Quan điểm thu hút FDI vào Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 67)

Trong điều kiện cả nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế với nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của tình hình suy thối kinh tế thế giới vào năm 2008. Vì vậy địi hỏi Long An phải có quan điểm

đúng trong thu hút FDI, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa địa phương

vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng. Để đáp ứng nhu cầu đó, Long An cần xác định

rõ quan điểm trong thu hút FDI, như sau:

- Quan điểm 1: Xem vốn đầu tư nước ngoài vào Long An là một động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế, đòi hỏi Long An cần tranh thủ hơn nữa nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp khai thác tốt các nguồn lực, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các địa phương cơng nghiệp, đáp ứng yêu cầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng, phát triển đúng mức khu vực thương mại - dịch vụ.

- Quan điểm 2: Đa dạng hóa, đa phương hóa nhà đầu tư nước ngoài

Đây là điều quan trọng mà các địa phương tiếp nhận đầu tư cần phải thực hiện để hạn chế rủi ro, hạn chế sự phụ thuộc từ các nhà đầu tư nước ngồi.

Khi đa dạng hóa, đa phương hóa nhà đầu tư sẽ giúp cho Long An tiếp cận được nhiều luồng vốn đầu tư, nhiều kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư ở các

quốc gia khác nhau, từ đó sẽ nâng cao kinh nghiệm về quản lý kinh tế.

- Quan điểm 3: Hai bên (nhà đầu tư và địa phương) đều có lợi

Tiếp nhận đầu tư phải thỏa mãng nhu cầu của 02 bên và cả hai bên cùng có lợi, khơng chấp nhận đánh đổi tất cả để tiếp nhận đầu tư. Thông thường, nhà đầu

tư sẽ tìm được lợi thế trong sản xuất như: nhân công dồi dào với giá rẻ, nguyên

vật liệu rẻ, phong phú đa dạng… Đối với địa phương sẽ giải quyết được việc làm cho lao động, tăng thu ngân sách từ thuế, tiếp cận được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý hiện đại….

- Quan điểm 4: Thu hút FDI phải có chọn lọc, hạn chế các mặt tiêu cực đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

Vấn đề quan tâm hiện nay của các địa phương trong tiếp nhận FDI là việc sử dụng công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường của các chủ đầu tư. Do đó

địi hỏi tỉnh cần phải thẩm định thật chặt chẽ và khoa học đối với việc tiếp nhận

các dự án đầu tư nước ngoài. Long An ưu tiên cho các dự án sạch ứng dụng công nghệ cao, hạn chế tối đa các dự án ô nhiễm mơi trường dù có đóng góp lớn cho

địa phương như: thuộc da, nhuộm, luyện kim …..

Phải kiểm tra ý thức chấp hành pháp luật về môi trường tại các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là việc xả thải tại các nhà máy dọc 02 bờ sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây….kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Quan điểm 5: Dự án FDI phải bố trí tại các khu, cụm cơng nghiệp tập trung Việc bố trí các dự án tập trung tại các khu, cụm công nghiệp sẽ giúp địa

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kêu gọi, thu hút FDI vào Long An.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng thu hút FDI của tỉnh và nghiên cứu sự tác

động của các nhân tố ảnh hưởng đến FDI, tác giả đưa ra các giải pháp sau, nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút FDI vào Long An, giai đoạn đến năm 2020.

Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư

Long An cần xây dựng hình ảnh cho địa phương là vùng cơng nghiệp phụ trợ

VKTTĐPN. Vì như chúng ta đã biết nhà đầu tư nước ngoài hiện nay thường

chọn các tỉnh phía Bắc hơn phía Nam là do phía Bắc gần vùng cơng nghiệp phụ trợ Trung Quốc, cịn ở các tỉnh phía Nam hệ thống cơng nghiệp phụ trợ chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Do đó Long An khơng chỉ phát triển nhanh các ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút FDI cho địa phương mình mà nên theo hướng để hỗ trợ cho VKTTĐPN. Để thực hiện điều này, tỉnh cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, nhất qn về chính sách và cơng bố rõ các ngành sẽ thu hút đầu

tư cũng như những ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào các ngành này.

Việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư phải thiết thực, gắn liền với yêu cầu thực tế của tỉnh. Tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương … để tham gia các hoạt động xúc tiến do

Trung ương tổ chức.

Phối hợp với các tỉnh trong vùng KTTĐPN để tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài vì xét về tổng thể Long An có những điểm tương đối trùng với các tỉnh trong vùng về điều kiện thuận lợi cho tiếp nhận FDI.

