2.4 Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh của Long An trong thu hút FDI
2.4.2 Nhóm các chỉ số đánh giá thủ tục hành chính của tỉnh
Chỉ số này đo lường về thời gian doanh nghiệp phải chờ để đăng ký kinh
doanh, đăng ký đầu tư và xin thuê đất; thời gian chờ để nhận được tất cả các
loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh; mức độ khó khăn
theo đánh giá của doanh nghiệp để có được tất cả các giấy đăng ký, giấy phép
và quyết định chấp thuận.
Theo phụ lục 2g cho thấy điểm số chi phí gia nhập thị trường của Long An
ở mức cao, hàng năm trên 7,2 đây chính là mong ước của các địa phương. Điều này thể hiện công tác quản lý tốt về thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số chi phí gia nhập thị trường
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
% doanh nghiệp phải chờ hơn ba
tháng để hoàn thành tất cả các
thủ tục để bắt đầu hoạt động 30,3 17,39 16 21,88 3 Thời gian đăng ký kinh doanh -
số ngày (Giá trị trung vị) 14,44 7 7 7 Thời gian đăng ký kinh doanh bổ
sung - số ngày (Giá trị trung vị) 9,23 7 7 5 Số giấy đăng ký và giấy phép
cần thiết để chính thức hoạt động (Giá trị trung vị)
3,67 3 2 1,5
Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất (Giá trị trung vị)
12,5 20 11,43 30 Thời gian chờ đợi để có mặt
bằng cho sản xuất kinh doanh (số ngày).
5,55 146,07 60 60
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2005-2009 Kết quả khảo sát cho thấy Long An cần cải thiện rút ngắn chỉ tiêu thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và thời gian chờ đợi
của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Công an tỉnh (là các cơ quan
giải quyết hồ sơ dự án đầu tư cho doanh nghiệp) cần rà soát, cải tiến việc thực hiện các thủ tục hành chính của ngành mình theo hướng hạn chế việc đi lại nhiều lần của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế
đầu mối liên thông.
- Chỉ số tiếp cận đất đai
Chỉ số này đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: thứ nhất việc tiếp cận đất đai có dễ dàng khơng; thứ hai: doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.
Theo số liệu phụ lục 2h ta thấy rằng: Khi đến Long An doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận quỹ đất của địa phương, điều này minh chứng cho thực tế trong những năm vừa qua (2006-2008) Long An luôn đi đầu cả nước về chỉ số này. Hiện tại quy hoạch đất công nghiệp tập trung của Long An là khá lớn đủ điều kiện cho tiếp nhận dự án với vị trí thuận lợi cho nhiều loại ngành nghề kể cả
đầu tư cảng biển.
Năm 2009 điểm chỉ số của Long An đã giảm mà nguyên chính là việc hết
chỉ tiêu các quỹ đất nhỏ, lẻ giành cho: công nghiệp, thương mại, dân cư. Nên việc tiếp nhận các dự án mới gặp nhiều hạn chế, tỉnh chỉ tập trung giải quyết cho các dự án đầu tư thuộc quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt có nhà đầu
tư hạ tầng và hạn chế việc tiếp nhận các dự án nhỏ lẻ, điều này làm ảnh hưởng đến việc thu hút và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Để chi tiết hơn, chúng ta xem xét các yếu tố cấu thành chỉ số tiếp cận đất
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số tiếp cận đất đai
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
DN không đánh dấu ô nào trong danh
mục lựa chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh
92,77 89,65 96,03 30,72 Sự thay đổi khung giá đất của chính
phủ phản ánh sự thay đổi mức giá thị
trường (% đồng ý)
2,48 3,96 2,01 67,20 Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi
thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên)
39,06 46,15 37,33 36,04
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất
cao đến 5: rất thấp) 3,28 3,52 2,98 2,50
Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có
GCNQSD đất chính thức 68,75 46,43 47,62 93,47
% DN sở hữu GCNQSD đất 93,55 79,27 77,57 % doanh nghiệp khơng có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và phải thuê lại
đất từ các DNNN
5,13 21,05 15 % doanh nghiệp cho biết sự khó khăn
về đất đai và mặt bằng cản trở việc mở rộng sản xuất kinh doanh của DN
75,51 55,81 54,17 49,56 % DN có giấy CNQSD đất hay đang
trong thời gian chờ nhận giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất 93,55 68,6 88,68 81,08
Đánh giá của doanh nghiệp về chính
sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Chú thích: thể hiện bằng mức độ (5 = tốt nhất) trong PCI 2005 và tỷ lệ % DN
hài lòng trong PCI 2006, 2007)
3,75 52,78 53,7
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2005-2009 Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu của Long An đều tốt. Tuy nhiên đối với chỉ tiêu phản ánh sự khó khăn về đất đai và mặt bằng cản trở việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cho Long An. So với các địa phương khác thì chỉ tiêu này của Long An là rất tốt (có tỷ lệ
doanh nghiệp gặp khó khăn thấp so với các địa phương khác), nhưng số này vẫn còn trên 50%. Điều này đòi hỏi tỉnh cần tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất của địa phương để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngồi ra, chỉ tiêu tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức cịn thấp, trong giai đoạn 2006-2008 chỉ chiếm 46,43% - 68,75% và chỉ tiêu doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất của Long An chỉ ở mức 36-46%, điều này cho thấy cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng của tỉnh cịn nhiều khó khăn, hạn chế.
