2 .Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.2.3 .3Chất lượng tài sản có
Chúng ta sẽ sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản và mức độ lập
DPRR để phân tích và so sánh chất lượng tài sản có của nhóm NHTMQD và nhóm NHTMCP.
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và DPRR tín dụng giai đoạn 2006 - 2008 NPL (Tỷ lệ nợ xấu) DPRR/Tổng dư nợ Tên Ngân hàng 2006 2007 2008 2006 2007 2008 CÁC NGÂN HÀNG TMQD Agribank 1,90% 4,70% 2,70% 1,10% 1,80% 2,00% Vietinbank 1,40% 2,50% 1,09% 0,10% 1,70% 1,25% BIDV 11,90% 4,80% 3,61% 1,50% 2,20% 3,70% VCB 2,70% 3,40% 3,58% 2,20% 2,16% 3,82% Bình quân các Ngân hàng TMQD 4,48% 3,85% 2,75% 1,23% 1,97% 2,69% CÁC NGÂN HÀNG TMCP ACB 0,20% 0,10% 0,90% 0,40% 0,40% 0,90% STB 0,70% 0,20% 0,60% 0,60% 0,50% - EIB 0,84% 0,87% 4,71% 0,40% 0,40% - TCB 3,10% 1,40% 2,52% 1,30% 0,60% 0,60% Bình quân các ngân hàng TMCP 1,21% 0,64% 2,18% 0,68% 0,48% 0,75%
Nguồn: Các báo cáo thường niên của các NHTM
Qua bảng tổng hợp và so sánh tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng từ năm 2006 - 2008, chúng ta thấy rằng nhóm NHTMQD ln có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn nhóm NHTMCP làm cho các khoản chi phí cho dự phịng rủi ro tín dụng của nhóm NHTMQD cao hơn nhóm NHTMCP.
Tính tốn theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS), thì nợ xấu của các NHTMQD tính bình qn qua 3 năm là hơn 3% tổng dư nợ, trong khi đó con số này tính cho nhóm NHTMCP chỉ hơn 1% tổng dư nợ. Điều này làm cho tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tính bình qn qua 3 năm của nhóm NHTMQD là khoảng 2% tổng dư nợ, lớn hơn nhiều với con số 0,58% của nhóm NHTMCP.
Nợ xấu và các khoản chi phí cho dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn chứng tỏ các NHTMQD hoạt động tín dụng kém hiệu năng hơn các NHTMCP. Việc tài trợ
chính cho các doanh nghiệp quốc doanh là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phịng rủi ro. Theo các số liệu thống kê của NHNN, trong khoảng thời gian phân tích, cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm từ 30 - 40% tổng dư nợ của các NHTMQD, riêng với Vietcombank và BIDV cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh lên tới 40 - 50%. Với việc ưu tiên về số lượng,
thời hạn, các điều kiện đảm bảo, phương thức hoàn trả vốn gốc cho các khoản tín
chịu thêm nhiều rủi ro tiềm ẩn khác như: các khoản trích lập dự phịng rủi ro sẽ cao hơn khi xảy ra vấn đề nợ xấu đối với các khoản vay tín chấp so với các khoản vay
đã được đảm bảo 100%, gia hạn nợ hay tài trợ thêm cho các doanh nghiệp quốc
doanh nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu, cải thiện tình hình báo cáo tài chính.