2.4 Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh của Long An trong thu hút FDI
2.4.3 Nhóm các chỉ số đánh giá nguồn nhân lực của tỉnh
- Chỉ số đào tạo lao động
Chỉ số này đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương
và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
Long An là địa phương có dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào
933.058 lao động (năm 2009) là nền tảng tốt cho việc thu hút các ngành sản
xuất thâm dụng lao động như: may mặc, giày da... tuy nhiên chất lượng nguồn
lao động còn nhiều hạn chế điều này ảnh hưởng đến việc thu hút các ngành kỹ
thuật địi hỏi trình độ tay nghề cao của người lao động. Kết quả bảng phụ lục 2l đã phản ánh sự bất ổn trong chất lượng nguồn lao động của Long An với thứ hạng biến động lớn và xếp ở nhóm trung bình so với tồn quốc.
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số đào tạo lao động
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa
phương cung cấp: Giáo dục phổ thông
(% Tốt hoặc Rất tốt)
76,06 79,63 46,07 53,28 Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa
phương cung cấp: Dạy nghề (% Tốt hoặc
Rất tốt)
55,71 58,93 41,3 20,66 Số lượng trường dạy nghề trên 100.000
dân. 0,29 0,35 0,35
Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm
trên 100.000 dân. 0,42 1,4 1,4
Số lao động tốt nghiệp THCS (% tổng
DN đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và
giới thiệu việc làm (%) 26,58
DN đã sử dụng dịch vụ giới thiệu việc
làm của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (%)
52,38 DN có ý định sẽ sử dụng lại nhà cung
cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ giới thiệu việc làm (%)
27,27 % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào
tạo lao động. 0,65
% số cơ sở dạy nghề trong tỉnh do tư
nhân thành lập. 16,67
Số lượng học viên tốt nghiệp trường đào
tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo. 7,92 Tổng số cơ sở đào tạo (Đại học, Trung
cấp, Trung tâm dạy nghề) trên 100,000 dân.
0,01 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2006-2009 Theo kết quả tổng hợp trên cho thấy số lượng trường dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm rất ít, hơn nữa trình độ của người lao động là điểm cần chú ý khi chỉ có 6,14% lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và 0,01 cơ sở đào tạo
(đại học, trung cấp, trung tâm dạy nghề) trên 100.000 dân.
Với hiện trạng vừa nêu, chính quyền Long An cần tập trung hơn nữa cho việc nâng cao trình độ cho người lao động địa phương. Tỉnh cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu và tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp; việc quản lý lao động cần gắn với củng cố lại hệ thống trung tâm, trường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; cần có giải pháp cụ thể thúc đẩy thị trường lao động tỉnh phát triển thơng qua cơ chế khuyến khích để thu hút đầu tư phát triển các
trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học phù hợp với thực tế địa phương....
Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Chỉ số này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong q trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển doanh nghiệp, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đơi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Long An được đánh giá là địa phương năng động trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp hoạt động tốt hơn trên khuôn khổ thực thi các chính sách của Trung
ương, điều này thể hiện ở điểm của chỉ số luôn trên 5,5 (cao hơn điểm trung
vị) và được xếp hạng khá so với các địa phương trong cả nước (phụ lục 2m). Hiện tại Tổ xúc tiến của tỉnh là cơ quan đầu mối do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hoạt động và thực thi chính sách pháp luật của nhà nước. Hoạt
động của tổ đã góp phần cải thiện mơi trường đầu tư của tỉnh một cách rõ rệt.
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Cảm nhận của DN về thái độ của chính
quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% tích cực hoặc rất tích cực).
55,88 36,11 41,67 42,11 51,35 Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc
giải quyết những trở ngại đối với cộng
đồng doanh nghiệp tư nhân (% đồng ý
hoặc hoàn toàn đồng ý).
41,18 34,21 32,20 33,77 82,20 Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách,
quy định hiện hành trong khung khổ
pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (% đồng ý hoặc hoàn toàn
đồng ý)
66,67 72,6 47,41
nắm vững các chính sách, quy định hiện hành để giải quyết các vấn đề mà DN
gặp phải trong khuôn khổ pháp luật % DN cho rằng các quan chức cấp tỉnh sáng tạo và nhanh nhạy trong khuôn khổ
pháp luật để giải quyết các vấn đề DN
tư nhân gặp phải
60,76 66,13 75,82
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2005-2009 Bảng 2.14 cho thấy cán bộ cơng chức tỉnh ln nắm vững các chính sách,
quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng
mắc cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc sáng tạo và sáng suốt trong giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp được đánh giá thấp khoảng 30-40% (trong giai đoạn 2005-2008) đến năm 2009 được nâng lên 82,2% (so với trung vị 72,65% và điểm cao nhất là 91,72%). Do đó Long An cần cải thiện hơn nữa để nâng cao chỉ tiêu cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân. Để thực hiện việc này, tỉnh cần rà soát sự phù hợp trong việc thực hiện chức năng của các cơ quan đầu mối trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp, tránh việc chồng chéo, giẫm chân nhau gây nên tình trạng chậm trễ.
Hơn nữa tỉnh cần quan tâm đến việc bố trí và sử dụng cán bộ đối với
những vị trí nhạy cảm thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp cần chọn những người thực sự có tâm, có tài để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao phó tránh tiêu cực xảy ra.