Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 56)

2.4 Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh của Long An trong thu hút FDI

2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh

Các chỉ tiêu này được khảo sát từ năm 2008, tuy chưa đưa vào hệ thống chỉ số đánh giá nhưng có vai trị quan trọng trong việc đánh giá cơ sở hạ tầng của địa phương, là một trong những yếu tố cần thiết cho thu hút đầu tư.

Theo công bố của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam thì năm 2009 chỉ tiêu điều kiện cơ sở hạ tầng của Long An đạt 5,76 điểm xếp hạng 25/63 thuộc nhóm trung bình. Do đó địi hỏi tỉnh cần phấn đấu hơn nữa để phát triển

xứng tầm với tiềm năng của tỉnh (là địa phương có vị trí giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh, có quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc đi qua và có vị trí giáp với cửa biển đáp ứng nhu cầu xây dựng cảng biển có trọng tải trên 70.000 tấn).

Về thực tế hiện trạng hạ tầng của Long An được đánh giá như sau:

Hệ thống đường giao thơng: Tính đến nay, tồn tỉnh Long An có 1.698 km

đường bộ, được phân loại theo kết cấu: đường nhựa 474 km; đường cấp phối 1.053 km; đường đất 171 km (khơng tính đường nơng thơn). Tồn tỉnh có 45

tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ là các tuyến đường có tính chất huyết mạch của tỉnh, trong đó có hai tuyến đường song song trọng yếu: tuyến đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương 28 km, tuyến Quốc lộ 1A dài 36 km, nối các tỉnh phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long. Nhìn chung, mạng lưới đường bộ tại Long An phân bố chưa đồng đều, tập trung phần lớn tại các huyện phía Đơng - Nam của tỉnh như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần

Đước …và phát triển mạnh ở thành phố Tân An, còn lại các khu vực khác phân

bố tỷ lệ đường giao thơng cịn thấp so với u cầu.

Hệ thống giao thơng đường thủy: trên địa bàn tỉnh có 2.651km đường thủy

được đưa vào cấm mốc chỉ giới. Mật độ giao thông thủy theo diện tích đạt

0,59km/km2, theo dân số đạt 1,90km/1.000dân. Nhìn chung mạng lưới đường thủy của tỉnh được phân bố khá đều khắp, tạo thuận lợi cho việc khai thác vận tải

và đi lại của nhân dân, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Hệ thống viễn thơng: Hiện nay, tổng dung lượng tồn tỉnh đạt 107.038 số,

Tân An và Host Mộc Hóa từ version 10 lên version 15, nâng cấp trạm BTS di

động thị trấn Đức Hòa, Bến Lức, lắp mới 5 trạm BTS di động tại Tân Thạnh,

Thạnh Hóa, Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa. Tồn tỉnh đã có 18/42 tuyến liên lạc đã được cáp quang hóa. Ngồi ra, các tuyến cáp quang (8 sợi) cũng được nối với một số doanh nghiệp để cung cấp kênh thuê bao riêng, phục vụ cho các khu công nghiệp, khu dân cư trong tỉnh.

Hệ thống cấp điện: trên địa bàn có lưới truyền tải điện 220KV Phú Lâm - Cai Lậy và 220KV Cai Lậy - Phú Mỹ chạy ngang qua, tuy vậy tỉnh vẫn chưa có trạm 220KV, nên nguồn cung cấp điện của tỉnh chủ yếu từ 3 trạm 220KV Cai Lậy, Nhà Bè và Phú Lâm. Lưới truyền tải điện 110KV cung cấp điện cho tỉnh là 6

trạm trung gian 110/22/15KV. Toàn bộ lưới điện phân phối của tỉnh đang vận hành ở 2 cấp điện áp 15KV và 22KV, trung tính nối đất trực tiếp thuộc hệ 3 pha 4 dây, hầu hết là đường dây trên không. Hiện nay việc cấp điện của tỉnh nhìn

chung tốt vào mùa mưa nhưng vào mùa khô lượng điện cung cấp không đều, số giờ cắt điện tăng, do đó Điện lực chi nhánh Long An cần có giải pháp điều phối

điện để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các nhà máy tại các cụm khu công

nghiệp được liên tục.

