Kết quả hoạt động kinh doanh bao thanh toán tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 48)

2.2 Quá trình hoạt động và phát triển bao thanh toán tại ACB

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh bao thanh toán tại ACB

2.2.2.1 Tình hình hoạt động bao thanh tốn:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động bao thanh tốn tăng trưởng qua các năm

Đvt: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng/Giảm (2008/2007) Năm 2009 Tăng/Giảm (2009/2008) 6T/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Doanh số bao thanh toán

957,476 794,772 -162,704 -16.99 831,860 37,088 4.67 710,320

Số tiền ứng trước 714,266 635,817 -78,449 -10.98 642,170 6,353 1.00 598,260 Dư nợ ứng trước 103,122 47,124 -55,998 -54.30 96,166 49,042 104.07 157,300 Phí bao thanh tốn 1,287 1,498 211 16.43 1,353 -145 -9.70 2,800 Lãi bao thanh toán 8,223 10,121 1,898 23.08 7,571 -2,550 -25.20 6,200 Số bên bán hàng

hiện tại

133 172 39 29.32 206 41 19.90 247

Số lượng chi nhánh 27 45 18 66.67 61 16 35.56 65

(Nguồn: Bộ phận Bao thanh toán – Hội sở)

Biểu đồ 2.3: Phí và lãi bao thanh tốn

Biểu đồ 2.4: Số lượng bên bán hàng và số lượng chi nhánh

0 50 100 150 200 250

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010

Số lượng bên bán hàng

2.2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động bao thanh toán

™ Về doanh số và dư nợ bao thanh toán

Hoạt động bao thanh toán được triển khai vào cuối năm 2005 và đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định sau gần 5 năm chính thức đi vào hoạt động. Kết quả cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2007 là năm hoạt động BTT dần đi vào ổn định phát triển tương đối tốt so với giai đoạn đầu triển khai. Doanh số BTT đạt 957 tỷ đồng, dư nợ ứng trước đạt 103 tỷ đồng, phí thu được 1,28 tỷ đồng với 133 khách hàng và 27 chi nhánh triển khai nghiệp vụ.

Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thối kinh tế diễn ra ở Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, kéo theo sự suy thối của nền kinh tế tồn cầu. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đầu tư nước ngồi giảm, xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước giảm đáng kể, thị trường chứng khốn tụt dốc, thị trường bất động sản đóng băng…Chính sách tiền tệ của NHNN liên tục thay đổi, chẳng hạn đầu năm thực hiện thắt chặt tín dụng, các tháng cuối năm lại nới lỏng, điều này buộc các tổ chức tài chính tín dụng bắt đầu cuộc đua lãi suất huy động nhằm cân đối nguồn vốn cho vay. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các Tổ chức tín dụng nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng ACB từ tháng 07/2008 đã ban hành chính sách hạn chế giải ngân, thậm chí dừng giải ngân đối với các khoản được cấp hạn mức tín dụng, chính điều này đã góp phần làm giảm mạnh dư nợ bao thanh tốn. Doanh số BTT năm 2008 còn 795 tỷ đồng (giảm 16,99% so với năm 2007), dư nợ đạt 47 tỷ đồng (giảm 54,03% so với năm 2007).

Năm 2009 nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu năm 2008. Trong xu thế chung, kinh tế Việt Nam

cũng dần cải thiện, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Việc ban hành các quyết định nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích cầu đầu tư và tiêu dùng như Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng; hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất, kinh doanh; mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nơng nghiệp…Với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã khắc phục phần nào khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh dần khởi sắc, kinh tế phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Kết thúc năm 2009, theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo ngày 31/12/2009, kinh tế Việt Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng 5,32%, đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Ðáng chú ý là GDP của quý III-2009 tăng 6,04% và quý IV-2009 tăng 6,9%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2008, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế triển khai trong năm vừa qua phù hợp tình hình thực tế. Ngồi ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình qn năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây. Cùng với dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế, đã tác động đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bên cạnh chính sách mang tầm vĩ mơ của Chính phủ, việc tập trung đẩy mạnh bao thanh toán vào các phân khúc bên mua hàng là các Tập đoàn nhà nước, các tổng công ty, hệ thống bệnh viện đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng hoạt động BTT năm 2009 phát triển rõ so với năm 2008, cụ thể doanh số BTT đến 31/12/2009 đạt 832 tỷ đồng (tăng 4,67% so với năm 2008), dư nợ BTT đạt 96,17 tỷ đồng (tăng 104,07% so với năm 2008), khách hàng mới tăng thêm 34 khách hàng và hệ thống mạng lưới chi nhánh triển khai nghiệp vụ BTT là 61 chi nhánh, tuy nhiên thu nhập phí và lãi giảm so với năm 2008 do chính sách giảm phí và lãi suất để hỗ trợ một phần các khó khăn của doanh nghiệp.

Bước sang năm 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hơn trên đà phục hồi. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 6% - 6,1%. Trong Quý I/2010 tăng 5,83% và tăng lên 6,2% - 6,4% trong Quý II/2010. Nhìn lại 6 tháng đầu năm, các nhân tố hỗ trợ tăng trưởng đều đang đi theo chiều hướng có lợi, đầu tư phát triển được đẩy mạnh giúp sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hoạt động xuất khẩu tiếp tục được cải thiện…Cùng với dấu hiệu hồi phục kinh tế, hoạt động bao thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2010 cũng đạt được những con số khả quan. Doanh số bao thanh toán đạt hơn 710 tỷ đồng (chiếm 85,39% so với cả năm 2009), dư nợ đạt hơn 157 tỷ đồng (tăng hơn 163% so với dư nợ cuối năm 2009), tổng phí bao thanh tốn thu được là 2,8 tỷ đồng ( tăng hơn 2 lần so với cả năm 2009). Với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2010, dự kiến đến cuối năm 2010, hoạt động bao thanh toán sẽ đạt được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với dư nợ bao thanh toán là 300 tỷ đồng và phí bao thanh tốn là 3 tỷ đồng.

