trong thời gian qua
2.5.1 Những thành tựu đạt được
Long An được xem là một điểm sáng trong thu hút đầu tư, số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư tăng dần cả về số lượng và chất lượng. Từ đó làm cho tình hình kinh tế xã hội của địa phương phát triển theo chiều rộng lẫn
chiều sâu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, hàm lượng kỹ thuật trong các ngành sản xuất tăng mạnh tạo nền tảng cho xây dựng một nền công nghiệp hiện đại.
Long An đã hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế các tỉnh thuộc VKTTĐPN.
Với lợi thế là tỉnh có vị trí vừa tiếp giáp với cực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của cả nước, vừa tiếp giáp khu vực ĐBSCL là nơi có nhiều tiềm năng lớn
về nơng sản hàng hóa và là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, đã và đang được sự quan tâm của Trung ương trong đầu tư phát triển.
Hoạt động FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động của
địa phương, giúp người lao động có thu nhập ổn định từ đó đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khoản thuế đóng góp của doanh nghiệp FDI tăng dần qua các năm và là nguồn thu ngân sách quan trọng với số tiền thu hàng năm trên 100 tỷ đồng.
Môi trường đầu tư ngày càng thơng thống, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư phát triển đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH.
Khung pháp lý ngày càng hồn thiện, nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành kịp thời góp phần tích cực thu hút đầu tư, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn
Việc cải cách thủ tục hành chính được quan tâm, cải tiến bước đầu, thời gian xử lý hồ sơ được rút ngắn, hạn chế việc đi lại của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được ưu tiên cho mục tiêu phát triển công nghiệp và dịch vụ. Các công ty hạ tầng được giao đất đang từng bước hoàn thành các thủ tục cần thiết để triển khai đầu tư góp phần tăng quỹ đất cho công nghiệp.
2.5.2 Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế Về Hạn chế Về Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình thu hút đầu tư nước ngồi trong thời gian qua của tỉnh còn những hạn chế, tồn tại sau:
- Mặc dù góp phần làm kinh tế tăng trưởng ngày càng cao nhưng chưa đạt so với yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; chất lượng tăng trưởng
chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố bấp bênh, phụ thuộc vào bên ngoài.
- Thiếu nhất quán trong chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương khi sử dụng và hủy bỏ quyết định 2613/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư về Long An.
- Thực hiện quy hoạch trong thu hút đầu tư chưa đồng bộ, toàn diện, thiếu cơ chế quản lý chung cho từng vùng nên hiệu quả còn thấp. Năng lực hoạch định chiến lược phát triển cịn hạn chế, khơng chủ động, chưa theo kịp u cầu thực tiễn. Công tác dự báo tình hình kinh tế chưa sát, chưa kịp thời, chưa đánh giá
đúng và đủ tiềm năng, lợi thể để chủ động khai thác.
- Sự chuyển dịch nội bộ các ngành công nghiệp diễn ra chậm, các ngành thu hút nhiều lao động như chế biến thực phẩm, dệt, may, giày da vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành. Nhiều cơ sở sản xuất có cơng nghệ,
máy móc, thiết bị rất lạc hậu, nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hạn chế, trong tương lai cần phải tiếp tục đầu tư đổi mới cơng nghệ hiện đại thì mới có thể tồn tại và phát triển.
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế,
chưa đồng bộ, việc các đơn vị tự khoan giếng nước ngầm sử dụng nên chất lượng không đảm bảo và ảnh hưởng đến việc bảo quản tài nguyên nước ngầm.
Hệ thống cầu đường không đồng bộ, tải trọng thấp rất khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Công tác xúc tiến kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển thị trường còn yếu kém, khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thương trường còn hạn chế.
- Các khu công nghiệp đầu tư dàn trải, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, vốn ngân sách dành cho đầu tư mạng lưới cơ sở hạ tầng trong các khu này còn thiếu dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, không đáp ứng nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp. Mặt khác, nền đất yếu nên suất đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cao hơn so với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
- Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng cịn rất chậm, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức để được giao đất hoặc thuê đất. Phương thức thu hồi đất tuy có thơng thống nhưng chưa chặt chẽ, chưa kiên quyết nên tiến độ triển khai chậm và đôi khi gây ách tắc.
- Tiến độ triển khai đầu tư của các công ty hạ tầng rất chậm, việc triển khai xây dựng các khu vực tái định cư cũng còn rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Tình hình ơ nhiễm mơi trường đang trong tình trạng báo động, cần phải
tăng cường kiểm tra xử lý ngăn chặn, đặc biệt là việc xả thải chưa qua xử lý tại
Nguyên nhân của hạn chế
- Nguồn nhân lực còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư,
đặc biệt là đội ngũ lao động có tay nghề. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thiếu đồng
bộ cả về kế hoạch và sử dụng. Hơn nữa năng lực quản lý cịn hạn chế, đặc biệt là trình độ của cán bộ quản lý.
- Chất lượng công tác dự báo, xây dựng quy hoạch về: kế hoạch sử dụng
đất, phát triển đô thị … thiếu các giải pháp hữu hiệu để triển khai, thực hiện,
nhất là các giải pháp mang tính tầm nhìn.
- Về thu hút vốn đầu tư phát triển, tỉnh vẫn chưa có chính sách ưu đãi thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư chưa đáp
ứng đủ cho yêu cầu phát triển, nhất là cho lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị.
- Quản lý nhà nước chưa đồng bộ, kết nối giữa các ngành, giữa ngành và
địa phương chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư.
- Ảnh hưởng của tình hình lạm phát, sự biến động suy giảm của kinh tế thế giới làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thu hút FDI trong thời gian qua.
- Chương trình xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Nội dung chương II đã khái quát được tổng thể về tình hình thực tế và hiện trạng thu hút FDI của tỉnh Long An qua việc đánh giá về: số lượng, lượng vốn doanh nghiệp FDI, cơ cấu ngành nghề sản xuất, phân bổ theo địa bàn và sự đóng góp của doanh nghiệp FDI cho giải quyết việc làm và thu ngân sách…..Thực trạng FDI của Long An thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp của Cục thống kê Long
An và các cơ quan, đơn vị liên quan đã phản ánh được những thuận lợi, khó khăn khi đầu tư vào Long An.
Việc tập trung phân tích các chỉ tiêu cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp ngắn hạn để phát huy những lợi thế tiềm năng, đồng thời khắc phục những hạn chế để cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện các chỉ tiêu để thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Kết quả phân tích chương II là nền tảng để hình thành nên định hướng các giải pháp trong chương III. Thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút FDI sẽ thành công khi hội đủ các nhân tố như: Cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tay nghề cao, thủ tục hành chính nhanh gọn, chính sách ưu đãi tốt và khả
Chương III
NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO LONG AN