Về kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh được

nhóm nghiên cứu đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở hạ tầng của Long An

Chỉ tiêu Giá trị 2008 Giá trị 2009 Thấp nhất 2009 Trung vị 2009 Cao nhất 2009

Số cụm/khu công nghiệp trong tỉnh 8 8 0 1 23 % lấp đầy trong tổng diện tích

mặt bằng khu cơng nghiệp 20,19 24,32 0 30,84 93,55 % số doanh nghiệp đánh giá chất

Đánh giá chất lượng đường bộ

(% tốt hoặc rất tốt) 6,21 22,67 7,95 28,80 80,82

% đường trong tỉnh (quốc lộ,

tỉnh lộ, huyện lộ) được rải nhựa 28,53 4,82 51,44 100

% đường trong tổng số đường do

tỉnh quản lý được rải nhựa 29,09 3 69,65 100 Số giờ bị cắt các dịch vụ viễn

thông trong tháng 8,15 3,72 0 3 7,90

Đánh giá chất lượng dịch vụ

viễn thông (% tốt hoặc rất tốt) 97,62 76,19 35,59 67,50 84,93

Giá điện trung bình trong tỉnh

(VNĐ/Kilowat) 813,86 823,81 142,24 796,24 1231,13

Số giờ bị cắt điện trong tháng 40,97 23 5 18,08 42

DN được thông báo trước về

việc cắt điện (% thời gian) 53,81 45,78 50 58,38 % DN khảo sát có địa chỉ e-mail 21,24 25,95 9,57 27,34 69,66 % DN khảo sát trả lời trực tuyến 7,59 0,73 5 12,03

Đánh giá chất lượng mạng

internet (% Tốt hoặc Rất tốt). 51,20 19,15 46,43 67,39 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2008-2009 Quan sát bảng 2.15 cho thấy điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh chỉ ở mức trung bình và đặc ra vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu, như: nâng cao tỷ lệ lấp

đầy trong tổng diện tích mặt bằng khu cơng nghiệp (hiện nay chỉ có 24,32%),

nâng tỷ lệ nhựa hóa và chất lượng đường bộ (hiện tại chỉ có 29,09% được

nhựa hóa), hạn chế việc cắt điện để phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ viễn thơng .... Ngồi ra theo thực tế hiện nay, tỉnh cần đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp và thoát nước cho

2.4.5 Chỉ số đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với doanh nghiệp nhà nước

Chỉ số này được khảo sát từ năm 2005-2008 dùng để đánh giá tính cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng từ sự ưu đãi các doanh nghiệp

nhà nước thể hiện dưới dạng ưu đãi cụ thể về chính sách, về tiếp cận nguồn vốn....theo phụ lục 2n cho thấy Long An là địa phương có nhiều hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp nhà nước (điểm số cao trên 6,2), điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít được quan tâm hỗ trợ

hơn, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

Chỉ số ưu đãi doanh nghiệp nhà nước được tổng hợp theo các chỉ tiêu sau: Bảng 2.16: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số ưu đãi doanh nghiệp nhà nước

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

% doanh nghiệp cho rằng chính quyền

có ưu đãi đối với DNNN 61,54 39,74 42,37 37,5

% doanh nghiệp đồng ý với nhận định chính quyền địa phương có thái độ tích

cực đối với khu vực kinh tế dân doanh

44,19 41,46 51,47 64,08 % doanh nghiệp cho rằng sự quan tâm

của chính quyền đã được cải thiện kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời

73,33 67,47 63,24 % doanh nghiệp cho biết sự quan tâm

của chính quyền địa phương khơng phụ thuộc vào mức đóng góp của doanh nghiệp dân doanh cho sự phát triển của

