Nâng cao chất lượng tài sản có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

2 .Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.2.3 .5Sản phẩm dịch vụ ngân hàng

3.3 Các giải pháp ở cấp độ vi mô

3.3.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản có

• Đẩy mạnh việc giải quyết nợ tồn đọng

Các NHTM cần khẩn trương rà sốt lại tình hình nợ quá hạn, phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

- Xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro để giảm số nợ quá hạn tồn đọng lâu ngày.

- Khai thác tài sản thế chấp, tài sản thu được sau các vụ án dưới hình thức cho thuê, bán, đưa vào sử dụng các tài sản mà ngân hàng đang cần.

- Các NHTM cần thực hiện việc mua bán nợ với các công ty mua bán nợ và tài sản do Chính phủ thành lập, có quy mơ lớn, tiềm lực tài chính mạnh, hồn tồn

độc lập với ngân hàng, để hỗ trợ trong việc xử lý nợ xấu.

- Chứng khốn hóa các khoản nợ. Khi thực hiện việc chứng khốn hóa một khoản nợ thì khoản nợ này sẽ được loại ra khỏi bảng cân đối kế tốn, từ đó tăng

cường chất lượng tài sản có. Thơng thường, để khoản nợ này có thể được chuyển

sang một cơng ty quản lý nợ, thì ngân hàng phải gộp nhiều khoản nợ lại với nhau, trong đó có cả nợ xấu và nợ có chỉ số an tồn tín dụng cao để dễ dàng đưa các

khoản nợ này đến được với những nhà đầu tư.

Nâng cao chất lượng tài sản và chất lượng tín dụng

Song song với việc xử lý nợ tồn đọng, thì việc nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng, tài sản nói chung là một việc làm rất quan trọng để hạn chế sự phát sinh các khoản nợ khơng sinh lời. Một số gợi ý có thể áp dụng như sau:

- Chuẩn mực hóa những hướng dẫn chi tiết về quy trình thẩm định, chấm điểm tín dụng, xét duyệt cho vay phù hợp với chuẩn mực quốc tế và cần phải giám

sát tốt việc thực hiện các chuẩn mực để đảm bảo tính hiệu quả của chất lượng tín

dụng. Điều này liên quan đến việc nâng cao chất lượng của cơng tác kiểm sốt nội

bộ thơng qua việc kiểm tra tính tn thủ các quy trình, các thủ tục đã đề ra.

- Các NHTM cần thường xuyên và chủ động rà soát lại danh mục cho vay và dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế để cơ cấu lại nợ cho hợp lý. Tránh cho vay tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực hoặc một doanh nghiệp nào đó, cần đa

dạng hóa loại hình cho vay và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

- Cần xem xét lại số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác tín dụng, tránh tình trạng q tải công việc dễ dẫn đến sự cẩu thả trong thẩm định và

phê duyệt các khoản vay, sẽ làm gia tăng nợ xấu. Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng và nâng cao chất lượng hệ thống quản lý, báo cáo thông tin khách hàng cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng, hạn chế rủi ro.

- Cần nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội, theo dõi thường xun diễn biến tình hình tài chính tiền tệ nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý, kịp

thời, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng. Cũng như phải luôn

nắm bắt kịp thời và chính xác những thơng tin rủi ro về khách hàng, để đưa ra quyết

định cho vay đúng đắn thơng qua Trung tâm tín dụng, báo cáo tài chính, báo cáo

kiểm tốn, các hội nghị khách hàng hoặc thơng tin từ các ngân hàng bạn.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro

Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng

chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, là do hệ thống thông tin thiếu minh bạch và khơng đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro cịn nhiều hạn chế, tính chun nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao,... Vì vậy, việc tăng cường công tác quản trị rủi ro là vô cùng quan trọng. Giải pháp để quản trị rủi ro tốt là:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như hiệu quả hoạt động của Ủy ban

quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO Committee) và Hội đồng tín dụng; Ban điều hành

phải giám sát chặt chẽ và theo dõi thường xuyên việc thực thi các chính sách, các quy trình kiểm sốt rủi ro của ủy ban ALCO và Hội đồng tín dụng.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế (Basel I hay Basel II) là việc cần thiết phải làm. Thực hiện phân tách các phòng ban theo từng chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ. Các bộ phận này làm việc độc lập, đảm bảo

tính khách quan và phân tán rủi ro. Đồng thời, phân quyền hạn mức tín dụng cho

từng cán bộ dựa vào năng lực, trình độ chuyên mơn của cán bộ đó. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng,

quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong đánh giá chất lượng công việc của cán bộ các bộ phận.

- Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có

kiến thức và có khả năng nhạy bén khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như: Trình độ chun môn, kinh nghiệm thực tế, đã trải qua thời gian công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng. Qua đó, sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ,

kinh nghiệm để xử lý nhanh chóng, hiệu quả, thận trọng hợp lý trong q trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng.

Tóm lại, việc thực hiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và

phù hợp với môi trường hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)