiện
(multimedia) băng thông rộng… cao phù hợp với mọi thị hiếu của khách hàng; đặc biệt
những mẫu điện thoại di động cao cấp nhằm khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng hấp
dẫn trên nền công nghệ EVDO như VOD/MOD.
Bảng 3.2. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu máy theo từng giai đoạn
Cơ cấu nhập khẩu 2009 2010 2011 2012 - 2013 2014 - 2015 2016 - 2018 Máy cấp cực thấp 60% 45% 30% 10% 3% - Máy cấp thấp 27% 25% 15% 10% 7% 2% Máy cấp trung bình 10% 18% 30% 40% 35% 30% Máy trung bình cao 3% 8% 17% 25% 35% 32% Máy cao cấp - 4% 8% 15% 20% 35%