Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.5. Xây dựng thang đo
3.5.6. Thang đo mức độ cảm nhận của khách hàng về sự hấp dẫn của các chương
chương trình khuyến mãi
Theo kết quả nghiên cứu định tính cho rằng chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng khi nó thực sự hấp dẫn, được tổ chức thường xuyên, dễ dàng tham gia. Mức độ cảm nhận của khách hàng về sự hấp dẫn của chương trình khuyến mãi được ký hiệu là KM. Thang đo lường mức độ cảm nhận của khách
hàng về sự hấp dẫn của các chương trình khuyến mãi được đo bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ KM1 đến KMEV (xin xem Bảng 3-7). Các biến này cũng được
đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3-7: Thang đo mức độ cảm nhận về chương trình khuyến mãi Ký hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát Ký hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát
KM1 Chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn
KM2 Chương trình khuyến mãi thường xuyên KM3 Chương trình khuyến mãi dễ tham gia
KM4 Ln quan tâm đến các chương trình khuyến mãi
3.6. Tóm tắt
Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực
hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết về các nhân tố tác
động đến sự thỏa mãn của khách hàng khi mua sản phẩm gạo cao cấp của Công
ty Lương thực Tiền Giang tại TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện
qua 2 hai bước: nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng).
Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Mục đích của bước nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng khi mua sản phẩm gạo cao cấp của Công ty Lương thực Tiền Giang tại TP.HCM, các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng khi mua sản phẩm gạo cao cấp của Công ty Lương thực Tiền Giang với kích thước mẫu n = 250. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thơng tin qua phần mềm SPSS 11.5 for Windows và kết quả nghiên cứu.