ngoài tại Long An thực sự chỉ bắt đầu vào năm 1992. Kể từ khi hoạt động đến nay, doanh nghiệp FDI trãi qua nhiều biến đổi thăng trầm dưới tác động tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực nhưng có xu hướng tăng trưởng
điều này góp phần làm cho kinh tế Long An phát triển hơn. Tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp FDI được đánh giá qua các nhận xét sau:
- Về số lượng và vốn đăng ký
Đầu tư nước ngồi vào Long An có sự tăng, giảm qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2006 lượng vốn FDI đổ vào Long An với qui mơ rất
lớn, năm 2007 là năm có số lượng đăng ký cao nhất: cấp mới 71 dự án, với vốn
đầu tư 890,41 triệu USD. Lũy kế từ 1992 đến 2009 đã có 117 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 2.952,65 triệu USD (theo phụ lục 2a).
Đến năm 2009 dưới tác động của suy thoái kinh tế làm cho doanh nghiệp
FDI giảm mạnh cả về số lượng và vốn đăng ký, điều này cho thấy sự ảnh
hưởng to lớn của khủng hoảng kinh tế đối với đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp FDI đăng ký qua các năm 2000-2009
Số lượng doanh nghiệp FDI tại Long An
3 4 10 20 12 19 30 71 52 33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số dự án Năm
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tăng giảm số dự án của các nhà đầu tư, nhưng có
khuynh hướng đi lên với đỉnh điểm là năm 2007 với số lượng nhà đầu tư nhiều
nhất và sau đó dưới tác động của suy thoái kinh tế làm cho số lượng các dự án
đầu tư giảm dần. Đây cũng chính là trào lưu đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong cả nước. Trong hoàn cảnh hiện nay đặc ra thách
thức lớn với các nhà quản lý đòi hỏi phải vừa duy trì hoạt động của các nhà đầu
tư cũ, đồng thời phải tăng cường sức hấp dẫn để thu hút được các nhà đầu tư
mới.
- Về cơ cấu đầu tư theo đối tác
Đài Loan hiện đang dẫn đầu các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào tỉnh Long An với 97/280 dự án, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc.
Bảng 2.1: Cơ cấu FDI theo đối tác qua các năm 1992-2009 Quốc Gia Đài
Loan Hàn Quốc Thái Lan Trung Quốc Quốc gia châu Âu Các quốc gia khác Số dự án 97 43 19 28 33 60 Tỷ lệ (%) 35 15 7 10 12 21
Nguồn: Báo cáo năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An. Thành phần cơ cấu trên được thể hiện rõ hơn trên biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư vào Long An
Cơ Cấu FDI Theo Đối Tác
Đài Loan 35% Hàn Quốc 15% Thái Lan 7% Trung Quốc 10%
Quốc gia châu Âu
12%
Các quốc gia
khác 21%
Đài Loan với 97 dự án chiếm 35% tổng số dự án đầu tư vào Long An, tiếp
theo là Hàn Quốc và Trung Quốc, điều này cho thấy các nhà đầu tư châu Á rất
quan tâm đến Việt Nam. Nếu một nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả (kiếm được
nhiều lợi nhuận tại một địa điểm) họ sẽ kêu gọi bạn bè, đối tác về kinh doanh tại
địa điểm gần họ, từ đó hình thành các nhóm quốc gia kinh doanh. Đây là điểm
cần lưu ý vì chính những nhà đầu tư là cầu nối quan trọng cho các nhà làm công tác xúc tiến đầu tư.
Theo sau các quốc gia châu Á là một số quốc gia châu Âu. Tỉnh cần chú trọng hơn nữa đối với các nhà đầu tư châu Âu vì đây chính là những nhà đầu tư mang lại cho tỉnh một nền công nghiệp thực sự với hàm lượng kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý cao.
- Về ngành nghề đầu tư
Các ngành nghề chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất so với tổng vốn đầu tư
đăng ký bao gồm: dệt may (30%); chế biến nông sản, thực phẩm (12%); cơ
khí (5%) (3). Nhưng hiện nay, ngành dệt may, giày da đang đặt ra áp lực lớn về
vấn đề xã hội khi phải giải quyết cho hàng ngàn nhân công về: nhà trọ, đảm bảo trật tự xã hội… điều này địi hỏi chính quyền địa phương các cấp phải quy hoạch các khu dịch vụ công, các khu nhà ở cho cơng nhân và cho những người có thu nhập thấp…. có như vậy mới đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực
công nhân đông đúc.
- Về phân bổ theo địa bàn các huyện
Bảng 2.2: Phân bổ dự án FDI theo địa bàn đầu tư tại các huyện, thành phố.
Địa bàn Giuộc Cần Đước Cần Thừa Thủ Đức
Hịa Đức Huệ Thạnh Hóa Châu Thành Tân An Bến Lức Số dự án 28 20 3 153 1 5 1 18 51
Nguồn: Báo cáo năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An
Như vậy, các dự án FDI tập trung vào 03 huyện giáp thành phố Hồ Chí Minh là Đức Hịa, Bến Lức và Cần Giuộc (trong đó Đức Hịa cao nhất với 153 dự án
chiếm 54,64% tổng số dự án đầu tư vào tỉnh). Để tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn
cho nhà đầu tư tỉnh cần tập trung hơn nữa đầu tư hạ tầng cho 03 huyện này, đặc
biệt là sự khai thác hạ tầng kết nối liên vùng, giữa các khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó tỉnh cần đánh giá lại tiềm lực của các huyện chưa tiếp nhận đầu tư, như: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Trụ... Để có thể bố trí một vài dự án thích hợp với tiềm lực của địa phương, tạo điểm nhấn cho từng địa
phương.
