Kinh nghiệm phát triển hoạt động bao thanh toán tại một số quốc gia và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

bài học kinh nghiệm đối với thị trường Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán của HongKong:

Tại HongKong, bao thanh toán thường được coi là phương thức tài trợ cuối cùng (last resort). Tuy nhiên, bao thanh toán cũng đang dần được coi là một dịch vụ ngân hàng bình thường vì có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Khách hàng thực hiện bao thanh toán ở HongKong chuyên về các ngành điện tử, đồ chơi, sản phẩm viễn thông, thực phẩm, giấy, giao nhận vận tải và tư vấn. Hình thức bao thanh toán được cung cấp là bao thanh toán nội địa miễn truy địi hoặc có truy địi, chiết khấu hóa đơn, bao thanh tốn xuất khẩu, bao thanh tốn nhập khẩu. Tính đến hết tháng 03/2010 HongKong có 13 thành viên tham gia vào Hiệp hội bao thanh toán quốc tế như: Standard Chartered Bank (HongKong) Limited, DBS Bank (HongKong) Limited, Bank of China (HongKong) Limited...dưới hình thức các Cơng ty bao thanh tốn độc lập với hoạt động của Ngân hàng.

1.4.2 Kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán của Mỹ

Để tồn tại và phát triển, các đơn vị bao thanh toán phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, do đó nhiều cơng ty bao thanh tốn của Mỹ cung cấp tất cả các dịch vụ truyền thống và không truyền thống. Các dịch vụ truyền thống gồm: bao thanh toán, bảo đảm tín dụng, dịch vụ nhờ thu, tài trợ trên cơ sở các khoản phải thu và kho thành phẩm. Các dịch vụ không truyền thống bao gồm: bảo đảm tín dụng khách hàng chọn lọc (select customer), quản lý các khoản phải thu, bán buôn các khoản phải thu, bảo đảm vốn lưu động xuất khẩu, tài trợ các đơn mua hàng (purchase order financing), tín dụng thư. Doanh số bao

thanh toán xuất khẩu của Mỹ năm 2005 là 174,613,921.02 EUR. Tuy nhiên đến năm 2009 doanh số bao thanh toán xuất khẩu của thị trường Mỹ là 66,010,743.28 EUR, nguyên nhân sụt giảm doanh số là do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã tác động đến hoạt động bao thanh toán.

1.4.3 Kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán của Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam do cùng nằm ở khu vực Châu Á, điều kiện khí hậu cũng như văn hóa Phương Đơng. Trong quý IV/2008, kinh tế Trung Quốc bắt đầu gặp khó khăn, thâm hụt ngân sách và các khoản vay ngân hàng đều tăng cao. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác khác cũng có những bất đồng, Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ Timothy Geither cáo buộc Trung Quốc duy trì đồng nhân dân tệ yếu để kích thích kinh tế.

Tại Trung Quốc, bao thanh toán quốc tế được thực hiện trên cơ sở miễn truy địi, trong khi bao thanh tốn nội địa chủ yếu là thực hiện có truy địi. Các ngành thép, xe đạp, dệt may hiện là những khách hàng lớn nhất của bao thanh toán Trung Quốc. Các ngân hàng đang trăn trở để tìm ra một cách thức tốt nhất để phát triển bao thanh tốn trong mơ hình tổ chức của mình.

Theo Ơng Jiang Xu, Tổng giám đốc Bank of China, phương thức tốt nhất để tổ chức dịch vụ bao thanh toán hiệu quả là hình thành phịng bao thanh tốn độc lập trong ngân hàng hoặc công ty con trực thuộc ngân hàng với điều kiện tiên quyết là có quyền độc lập tiến hành các hoạt động tiếp thị và công tác đánh giá tín dụng. Doanh số BTTXK năm 2009 của Bank of China là 296,416,000 EUR và đến tháng 04/2010 con số này đã đạt được 164,322,000 EUR. Với những gì đã đạt được trong hoạt động BTT quốc tế, Bank of China hiện là đơn vị bao thanh toán quốc tế mạnh nhất tại Trung Quốc.

Theo Ơng Stanley Ren – Phó Giám đốc, phụ trách hoạt động bao thanh toán quốc tế của China Merchant Bank, là ngân hàng lớn thứ 02 tại Trung Quốc. Để đẩy mạnh hoạt động bao thanh toán, China Merchant Bank đã thành lập cơng ty bao thanh tốn nhằm tập trung phát triển mảng dịch vụ này, đồng

thời thường xuyên thực hiện các khóa trao đổi, đào tạo bao thanh toán cùng các chi nhánh để triển khai nghiệp vụ. Gia nhập FCI năm 2003 với doanh số ban đầu là 1,771,435.63 EUR, đến tháng 04/2010 doanh số BTTXK của China Merchant Bank đã đạt được 12,343,000 EUR tăng gần 7 lần so với giai đoạn năm 2003. Dù doanh số BTTXK của China Merchant Bank đạt được còn khá khiêm tốn so với Bank of China nhưng cũng cho thấy khả năng phát triển BTTXK trong thời gian tới của Đơn vị BTT nhập khẩu này.

