Phân tích đánh giá SWOT bao thanh toán tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 53)

2.2 Quá trình hoạt động và phát triển bao thanh toán tại ACB

2.2.3 Phân tích đánh giá SWOT bao thanh toán tại ACB

™ Điểm mạnh:

ACB là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai sản phẩm bao thanh toán trong nước, có số lượng khách hàng và dư nợ bao thanh toán trong nước cao nhất so với các ngân hàng khác. Sau hai năm triển khai, ACB đã gặt hái được một số thành công nhất định trong việc giới thiệu một kênh huy động vốn mới, linh hoạt, không cần tài sản đảm bảo cho bên bán hàng và tạo mối quan hệ với bên mua hàng.

Có hệ thống mạng lưới rộng khắp, bao thanh tốn được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, ACB có Bộ phận bao thanh tốn chun trách về sản phẩm dịch vụ, có nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ sản phẩm, hỗ trợ chi nhánh tiếp thị bên bán, đồng thời tìm kiếm các bên mua hàng nhằm định hướng cho chi nhánh trong quá trình triển khai sản phẩm.

ACB nhận được sự hợp tác của một số bên mua hàng trong việc ký xác nhận thông báo, cung cấp danh sách nhà cung cấp và báo cáo tài chính nên cũng tạo điều kiện trong việc phát triển bao thanh toán tại ACB.

Bao thanh tốn có một số ưu điểm:

¾ Khơng cần tài sản đảm bảo cho khoản ứng trước dựa chủ yếu vào doanh số bán hàng nên doanh số càng cao thì hạn mức bao thanh tốn càng nhiều.

¾ Khách hàng khơng cần chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, chỉ cần cung cấp các chứng từ liên quan đến việc mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng cho ACB là có thể giải ngân bao thanh tốn.

Trong q trình triển khai, ACB cũng dần hoàn thiện và chỉnh sửa sản phẩm cho phù hợp với thực tế, nhờ đó dịch vụ bao thanh tốn của ACB mang tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng TMCP khác về lãi, phí cũng như thủ tục thực hiện. Cụ thể:

¾ Về phí bao thanh tốn: Mức phí bao thanh tốn liên tục được điều chỉnh theo xu hướng thị trường. Khi bắt đầu triển khai bao thanh tốn, phí bao thanh tốn ở mức 0,5% và tính trên trị giá khoản phải thu mỗi lần giải ngân bao thanh tốn (khơng phân biệt thời gian của khế ước bao thanh toán). Và theo xu thế của thị trường, BP.BTT đã điều chỉnh phí theo hai hướng là phí tính trên hạn mức (0,4%/hạn mức bao thanh tốn được cấp) và phí tính trên trị giá khoản phải thu mỗi lần giải ngân. Đặc biệt phí tính trên trị giá khoản phải thu phụ thuộc vào thời gian của khế ước BTT (dao động từ 0,1% - 0,2%).

¾ Về lãi suất BTT: Trong giai đoạn đầu triển khai, lãi suất BTT luôn cao

hơn lãi suất cho vay ngắn hạn từ 0,2% - 0,3%/tháng do quan điểm khơng có TSBĐ nên rủi ro sản phẩm cao hơn. Tuy nhiên, chính giá sản phẩm quá cao (lãi suất cộng thêm phí) nên phần lớn khách hàng ln cân nhắc, tính tốn khi sử dụng sản phẩm. Trong năm đầu tiên thực hiện BTT (2005) chỉ có 03 khách hàng sử dụng sản phẩm. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động BTT phát triển và cạnh tranh hơn, ACB đã điều chỉnh mức lãi suất BTT bằng mức lãi suất cho vay ngắn hạn từ năm 2007. Đây cũng là cột mốc đánh dấu cho hoạt động BTT tại ACB.

¾ Về quy chế BTT: ACB đã điều chỉnh và ban hành quy chế mới ngày

14/02/2009 cho phép mở rộng thực hiện bao thanh toán với lĩnh vực dịch vụ (trừ một số lĩnh vực dịch vụ tài chính và xây dựng khơng được phép thực hiện theo Quyết định số 30 của NHNN) và cho phép tiếp tục thực hiện bao thanh toán với bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng không đồng ý ký xác nhận thơng báo bao thanh tốn (các trường hợp này do Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp quyết định).

¾ Về thủ tục giải ngân: Ngồi việc cung cấp hồ sơ thực hiện BTT (hồ sơ

bên bán hàng có nhu cầu giải ngân BTT, bên bán hàng phải cung cấp cho ACB các chứng từ để xác thực khoản phải thu có phát sinh bao gồm: hóa đơn bán hàng (liên 3), biên bản giao nhận hàng hóa/phiếu xuất kho/phiếu nhập kho, đơn đặt hàng, đối chiếu công nợ ngay tại thời điểm giải ngân. Tuy nhiên, thực tế mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua thuộc các lĩnh vực, ngành khác nhau khơng hồn tồn đồng nhất về các chứng từ. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển BTT mà vẫn kiểm soát rủi ro, Bộ phận bao thanh toán đã nghiên cứu các quy trình mua bán đặc biệt của các bên và ban hành các quy trình hướng dẫn riêng trong các trường hợp đặc thù như: Quy trình phối hợp tác nghiệp BTT với hệ thống siêu thị Metro, hệ thống siêu thị Big C, hệ thống siêu thị Saigon Co-op, Tập đồn Bưu chính viễn thơng (VNPT)…

™ Điểm yếu

So với các sản phẩm vay thông thường, khi sử dụng bao thanh tốn ngồi lãi suất, khách hàng phải trả thêm khoản phí bao thanh tốn. Khoản phí BTT đã đẩy giá bao thanh toán (lãi suất cộng thêm phí cao hơn khoảng 10 – 20% so với giá cho vay ngắn hạn). Điều này đã tác dộng đến quyết định sử dụng sản phẩm BTT do khách hàng phải cân nhắc chi phí cũng như hiệu quả mang lại.