Ngồi ra 02 địa phương có số lượng dự án tiếp nhận khá là Cần Đước và Tân An. Trong đó địa bàn huyện Cần Đước tập trung các dự án sản xuất thức ăn gia
súc- gia cầm, địa bàn Tân An tập trung các dự án chế biến nông sản và gia công may mặc thu hút nhiều lao động, đặc biệt Tân An thu hút được dự án sản xuất phần mềm của Công ty TNHH Focus Suite (Ấn Độ) đây là dấu hiệu tốt cho việc
thu hút được ngành có cơng nghệ cao địa phương.
- Về giải quyết việc làm và đóng góp ngân sách
Sự gia tăng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả lao động của tỉnh và các tỉnh
khác. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài liên
tục tăng qua các năm. Hiện tại, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thu
hút được khoảng 80.000 lao động.
Các doanh nghiệp khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, khoảng đóng góp tăng dần qua các năm, cao nhất vào năm 2008 là 145 tỷ đồng.
Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương; Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. Vùng có vị trí quan trọng của cả nước, là vùng kinh tế động lực, có đầy đủ các
điều kiện và lợi thế để phát triển kinh tế tổng hợp: nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ, là vùng đi đầu cả nước trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có
tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng và cả nước
với hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh.
Theo phụ lục 2b, trong 8 tỉnh VKTTĐPN, Long An đứng thứ 4 về số dự án và thứ 5 về vốn đăng ký, đây là vị trí trung bình của Vùng. Nhưng nếu đem so sánh với 02 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai (hai địa phương có vị trí giáp với thành phố Hồ Chí Minh như Long An) thì Long An kém xa về khả năng thu hút đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là bài học lớn cho các nhà lãnh đạo Long An về
công tác quy hoạch và tầm nhìn dài hạn. Do vậy trong thời gian tới, tỉnh cần tập
trung hơn nữa cho công tác phát triển công nghiệp và thu hút FDI. Cũng theo phụ
lục 2b, cho thấy quy mô vốn cho mỗi dự án đầu tư tại Long An khoảng 10,55 triệu USD, chỉ ở mức trung bình. Thể hiện chất lượng đầu tư bình quân của mỗi dự án
chưa cao, hàm lượng kỹ thuật chưa nhiều. Do đó đòi hỏi tỉnh cần định hướng thu
hút những dự án có nguồn vốn đầu tư lớn có hàm lượng kỹ thuật cao.
- So sánh FDI của Long An với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
Long An là tỉnh nằm trong VKTTĐPN đồng thời nằm trong vùng ĐBSCL là một vùng có tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia, đồng thời là vùng có tiềm năng kinh tế lớn về sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và
đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước; 70% sản lượng trái cây và 42% sản lượng đánh bắt hải sản; 67% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước (4)
.
ĐBSCL trong giai đoạn tới vẫn được quan tâm phát triển, với chủ trương đưa đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế trọng điểm ở cực Nam Tổ
Quốc, mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh, xã hội phát triển văn minh, hiện đại đúng tầm của nó với vùng kinh tế trọng điểm gồm 04 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
Qui mô tiếp nhận FDI của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL tuy chưa nhiều về số lượng nhưng hàm lượng về vốn rất cao. Theo phụ lục 2c cho thấy so với 4 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sơng Cửu Long thì Long An (với 280 dự án, vốn đăng ký: 2.952,65 triệu USD) đứng vị trí số 1 cả về số lượng dự án và quy mô vốn đăng ký. Điều này là sự tất yếu vì so với các tỉnh này thì Long
An có được điều kiện đầu tư tốt hơn về mọi mặt, như: Lợi thế địa lý, cơ sở hạ
tầng, nguồn lao động…..
Tuy nhiên, điểm nổi bật trong thu hút FDI của Vùng kinh tế trọng điểm
ĐBSCL là tỉnh Kiên Giang, chỉ với 14 dự án nhưng quy mô vốn đăng ký lên đến
2.772,73 triệu USD (bình quân 198,05 triệu USD/01 dự án). Đây là địa phương
được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều điểm đầu tư du lịch từ đó thu hút các dự án thương mại - du lịch với nguồn vốn đầu tư lớn lên đến hành trăm triệu USD cho
mỗi dự án. So với Kiên Giang, Long An khơng có lợi thế về du lịch, nhưng nếu tỉnh biết sử dụng lợi thế giáp thành phố Hồ Chí Minh để kêu gọi xây dựng các khu resort, nghĩ dưỡng qua đêm, nghĩ dưỡng cuối tuần tại vùng ven thành phố Hồ Chí Minh thích hợp thì đây sẽ là một tiềm năng lớn, vì Long An là vùng đất giao hịa giữa Tây và Đông Nam bộ mang nhiều đặc trưng của cả 02 miền.