1.4.4 Kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán của Nhật Bản

Những năm gần đây, bao thanh toán ở Nhật Bản được coi là một sản phẩm cung cấp bởi các công ty con của các ngân hàng, hoạt động theo các quy định của luật pháp về ngân hàng. Qua những cuộc sáp nhập mới đây của các ngân hàng lớn ở Nhật Bản, các cơng ty bao thanh tốn cũng được tái cơ cấu lại và sẽ tập trung hơn. Mỹ là thị trường bao thanh toán xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản (31%). Thị trường lớn nhất của các cơng ty bao thanh tốn Nhật Bản ở Châu Á là Hàn Quốc (8%) và Đài Loan (4%). Tuy nhiên, tỷ trọng trong bao thanh toán nhập khẩu là Đài Loan (62%), Mỹ (14%). Sự chuyển đổi từ các điều kiện thanh toán thương mại trên cơ sở chứng từ truyền thống như tín dụng thư, nhờ thu sang ghi sổ là một dấu hiệu đáng mừng. Hiệp hội bao thanh toán Nhật Bản mới chỉ giới hạn ở chỗ trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nên chưa thật sự phát huy vai trị của mình.

1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với thị trường Việt Nam

Từ những kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán ở một số quốc gia, bài học kinh nghiệm đối với thị trường Việt Nam được tóm tắt như sau:

Các đơn vị bao thanh toán phải cung cấp loại hình bao thanh tốn đầy đủ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng như: theo dõi sổ sách và thu hồi nợ, bảo hiểm và tài trợ ứng trước. Việc cung cấp các dịch vụ trên mới thể hiện hết vai trò cũng như bản chất của bao thanh toán.

Thành lập Cơng ty bao thanh tốn để chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Trường hợp thành lập Trung tâm/Phòng/Ban/Bộ phận trực thuộc đơn vị

thì phải tạo mọi điều kiện để Trung tâm/Phòng/Ban/Bộ phận được độc lập về hoạt động tiếp thị và công tác thẩm định, đánh giá khách hàng bên bán cũng như bên mua. Việc thành lập cơng ty hoặc Trung tâm/Phịng/Ban/BP.BTT tạo điều kiện cho hoạt động bao thanh toán phát triển một cách độc lập, chủ động hơn trong công tác thẩm định cũng như công tác bán hàng.

Đối tượng khách hàng tham gia bao thanh toán là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là những khách hàng có nhu cầu vốn lưu động do bị chiếm dụng vốn bởi các bên mua hàng thơng qua các điều khoản trả chậm. Ngồi ra, nên định hướng tập trung phát triển bao thanh tốn vào các ngành tiềm năng có các khoản phải thu có thời gian bị chiếm dụng vốn tương đối dài phù hợp với tập quán mua bán trả chậm của các doanh nghiệp. Cụ thể một số ngành có thể xem xét như: viễn thông, điện lực, dược, giáo dục, dệt may, đồ gỗ…

Bao thanh tốn cịn khá mới tại thị trường Việt Nam, do đó các đơn vị thực hiện bao thanh toán nên thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên trong công tác quảng bá và tiếp thị khách hàng do bao thanh toán là sản phẩm khá đặc thù. Tập trung công tác đào tạo tại các đơn vị kinh doanh có hoạt động BTT để cán bộ hiểu biết rõ về sản phẩm khi chào bán sản phẩm đến với khách hàng.

Bên cạnh những kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia thành viên, các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam cũng nên có cách thức triển khai của riêng mình như thường xuyên thực hiện các chương trình tiếp thị để khách hàng nhận thức được lợi ích mang lại của bao thanh toán. Phương thức mua bán trả chậm càng phổ biến thì bao thanh tốn sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, các đơn vị bao thanh tốn khơng nên chú trọng quá vào lợi nhuận mà giai đoạn đầu nên tập trung vào việc mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị phần.

Ngoài ra, để bảo vệ các đơn vị bao thanh toán trong nước, luật pháp cần chế tài người mua phải thanh tốn tiền hàng thơng qua đơn vị bao thanh toán

trong trường hợp người bán tham gia sử dụng bao thanh toán nhằm hạn chế rủi ro đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động bao thanh toán.

KẾT LUẬN

Nội dung chương 1 của Luận văn trình bày các khái niệm, vai trị và các hình thức bao thanh tốn, nguồn gốc cũng như lợi ích đối với nền kinh tế. Bao thanh toán cho chúng ta thấy những điểm khác biệt so với sản phẩm tín dụng truyền thống, giúp các tổ chức tín dụng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín trên thị trường tài chính.

Hiểu rõ những kiến thức tổng quan về bao thanh toán cùng với những kinh nghiệm học tập từ các quốc gia có hàng trăm năm phát triển bao thanh toán trên thế giới là nền tảng để các TCTD nghiên cứu, xây dựng quy định sản phẩm phù hợp với hoạt động thực tiễn trong nước.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)