Website là phương tiện hiệu quả về mặt chi phí cho các nhà đầu tư trong việc

tìm kiếm thơng tin, nhưng hiện nay trang web của tỉnh còn nhiều hạn chế, nội

cấp cần được cập nhật, bổ sung đáp ứng tốt nhu cầu cho nhà đầu tư về: thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, dự án mời gọi đầu tư…..Cung cấp những thông

tin mà nhà đầu tư quan tâm như: tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mức sống người

dân, hiệu quả đầu tư, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đã đầu tư tại

địa phương cũng như những dự báo tích cực về nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh

trong thời gian tới.

Tỉnh cần giao Ban quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở

Cơng Thương để xây dựng thông tin cho doanh nghiệp về các khu – cụm công

nghiệp trên cơ sở hỗ trợ cung cấp dịch vụ về: cơng nghệ, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến thương mại...

Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, không dừng lại ở khâu quảng bá, cung

cấp thông tin mà cần phải tăng cường vận động đầu tư đến các nhà đầu tư tiềm

năng, trực tiếp tới từng tập đoàn lớn của nước ngoài và chú trọng đến các đối tác

chiến lược để mời gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng

đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông qua các Hiệp hội, tổ chức cộng đồng các doanh nghiệp để tổ chức các chuyến đi mời gọi đầu tư ở nước ngồi.

Khơng nên tổ chức những cuộc Hội thảo như trước đây mà cần tổ chức các cuộc họp đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với các doanh nghiệp, tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư, tổ chức các đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương

đi kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Tỉnh cần quan tâm, thân thiện hơn nữa đối với bà con việt kiều. Hàng năm cần tổ chức họp mặt, thăm hỏi, chúc mừng và kêu gọi những việt kiều về tỉnh tham gia hoạt động kinh tế, tích cực làm cho quê hương giàu đẹp hơn.

Lãnh đạo tỉnh cần thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp để thảo luận về

01 lần) để tăng cường khả năng tiếp cận cho doanh nghiệp và kịp thời nắm bắt nguyện vọng của nhà doanh nghiệp về tình hình thực thi chính sách pháp luật tại địa phương.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có năng lực thực sự, đặc biệt là trình độ

ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhiệm vụ xúc tiến, mời gọi đầu tư.

Định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả các chương trình xúc tiến đã thực hiện. Để đưa ra nhận xét, điều chỉnh kịp thời cho các chương trình kế tiếp.

Hai Trung tâm: Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch cần phối hợp tốt hơn trong cơng tác quảng bá hình

ảnh của Long An ra bên ngoài, định kỳ họp giao ban hàng tháng, hàng quí giữa 2 trung tâm để đánh giá kết quả hoạt động và chia sẽ kinh nghiệm.

Giải pháp 2: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Long An cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính cơng, trọng tâm là thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo sự chuyển biến rõ rệt trong cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Chấn chỉnh, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở các ngành, các cấp. Nâng cao vai trị và hiệu quả quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Phấn đấu hoàn thành tốt Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ trong năm 2011.

Tỉnh cần tập trung các nội dung chủ yếu sau:

- Cải cách các thủ tục liên quan đến đầu tư, đặc biệt là khâu thành lập của doanh nghiệp bao gồm các thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng... Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và thực hiện đăng ký các thủ tục về đầu tư thông qua Internet như thành phố Hồ Chí Minh, hướng đến mơ hình chính phủ điện tử.

- Tập trung hơn nữa cho việc bố trí tái định cư, áp giá đất theo Nghị định số 69 của Chính phủ để cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được tốt hơn. Ngồi ra tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường sớm điều chỉnh thủ tục để rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp (30 ngày

như hiện nay là rất lâu), bên cạnh đó tỉnh cần quản lý chặt chẽ hơn nữa chỉ tiêu

đất tiểu thủ công nghiệp của địa phương cần được cơng khai, minh bạch vì việc

quản lý này liên quan trực tiếp đến việc mở rộng của các doanh nghiệp hiện hữu. Khuyến khích, tạo điều kiện để các sở, ban, ngành tỉnh quản lý theo tiêu chuẩn Iso, đa dạng hóa thơng tin, phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai thủ tục, quy trình, kiểm sốt chặt chẽ và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông giữa các Sở ngành. Thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Tiếp tục cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Đổi mới

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức. Trong đó chú trọng

giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức. Chấn chỉnh các tồn tại hạn chế, nhất là trong lề lối làm việc, quan hệ phối hợp công tác giữa

ngành, địa phương. Tỉnh cần đặc biệt quan tâm hơn nữa cho việc bố trí sử dụng

cán bộ, cơng chức để đảm bảo hiệu quả nhất trong quản lý, hạn chế tiêu cực xảy ra, người được bố trí phải đủ tài đủ đức.