Bao thanh toán chỉ thực hiện được khi bên mua hàng đồng ý ký xác nhận thơng báo bao thanh tốn và phát triển khi bên mua hàng hỗ trợ hợp tác với ACB trên diện rộng như cung cấp danh sách bên bán hàng, báo cáo tài chính, thơng tin pháp lý…Vì vậy, hạn chế tính chủ động của ACB trong việc triển khai bao thanh toán. Trong thực tế, một số bên mua hàng do có vị thế so với nhà cung cấp nên việc thuyết phục bên mua hàng ký xác nhận thông báo cũng như cung cấp báo cáo tài chính gặp rất nhiều khó khăn và hầu như khó thực hiện đã làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng thị trường. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý

cũng như quyết định sử dụng bao thanh tốn của bên bán hàng vì nhiều nguyên nhân (quy trình thủ tục vẫn chưa được tinh giản tới mức yêu cầu, ảnh hưởng mối quan hệ mua bán, mất quyền chủ động...).

Chi nhánh trước nay đã rất quen thuộc với các sản phẩm tín dụng truyền thống nên chưa ưu tiên tập trung tiếp thị bao thanh toán mà chỉ xem bao thanh toán là sản phẩm phụ nếu tiếp thị không thành công sản phẩm tín dụng truyền thống.

Bao thanh tốn là sản phẩm tương đối mới và khá đặc biệt do quy trình thực hiện có liên quan đến bên mua hàng nên cần nhiều thời gian trong việc đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình tiếp thị khách hàng cũng như triển khai nghiệp vụ.

™ Cơ hội

Hiện nay phương thức bán hàng trả chậm ngày càng phổ biến, chiếm dụng khá nhiều vốn lưu động của nhà cung cấp. Do đó, nhà cung cấp thường hay thiếu hụt vốn lưu động để trang trải các chi phí trong khi tài sản đảm bảo nợ vay khơng cịn nên việc lựa chọn sử dụng sản phẩm bao thanh tốn có nhiều tiềm năng phát triển.

Việc xây dựng mối quan hệ với bên mua hàng và đào tạo nhân viên mất khá nhiều thời gian nên ACB cần có kế hoạch đào tạo bài bản và chiến lược tiếp cận các bên mua hàng phù hợp sẽ tranh thủ được sự hợp tác của bên mua hàng trong việc khai thác danh sách nhà cung cấp, tiến hành tiếp thị và chiếm lĩnh thị trường.

Bao thanh tốn khơng cần tài sản bảo đảm nên việc xây dựng cơ chế kiểm soát rủi ro và theo dõi thu nợ cần phải chặt chẽ nếu không sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu. ACB đã trải qua thời gian thử nghiệm và cũng đã đúc kết một số kinh nghiệm nhất định nên gặp nhiều thuận lợi trong việc đơn giản thủ tục, mạnh dạn thay đổi quy trình để có thể phát triển mạnh trong thời gian tới mà vẫn giảm thiểu được rủi ro.

Các ngân hàng cạnh tranh của ACB như: Sacombank, Techcombank, SCB, HSBC, Citibank...đều đã triển khai sản phẩm dịch vụ bao thanh toán, tuy nhiên khách hàng chủ yếu là sử dụng các sản phẩm tương tự như: chiết khấu hóa đơn, cầm cố quyền địi nợ... chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng hiện hữu có quan hệ tín dụng. Trong khi đó, ACB khơng hạn chế đối tượng khách hàng bên bán nếu bên mua hàng nằm trong danh mục được cấp hạn mức bao thanh toán.

™ Thách thức

Hiện nay, các ngân hàng TMCP và ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ bao thanh toán như: Techcombank, Sacombank, Maritime Bank, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Phương Đông, HSBC, Citibank… nên việc cạnh tranh để tăng trưởng khách hàng cũng gia tăng thị phần trong lĩnh vực dịch vụ bao thanh toán sẽ khá gay gắt trong thời gian tới.

Cách thức triển khai bao thanh toán của một số ngân hàng được thực hiện linh hoạt hơn so với ACB, dẫn đến quy trình cấp hạn mức và thủ tục giải ngân được tinh giảm. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia sử dụng dịch vụ. Điều này sẽ tạo sức ép không nhỏ đối với hoạt động bao thanh toán tại ACB.

Sản phẩm tương tự và thay thế của ngân hàng cạnh tranh đang là thách thức lớn cho hoạt động bao thanh toán tại ACB vì hồ sơ thủ tục đơn giản, khơng có sự tham gia của bên mua hàng đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho khách hàng lựa chọn các sản phẩm tương tự.

Việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nước ngoài mở rộng mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lãi phí cạnh tranh, mạng lưới tồn cầu và có mối quan hệ tốt với các công ty đa quốc gia sẽ là một trong những mối đe dọa cho ACB trong việc phát triển cả bao thanh toán trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)