Để tiếp tục duy trì điểm cho chỉ số này, tỉnh cần cơng khai quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh, huyện; tăng cường công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng, đẩy mạnh việc rà sốt lại tình hình triển khai các quy định về thủ tục hồ sơ đất đai, thời gian giải quyết hồ sơ đất đai từ đó tìm ra hướng giải quyết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có được mặt bằng kinh doanh nhanh, ổn định và phù hợp với quy định hiện hành.
- Chỉ số chi phí khơng chính thức
Chỉ số này đo lường mức chi phí khơng chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí khơng chính thức này gây ra đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc trả những khoản chi phí này có đem
lại kết quả như mong đợi cho nhà đầu tư hay các cán bộ Nhà nước sử dụng
các quy định của địa phương để trục lợi.
Với số điểm tổng hợp phụ lục 2j cho thấy Long An là địa phương có đổi mới trong quản lý hành chính nhưng chuyển biến chưa rõ, các nhà lãnh đạo
quan tâm tìm cách hạn chế những chi phí khơng chính thức mà các doanh nghiệp phải trả nhằm làm thay đổi cách nhìn của nhà doanh nghiệp về tỉnh.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số chi phí khơng chính thức
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
% DN cho rằng các DN cùng ngành trả
chi phí khơng chính thức. 15,38 52 19,23 27,85 54 % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho
các loại chi phí khơng chính thức 26,92 65,82 65,63 61,46 40 Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định
riêng của địa phương để trục lợi (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý)
10,81 12,16 6,56 3,45 43 Công việc được giải quyết sau khi đã trả
chi phí khơng chính thức (% ln ln hoặc thường xun)
33,33 32,56 38,18 39,74 46 DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ
các cơ quan nhà nước (% Đúng) 4 4,3
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi
39,74 26,32 29,76 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2005-2009 Theo báo cáo, mặc dù năm 2006 đánh giá là địa phương cịn nhiều hạn chế do chi phí khơng chính thức gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (52% doanh nghiệp phải trả chi phí khơng chính thức), nhưng kể từ
năm 2007 đến nay tỉnh đã tích cực trong cải cách hành chính, quản lý theo tiêu
chuẩn Iso, đa dạng hóa thơng tin, niêm yết cơng khai thủ tục, quy trình, kiểm sốt chặt chẽ việc chấp hành các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức để
ngăn ngừa các hành vi lợi dụng chức năng, quyền hạn gây phiền hà cho doanh
nghiệp, để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ cho doanh nghiệp.
- Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Chỉ số này đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp
phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
Phụ lục 2k cho thấy Long An đã có nhiều cải cách để rút ngắn thời gian giải quyết và hạn chế số lần đi lại của doanh nghiệp để hoàn tất hồ sơ đầu tư. Cuối năm 2006 Long An đã thành lập Trung tâm Xúc tiến và Tư vấn Đầu tư là
cơ quan đầu mối của tỉnh trong việc tiếp nhận đầu tư và hướng dẫn thủ tục
hành chính cho doanh nghiệp. Hoạt động của Trung tâm góp phần tích cực trong cải cách hành chính của tỉnh, hạn chế việc đi lại cho nhà đầu tư, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các
quy định của Nhà nước
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục
giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có) 5,93 5,01 2,49 2,65 24,18 Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện
CCHCC (% Có) 6,54 2,74 4,2 3,37 45,75 Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả
hơn sau khi thực hiện cải cách hành
chính cơng (CCHCC) (% có)
39,13 33,33 27,78 49,02 % DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian
để thực hiện các quy định của Nhà nước 11,63 20,78 15,87 15,46 15,45
Số cuộc thanh tra trung vị (tất cả các cơ
quan) 2 1 1 1 1
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2005-2009 Quan sát bảng 2.10 cho thấy thời gian thực hiện quy định nhà nước của doanh nghiệp đã được rút ngắn, việc thanh tra, kiểm tra của nhà nước không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề còn tồn tại hiện nay là hiệu quả làm việc của cán bộ nhà nước sau khi thực hiện cải
năm 2007: 27,78%; năm 2009: 49,02%). Điều này cho thấy việc thực hiện cải
cách hành chính cịn nhiều hạn chế, mặc dù cơ chế cải cách hành chính được xây dựng tốt nhưng đội ngủ cán bộ thực hiện không tốt sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường hành chính của tỉnh. Để khắc phục tình trạng này tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt hơn trong rà soát lại quy trình xử lý, thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý của doanh nghiệp tại các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố; đồng thời yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đảm bảo việc xử lý đúng thời gian, đúng quy trình mà đơn vị đã đăng ký. Ngoài ra tỉnh cần đặc biệt quan tâm hơn nữa cho công tác tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ,
cơng chức để đảm bảo hiệu quả nhất trong quản lý, hạn chế tiêu cực xảy ra.
- Chỉ số thiết chế pháp lý
Chỉ số này được đưa vào đánh giá từ năm 2006 với mục tiêu đo lường lòng tin của doanh nghiệp đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là cơng cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát PCI đối với chỉ số thiết chế pháp lý
Long An Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất Xếp hạng
2006 3,16 2,13 3,63 6,55 51/64
2007 5,10 2,25 4,34 6,57 16/64
2008 6,37 2,50 4,66 6,70 6/64
2009 5,35 3,51 5,36 7,34 32/63
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2006-2009 Chỉ số thiết chế pháp lý được tổng hợp theo các chỉ tiêu cụ thể sau:
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số thiết chế pháp lý
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tỉ lệ % nguyên đơn không thuộc nhà
nước trên tổng số nguyên đơn tại tòa
án kinh tế tỉnh 73,42 72,13 86,9 80,28 Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng
bảo vệ của pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% đồng ý hoặc
hoàn toàn đồng ý)
20,78 34,43 42,7 56,96 Hệ thống tư pháp cho phép các doanh
nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức (% luôn luôn hoặc
thường xuyên)
0 1,4 28,48
Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết
tranh chấp (%) 44,83
Số ngày trung vị để giải quyết vụ kiện
tại tòa 6,53
% chi phí (chính thức và khơng chính thức) để giải quyết tranh chấp trong
tổng giá trị tranh chấp
14,80 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2006-2009 Quan sát bảng 2.11 và bảng 2.12 cho thấy chỉ số này của Long An còn rất nhiều hạn chế (điểm số và xếp hạng rất thấp), tỉnh cần điều chỉnh trong quản lý hệ thống tòa án, tư pháp để tạo sự an tâm cho nhà đầu tư.
Hai chỉ tiêu: Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật; hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các cơng chức có điểm số rất thấp, cho thấy doanh nghiệp không tin tưởng nhiều vào sự bảo vệ của pháp luật, đây là yếu điểm rất lớn, phản ánh khả năng điều hành pháp lý yếu kém của địa phương, do đó Sở Tư pháp cần đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát các quy định liên quan đến chính sách đầu tư tại địa phương, sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách quản lý mới phù hợp hơn.
Ngoài ra cần phát huy hơn nữa vai trò của các Trung tâm hỗ trợ pháp lý tạo
điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thành lập, hoạt động
cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.