Biểu hiện lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

1.3.2 .1Năng lực cạnh tranh

1.3.2.3 Biểu hiện lợi thế cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp tự xác định vị trí cho mình trong lĩnh vực đang hoạt động

bằng cách tận dụng các ưu thế sẵn có của mình. Theo Michael Poter thì các ưu thế

của một doanh nghiệp bất kỳ sẽ ln nằm ở một trong hai khía cạnh: Lợi thế chi phí và sự khác biệt hóa sản phẩm. Bằng cách áp dụng những ưu thế này, các doanh

nghiệp sẽ theo đuổi ba chiến lược chung: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa sản

Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Doanh nghiệp có hai cách để lựa chọn là sẽ bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận

cao, hoặc sẽ bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm thị phần. Chiến lược dẫn đầu về chi phí thường được áp dụng cho những thị trường rộng lớn.

Doanh nghiệp dựa vào một số phương thức để chiếm ưu thế về chi phí bằng

cách cải tiến hiệu quả của quá trình kinh doanh, tìm cơ hội tiếp cận với nguồn nguyên liệu lớn có giá bán thấp, cắt giảm những chi phí khơng cần thiết…

Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thành cơng thường có những đặc điểm sau:

- Khả năng tiếp cận vốn tốt để đầu tư vào thiết bị sản xuất. Đây cũng chính là rào cản mà nhiều doanh nghiệp không thể vượt qua.

- Năng lực thiết kế sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, có thể tạo thêm một chi tiết nhỏ nào đó để rút ngắn cả q trình.

- Có trình độ cao trong sản xuất. - Có các kênh phân phối hiệu quả.

Chiến lược chi phí thấp cũng có những mạo hiểm ẩn chứa bên trong. Rủi ro xảy ra khi đối thủ cạnh tranh cũng có khả năng hạ thấp chi phí sản xuất, xoá đi lợi

thế cạnh tranh của doanh nghiệp đang dẫn đầu về chi phí.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Chiến lược này phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao cho có những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng đánh giá cao hơn so với

sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vào tính độc đáo đó mà doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với mức giá cao hơn vẫn được khách hàng chấp nhận. Các doanh nghiệp thành cơng trong chiến lược khác biệt hóa sản phẩm thường có các thế mạnh sau:

- Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và tính sáng tạo cao.

- Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh của sản

phẩm đến khách hàng một cách thành công.

- Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.

Những rủi ro đi liền với chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là khả năng bị

các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hoặc sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, những doanh nghiệp có chiến lược tập trung sẽ có khả năng đạt được sự khác biệt hóa sản phẩm cao hơn.

Chiến lược tập trung

Chiến lược này chủ yếu tập trung vào những thị trường nhỏ với đặc điểm

riêng biệt. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là dựa vào sự thấu hiểu sâu sắc những đặc thù của thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với những đặc điểm đó.

Rủi ro của chiến lược tập trung là các doanh nghiệp lớn với nguồn lực tốt hơn vẫn có thể tấn cơng vào phân khúc thị trường này. Vì thế, những doanh nghiệp áp dụng chiến lược này phải tiếp tục tạo ra những lợi thế khác như cắt giảm chi phí hoặc khác biệt hóa sản phẩm, nhằm mang đến nhiều giá trị cộng thêm cho khách

hàng trong phân khúc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)