Định hướng phát triển bao thanh toán tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 79)

3.2 Định hướng phát triển bao thanh toán của ngành Ngân hàng Việt Nam và Ngân

3.2.2 Định hướng phát triển bao thanh toán tại ACB

Nhận thức và dự báo được tầm quan trọng của dịch vụ bao thanh tốn trong q trình phát triển của ACB, khi mà phương thức mua bán trả chậm ngày càng phổ biến. Ngay từ giai đoạn đầu mới chính thức triển khai, ACB đã thành lập BP.BTT độc lập với các bộ phận của sản phẩm dịch vụ tín dụng, huy động và tài trợ xuất nhập khẩu của Khối Khách hàng doanh nghiệp để chuyên tâm nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ trên toàn hệ thống.

Quyết định tham gia vào Hiệp hội bao thanh toán quốc tế của Tổng Giám đốc đã thể hiện quyết tâm của ACB trong việc cam kết phát triển sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và hình ảnh của ACB, bao thanh tốn là sản phẩm khơng thể thiếu trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay và trong tương lai của hoạt động tài chính tại ACB khi một phần không nhỏ các Ngân hàng trong nước và nước ngoài đang bắt đầu đẩy mạnh hoạt động này đến các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Theo định hướng phát triển hiện nay, ACB vẫn duy trì mơ hình BP.BTT do thị phần của sản phẩm so với dư nợ của toàn hệ thống. Mục tiêu của ACB trong tương lai đối với hoạt động bao thanh toán là thành lập trung tâm bao thanh tốn hoạt động độc lập hoặc có thể chuyển giao về cho Cơng ty cho th tài chính của ACB để tập trung nghiên cứu, đẩy mạnh và phát triển sản phẩm.

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng

TMCP Á Châu

3.3.1 Giải pháp vĩ mơ –Về phía Nhà nước

3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ bao thanh toán

Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các tổ chức tài chính mạnh dạn phát triển hoạt động bao thanh toán, Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa về hành lang pháp lý, cụ thể là luật các công cụ chuyển nhượng cho phép:

Các đơn vị bao thanh toán được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ là bên bán hàng đối với bên mua hàng sau khi bên bán hàng chuyển nhượng lại khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.

Đơn vị bao thanh tốn có quyền đối với tài sản của bên bán hàng khi bên mua hàng khơng hồn thành nghĩa vụ thanh toán hoặc bên bán hàng phá sản (trường hợp bao thanh tốn có truy địi).

Đơn vị bao thanh tốn chỉ cần thơng báo đến bên mua hàng việc bên bán hàng đã chuyển nhượng lại toàn bộ các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ cho bên mua hàng. Luật các công cụ chuyển nhượng phải chỉ định Bên mua hàng có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thông báo đã được đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gởi mà khơng có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận được đồng thông báo. Bên mua hàng chỉ được phép từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trong trường hợp bên bán hàng khơng thực hiện đúng các cam kết thỏa thuận trong hợp đồng về giá cả, chất lượng sản phẩm…và xuất trình đầy đủ chứng từ chứng minh về việc bên bán hàng vi phạm.

Đơn vị bao thanh tốn có quyền xử lý, khởi kiện trong việc thu hồi các khoản phải thu đã được bên bán hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên mua hàng khơng hồn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải trả theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trường hợp bên mua hàng mất khả năng thanh tốn, phá sản vì lúc này vai trò của đơn vị bao thanh tốn là vai trị chủ nợ.

3.3.1.2 Hồn thiện thơng tin trung tâm tín dụng

Để cơng tác thẩm định khách hàng chính xác và nhanh chóng, thơng tin là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khách hàng có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh. Nếu thơng tin tài chính thu thập của khách hàng khơng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì Đơn vị bao thanh tốn khơng thể đánh giá khách hàng đầy đủ, nhiều khi sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định thực hiện bao thanh toán với khách hàng, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh, trường hợp ra quyết định sai có thể dẫn đến rủi ro cho Đơn vị kinh doanh. Bên cạnh việc thu thập thông tin khách hàng từ các TCTD, Trung tâm thơng tin tín dụng nên thu thập thông tin từ các nguồn khác: Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Cơ quan Hải quan…để có được nguồn thông tin chất lượng.

Ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan cập nhật, cung cấp thơng tin tài chính của khách hàng theo định kỳ hàng quý, nhằm tạo cơ sở dữ liệu về khách hàng nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Tạo điều kiện cho các Đơn vị bao thanh tốn trong cơng tác thẩm định, đánh giá khách hàng. Từ đó mở rộng hoạt động bao thanh tốn.

Xây dựng các chương trình, chuẩn hóa cơng nghệ trong việc thu thập, xử lý số liệu báo cáo của khách hàng, đảm bảo độ chính xác cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc đánh giá khách hàng.

3.3.1.3 Quy chế bao thanh toán của Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay quy chế bao thanh toán chưa quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên đối với khoản phải thu khi xảy ra tranh chấp giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD khi thực hiện bao thanh toán nên quy định các khoản phải thu phải được đăng ký giao dịch bảo đảm và được pháp luật bảo vệ quyền lợi tương tự như đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm tiền vay. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm bắt buộc đối với các khoản phải thu được thực hiện bao thanh tốn cịn tránh được tình trạng khách hàng đem khoản phải thu đi thực hiện bao thanh toán ở nhiều TCTD cùng một lúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phận á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 79)