địa phương (như số lao động sử dụng, số

thuế nộp cho nhà nước)

48,78 39,47 40,68 71,26

Đánh giá của doanh nghiệp về chính

sách cổ phần hóa (Chú thích: Chỉ tiêu này được thể hiện bằng mức độ (5 = tốt nhất) trong PCI 2005 và tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng thực hiện chính sách cổ phần hóa của

tỉnh trong PCI 2006

% DN cho rằng chính quyền địa phương vẫn còn ưu đãi đối với các DN cổ phần

hóa và điều đó là trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của DN dân doanh

35,14 25,64 34,43 31,65 Tỷ trọng cho vay từ các ngân hàng

thương mại quốc doanh đối với DNNN 28,89 3,3

Tỷ lệ tăng/(giảm) về số lượng DNNN do

địa phương quản lý -14,29 -35,14 -0,43 -0,58 Tương quan tỷ lệ giữa tỷ trọng nợ của

DNNN do địa phương quản lý trong

tổng số nợ của các DN của tỉnh so với tỷ trọng doanh thu của DNNN do địa

phương quản lý trong tổng doanh thu

của các doanh nghiệp của tỉnh

0,50 1,13 0,28

Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm 2005-2008 Kết quả quan sát cho thấy có trên 40% doanh nghiệp cho rằng sự quan tâm của chính quyền địa phương khơng phụ thuộc vào mức đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển của địa phương, điều này thể hiện đánh giá chưa cao vai trò của doanh nghiệp cho phát triển kinh tế của địa phương, trong khi tỷ trọng nợ của doanh nghiệp nhà nước với tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp

nhà nước do địa phương quản lý trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp

của tỉnh còn rất cao (0,28-1,13) điều này cho thấy doanh nghiệp nhà nước

được nhiều ưu đãi trong tiếp cận nguồn tài chính hơn so với doanh nghiệp dân

doanh.

Trong xu hướng hội nhập như hiện nay tỉnh cần thay đổi quan điểm và cần

tạo ra sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp về tiếp cận vốn về cơ chế chính sách…..

2.5 Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng thu hút FDI của Long An trong thời gian qua trong thời gian qua

2.5.1 Những thành tựu đạt được

Long An được xem là một điểm sáng trong thu hút đầu tư, số lượng nhà đầu tư nước ngồi đến tìm hiểu và đầu tư tăng dần cả về số lượng và chất lượng. Từ đó làm cho tình hình kinh tế xã hội của địa phương phát triển theo chiều rộng lẫn

chiều sâu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, hàm lượng kỹ thuật trong các ngành sản xuất tăng mạnh tạo nền tảng cho xây dựng một nền công nghiệp hiện đại.

Long An đã hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế các tỉnh thuộc VKTTĐPN.

Với lợi thế là tỉnh có vị trí vừa tiếp giáp với cực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của cả nước, vừa tiếp giáp khu vực ĐBSCL là nơi có nhiều tiềm năng lớn

về nơng sản hàng hóa và là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, đã và đang được sự quan tâm của Trung ương trong đầu tư phát triển.

Hoạt động FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động của

địa phương, giúp người lao động có thu nhập ổn định từ đó đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khoản thuế đóng góp của doanh nghiệp FDI tăng dần qua các năm và là nguồn thu ngân sách quan trọng với số tiền thu hàng năm trên 100 tỷ đồng.

Môi trường đầu tư ngày càng thơng thống, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư phát triển đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH.

Khung pháp lý ngày càng hồn thiện, nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành kịp thời góp phần tích cực thu hút đầu tư, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn

Việc cải cách thủ tục hành chính được quan tâm, cải tiến bước đầu, thời gian xử lý hồ sơ được rút ngắn, hạn chế việc đi lại của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được ưu tiên cho mục tiêu phát triển công nghiệp và dịch vụ. Các công ty hạ tầng được giao đất đang từng bước hoàn thành các thủ tục cần thiết để triển khai đầu tư góp phần tăng quỹ đất cho công nghiệp.

2.5.2 Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế Về Hạn chế Về Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình thu hút đầu tư nước ngồi trong thời gian qua của tỉnh còn những hạn chế, tồn tại sau:

- Mặc dù góp phần làm kinh tế tăng trưởng ngày càng cao nhưng chưa đạt so với yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; chất lượng tăng trưởng

chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố bấp bênh, phụ thuộc vào bên ngồi.

- Thiếu nhất qn trong chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương khi sử dụng và hủy bỏ quyết định 2613/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư về Long An.

- Thực hiện quy hoạch trong thu hút đầu tư chưa đồng bộ, toàn diện, thiếu cơ chế quản lý chung cho từng vùng nên hiệu quả còn thấp. Năng lực hoạch định chiến lược phát triển cịn hạn chế, khơng chủ động, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Công tác dự báo tình hình kinh tế chưa sát, chưa kịp thời, chưa đánh giá

đúng và đủ tiềm năng, lợi thể để chủ động khai thác.

- Sự chuyển dịch nội bộ các ngành công nghiệp diễn ra chậm, các ngành thu hút nhiều lao động như chế biến thực phẩm, dệt, may, giày da vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành. Nhiều cơ sở sản xuất có cơng nghệ,

máy móc, thiết bị rất lạc hậu, nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hạn chế, trong tương lai cần phải tiếp tục đầu tư đổi mới cơng nghệ hiện đại thì mới có thể tồn tại và phát triển.

- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế,

chưa đồng bộ, việc các đơn vị tự khoan giếng nước ngầm sử dụng nên chất lượng không đảm bảo và ảnh hưởng đến việc bảo quản tài nguyên nước ngầm.

Hệ thống cầu đường không đồng bộ, tải trọng thấp rất khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa.

- Công tác xúc tiến kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển thị trường còn yếu kém, khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thương trường cịn hạn chế.

- Các khu công nghiệp đầu tư dàn trải, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, vốn ngân sách dành cho đầu tư mạng lưới cơ sở hạ tầng trong các khu này còn thiếu dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, không đáp ứng nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp. Mặt khác, nền đất yếu nên suất đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cao hơn so với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

- Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng cịn rất chậm, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức để được giao đất hoặc thuê đất. Phương thức thu hồi đất tuy có thơng thống nhưng chưa chặt chẽ, chưa kiên quyết nên tiến độ triển khai chậm và đôi khi gây ách tắc.

- Tiến độ triển khai đầu tư của các công ty hạ tầng rất chậm, việc triển khai xây dựng các khu vực tái định cư cũng còn rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Tình hình ơ nhiễm mơi trường đang trong tình trạng báo động, cần phải

tăng cường kiểm tra xử lý ngăn chặn, đặc biệt là việc xả thải chưa qua xử lý tại

Nguyên nhân của hạn chế

- Nguồn nhân lực còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư,

đặc biệt là đội ngũ lao động có tay nghề. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thiếu đồng

bộ cả về kế hoạch và sử dụng. Hơn nữa năng lực quản lý còn hạn chế, đặc biệt là trình độ của cán bộ quản lý.

- Chất lượng công tác dự báo, xây dựng quy hoạch về: kế hoạch sử dụng

đất, phát triển đô thị … thiếu các giải pháp hữu hiệu để triển khai, thực hiện,

nhất là các giải pháp mang tính tầm nhìn.

- Về thu hút vốn đầu tư phát triển, tỉnh vẫn chưa có chính sách ưu đãi thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư chưa đáp

ứng đủ cho yêu cầu phát triển, nhất là cho lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị.

- Quản lý nhà nước chưa đồng bộ, kết nối giữa các ngành, giữa ngành và

địa phương chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư.

- Ảnh hưởng của tình hình lạm phát, sự biến động suy giảm của kinh tế thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)