Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.5. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
2.5.2 Tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ logistics
Với sự tăng trưởng nhanh và liên tục của nền kinh tế Việt Nam cùng với những nỗ lực cải cách đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngồi đến Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút được hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngịai với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và
-51-
hạn, hiện cịn khoảng 8.590 dự án cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số này, đã cĩ khoảng 50% số dự án triển khai gĩp vốn thực hiện, đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký.
Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dịng vốn đầu tư nước ngịai vào nước ta đã tăng kỷ lục (32,3 tỉ USD), với sự xuất hiện ngày càng nhiều những dự án quy mơ lớn như Nhà máy sản xuất chíp bán dẫn Intel của Mỹ, dự án sản xuất thiết bị điện tử của tập địan Foxconn Đài Loan (5 tỉ USD), dự án thép Thạch Khê của tập địan sản xuất thép lớn thứ năm thế giới Tata của Ấn Độ, Canon của Nhật Bản, P&G, Nike, Toyota…Việc lựa chọn đầu tư vào Việt Nam của các cơng ty, tập địan đa quốc gia đã làm phát sinh nhu cầu rất lớn về cung ứng nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất, cũng như là nhu cầu phân phối sản phẩm, hàng hĩa, dịch vụ.
Nĩi cách khác, đầu tư nước ngịai vào Việt Nam đã kéo theo nhu cầu rất lớn về dịch vụ logistics. Vì vậy cũng sẽ khơng lạ khi ngày càng cĩ nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới cĩ mặt tại Việt Nam như Schenker, Kuehne & Nagel, APL, TNT, NYK, MOL, Maersk Logistics…để cung cấp các dịch vụ logistics trọn gĩi (door to door), chất lượng mà các doanh nghiệp trong nước khơng đủ khả năng đảm nhận được. Theo tạp chí Visaba Times số tháng 09/2007, hiện 25 cơng ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới hầu hết đã cĩ mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức.
Với tập quán sử dụng nguồn lực bên ngịai (out sourcing) để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI hiện được xem là khách hàng chủ yếu trên thị trường dịch vụ logistisc tại Việt Nam. Chính vì vậy sự thành cơng trong việc thu hút vốn FDI được xem là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam. Bên cạnh đĩ, chính sách mở cửa hội nhập sâu rộng cộng với thành cơng trong việc thu hút FDI đã tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48 tỉ USD tăng 21,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong 5 năm giai đọan 2003-2007 đạt 23,6%/năm. Ngịai ra, việc mở của thị trường hàng hĩa cộng với nhu cầu đổi mới cơng nghệ máy mĩc, thiết bị của các doanh nghiệp, đã làm kim ngạch nhập khẩu gia tăng nhanh. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 59 tỷ USD, một con số kỷ lục, tăng 33% so với năm 2006 [xem
phụ lục 3, bảng 3.4].
Tính chung, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 là 107 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2006. Nếu so với 5 năm trước (năm 2003) thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 tăng 136%. Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu như thế cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện tại và trong tương lai là rất lớn.
Mặc dù được xem là một ngành dịch vụ cịn non trẻ nhưng trong thời gian qua dịch vụ logistics đã chứng tỏ được sự phát triển vượt bậc. Theo một tham luận được trình bày tại một hội thảo về “nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics trong vận tải biển” diễn ra ngày 18/04/2007, thì chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam hàng năm chiếm khỏang từ 8- 11 tỷ USD, ước khỏang từ 15%-20% GDP. Con số này ngịai việc chứng tỏ được sức hấp dẫn của thị trường dịch vụ logistics tại Việt nam, cịn cho thấy tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ này trong tương lai.
-52-
Tĩm lại, với một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nguồn vốn FDI liên tục được đổ vào, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hĩa luơn tăng ở mức cao, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn.