Tổng quan về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

2.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu TMCP Á Châu

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.

Năm 1996 ACB là Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Master Card và triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch năm 1999. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống cơng nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: giải pháp ngân hàng toàn diện) cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.

Sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 - 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các Khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Ngân quỹ; các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Cơng nghệ thơng tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP.HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xun suốt tồn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Tháng 05/2005 ACB chính thức gia nhập Hiệp hội bao thanh toán quốc tế, đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc đưa sản phẩm này vào phát triển tại ACB, khẳng định vị thế ACB luôn là ngân hàng đi đầu trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2009, ACB liên tục nhận được nhiều giải thưởng thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiêu biểu như: cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam (2004), huân chương lao động hạng ba của Chủ tịch nước (2007). Đặc biệt, năm 2009 ACB mở rộng mạng lưới hoạt động lên đến 234 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã nhận được tất cả các giải thưởng quốc tế của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới (Asiamoney, Finance Asia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker) dành cho các ngân hàng tại Việt Nam cùng với huân chương lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng. Các giải thưởng này khẳng định vị thế của ACB với sự tăng trưởng bền vững và uy tín đối với ngành tài chính ngân hàng thế giới trong bối cảnh thị trường tiền tệ tín dụng thế giới có rất nhiều biến động.

2.1.2 Q trình phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu

™ Ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước, cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, bao thanh tốn, mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

™ Tình hình hoạt động

Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm cụ thể như sau:

Biểu đồ: 2.1 Chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm 2005 – 2009

(Nguồn Số liệu: Báo cáo thường niên năm 2009 của Ngân hàng Á Châu)

Tổng tài sản của ACB liên tục tăng trưởng qua các năm, thể hiện quy mô hoạt động của ACB được mở rộng, năm 2005 tổng tài sản đạt 24,273 tỷ đồng và đến cuối năm 2009, quy mô tổng tài sản của ACB đạt 167,881 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần so với năm 2005.

Nguồn vốn huy động có xu hướng tăng trưởng qua các năm, tính đến cuối năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 134,502 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn đạt mức cao, bình quân trên 50% qua mỗi năm.

Kết quả kinh doanh của ACB luôn thể hiện bằng những con số ấn tượng, dư nợ cho vay tăng trưởng liên tục qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2007 bình quân dư nợ năm sau tăng gần gấp đôi so với năm trước. Năm 2008, dư nợ chỉ tăng khoảng 9% do tình hình kinh tế có nhiều biến động, chính sách hạn chế phát triển tín dụng của NHNN. Bước sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 79% so với năm 2008. Lợi nhuận gia tăng qua các năm, năm 2006 tăng hơn 75%, năm 2007 tăng hơn 200%, năm 2008 tăng hơn 20%, năm 2009 tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.1: Mục tiêu hoạt động năm 2010 của Tập đoàn

Stt Chỉ tiêu Mục tiêu

1 Lợi nhuận trước thuế 3,600 tỷ đồng

2 Tổng tài sản 210,000 tỷ đồng

3 Dư nợ cho vay khách hàng 96,000 tỷ đồng 4 Huy động tiền gửi khách hàng 170,000 tỷ đồng

5 Tỷ lệ nợ xấu < 1%

(Nguồn Số liệu: Báo cáo thường niên năm 2009 của Ngân hàng Á Châu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)