™ Về phân khúc thị trường hoạt động bao thanh tốn

Căn cứ theo vị trí địa lý và chính sách hoạt động. ACB phân chia các chi nhánh theo 05 khu vực nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý (chỉ tiêu dư nợ, huy động, số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu…) cụ thể như sau: Khu vực TP.HCM, Khu vực miền Bắc, Khu vực Đông Nam Bộ, Khu vực Tây Nam Bộ, Khu vực miền Trung.

¾ Khu vực TP.HCM: bao gồm các chi nhánh tại các Quận, huyện thuộc TP.HCM

¾ Khu vực miền Bắc: bao gồm các chi nhánh ở các tỉnh Hịa Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phịng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.

¾ Khu vực Đơng Nam Bộ: bao gồm các chi nhánh tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận.

¾ Khu vực Tây Nam Bộ: bao gồm các chi nhánh tại các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

¾ Khu vực miền Trung: bao gồm các chi nhánh tại các tỉnh Daklak, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận.

Bảng 2.3: Số lượng khách hàng theo các khu vực

(Nguồn: Bộ phận Bao thanh toán – Hội sở)

Bảng 2.4: Tỷ lệ phần trăm (%) khách hàng theo khu vực

Stt Khu vực Tháng (số liệu lũy kế)

31/12/2009 30/06/2010 1 Miền Bắc 9 14 2 Miền Trung 0 0 3 Đông Nam Bộ 7 10 4 Tây Nam Bộ 1 0 5 TP.HCM 189 223 TỔNG 206 247

Miền Bắc Miền Trung Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ TP.HCM

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ khách hàng bao thanh toán (phân theo khu vực) 5.67% 0.00% 4.05% 0.00% 90.28%

Tỷ lệ khách hàng bao thanh toán

Mi n B c Mi n Trung

Đông Nam B

Tây Nam B TP.HCM

™ Đánh giá theo khu vực

Hiện nay, khu vực TP.HCM là khu vực đứng đầu về số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bao thanh tốn (doanh số, dư nợ, phí, lãi). Với 60 chi nhánh/phòng giao dịch đã triển khai thực hiện (chiếm 92,31% số lượng đơn vị trên toàn hệ thống đang triển khai nghiệp vụ bao thanh tốn). Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của bao thanh tốn vì khu vực TP.HCM tập trung khá nhiều doanh nghiệp bên bán cũng như bên mua thỏa các tiêu chí của ACB nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận khách hàng cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ từ BP.BTT. Tại khu vực TP.HCM, một số chi nhánh lớn với số lượng khách hàng thực hiện bao thanh tốn như: Sở Giao dịch (18 khách hàng), Bình Tây (14 khách hàng), Bình Thạnh (11 khách hàng), Phan Ðăng Lưu (14 khách hàng), Tân Bình (12 khách hàng)…phần nào thể hiện được TP.HCM là thị trường chính đối với sản phẩm bao thanh

Ngoài ra, do BP.BTT của ACB nằm tại khu vực TP.HCM nên công tác hỗ trợ từ BP.BTT cũng như Khối Khách hàng doanh nghiệp đến các chi nhánh/phòng giao dịch được sâu sát hơn. Cụ thể như việc phối hợp bán hàng, thu thập thơng tin báo cáo tài chính, hỗ trợ xác nhận cơng nợ, tư vấn quy trình nghiệp vụ, đào tạo hệ thống...

BP.BTT trực tiếp tiếp thị khách hàng bên bán và bên mua; thu thập hồ sơ và chuyển về các chi nhánh thực hiện cấp hạn mức BTT. Chính sự hỗ trợ cụ thể từ BP.BTT mà các đơn vị tại khu vực TP.HCM đã hưởng ứng rất tích cực việc chào bán sản phẩm BTT do có sự hỗ trợ thiết thực từ BP.BTT. Do vị trí địa lý nên cơng tác đào tạo về nghiệp vụ, sản phẩm của BP.BTT dành cho các khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Tây Nam Bộ, miền Đơng Nam Bộ cịn nhiều hạn chế. Hiện nay, BP.BTT đang tập trung tổ chức các buổi đào tạo trực tiếp tại các chi nhánh thuộc khu vực TP.HCM nên cơng tác bán hàng có nhiều thuận lợi hơn so với khu vực khác do các nhân viên thường xuyên được đào tạo nên khả năng chào bán sản phẩm bao thanh toán khá tốt.

™ Về số lượng chi nhánh hoạt động

Giai đoạn đầu triển khai bao thanh tốn, chỉ có 02 chi nhánh của ACB được tập trung phát triển bao thanh toán (Sở Giao dịch, Bình Dương), đây cũng là 02 đơn vị thử nghiệm hoạt động bao thanh toán. Đến thời điểm 30/06/2010, số lượng các đơn vị chính thức có các giao dịch bao thanh toán là 65 đơn vị (chiếm 25,59% số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc). 100% các đơn vị trong toàn hệ thống nhận biết và hiểu về sản phẩm bao thanh toán. Đây là kết quả đáng khích lệ của BP.BTT Hội sở cũng như Khối Khách hàng doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm đến các kênh phân phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 48)