- Tăng cường hoạt động cho ban phòng, chống tham nhũng của tỉnh, khuyến khích và bảo vệ doanh nghiệp tố cáo tham nhũng, nhằm đẩy lùi vấn nạn tham nhũng tăng sự tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật.

- UBND tỉnh cần chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ pháp lý, tòa án các cấp tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong quá trình thành lập, hoạt động cũng như giải quyết khó khăn khi có tranh chấp xảy ra.

- Tỉnh cần xem xét giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tư

pháp và các ngành liên quan để xây dựng mơ hình một cửa liên thông theo hướng chủ đầu tư chỉ cần đến một đơn vị là có thể hồn tất bộ thủ tục đi vào xây

dựng nhà máy. Đây là điều mong ước của tất cả các nhà đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có địa phương nào thực hiện được. Nếu làm được việc này, Long An sẽ

được xem như một điểm sáng của cả nước trong cải cách thủ tục hành chính.

Giải pháp 3: Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho thu hút FDI

Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút FDI, đó là địa phương cần có những cơ chế chính sách phù hợp, thể hiện ưu đãi riêng của địa phương mình (mang đặc thù của tỉnh nhưng không vi phạm quy định của pháp luật).

Như chúng ta đã biết rào cản đối với các nhà đầu tư đó là thủ tục hành chính

rờm rà, thiếu tính minh bạch. Nhà đầu tư phải tốn nhiều thời gian và chi phí, đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục pháp lý cho dự án đầu tư. Để hỗ trợ cho nhà đầu

tư, tỉnh cần quy định rõ thời gian xử lý từng thủ tục và cam kết với nhà đầu tư,

nếu việc cấp phép chậm một ngày chủ đầu tư sẽ được bồi thường thiệt hại cụ thể (theo % số vốn đăng ký) quy định rõ nguồn kinh phí bồi thường khơng trái với

quy định Trung ương và đơn vị cấp phép vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Tỉnh cần có cách nhìn tích cực hơn về vai trị đóng góp của doanh nghiệp

FDI cho phát triển của địa phương, để từ đó có chính sách hỗ trợ tốt hơn về tư vấn, thông tin, công nghệ…. để chuẩn bị cho dự án đầu tư nhằm tạo cái nhìn đầu tiên thật thân thiện mến khách, thể hiện sự đồng hành cùng doanh nghiệp.

Để công tác xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao hơn nữa, tỉnh cần bổ sung chính

sách về hoa hồng cho người mơi giới (được trích từ nguồn quỹ khen thưởng hàng

doanh nghiệp hàng năm sẽ khen thưởng các cá nhân, tổ chức đã đạt nhiều thành tích mơi giới, mời gọi được nhiều nhà đầu tư nước ngồi vào Long An.

Trong q trình hoạt động, doanh nghiệp FDI sẽ gặp vướng mắc khó khăn.

Do đó tỉnh cần quy định rõ đơn vị đầu mối ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu trách

nhiệm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, nếu việc giải quyết khó khăn vượt quá giới hạn quản lý cần phải sữa

đổi chính sách thì kiến nghị ngay với thẩm quyền cấp trên để giải quyết (không

quá 02 ngày làm việc).

Như đã phân tích thì tính minh bạch và cơng khai của tỉnh cịn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư của tỉnh, làm giảm động lực đầu tư của các

doanh nghiệp. Để cải thiện môi trường đầu tư tỉnh cần phải tăng cường thiết lập

cơ chế đảm bảo công khai minh bạch, bao gồm cả công khai minh bạch trong

chính sách, trong chi tiêu cơng.

Tỉnh cần đẩy mạnh việc phân cấp trong quản lý doanh nghiệp FDI cho cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp xúc với các cấp chính quyền để phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Giải pháp 4: Tăng cường nguồn nhân lực

Một trong những rào cản của Long An là khan hiếm lao động có tay nghề, có trình độ. Nhân tài của Long An không hiếm nhưng sau khi tốt nghiệp các trường

cao đẳng, đại học tại thành phố Hồ Chí Minh họ sẽ làm việc lại thành phố, Đồng

Nai, Bình Dương, Biên Hịa, rất ít người về quê hương.

Để thu hút được những dự án cơng nghiệp, có vốn lớn, trình độ cơng nghệ

động, khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, cũng như có chính sách

kêu gọi những sinh viên mới ra trường có năng lực về làm cho tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, Long An cần tập trung cho các công việc sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)