CÁC MƠ HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 25 - 29)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đặc trưng vốn có của q trình phát triển kinh tế dài hạn. Một nền kinh tế có cơ cấu linh hoạt sẽ đạt được một sự phát triển nhanh chóng, đó là một nền kinh tế mà trong đó các mục tiêu và công cụ được điều chỉnh một cách hợp lý để thích ứng với sự thay đổi của giới hạn và cơ hội kinh doanh.

1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu theo mơ hình hướng ngoại

Mơ hình hướng ngoại với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa nhiều hơn, có thể thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc xản xuất cho thị trường trong nước hay thị trường ngoài nước, tạo khả năng sinh lãi cao hơn việc sản xuất hàng xuất khẩu. Qua

thực tế nhận xét rằng có hai loại hình của chiến lược kinh tế mở cửa, đó là: (1) tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hướng có lợi cho xuất khẩu (chẳng hạn thơng qua trợ cấp xuất khẩu); (2) tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, tức là chuyển các khuyến khích theo hướng có lợi cho sự mở cửa.

Đặc điểm của các chính sách hướng ngoại ban đầu ở nhiều nước đang phát triển là hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho Chính phủ, nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho xuất khẩu. Mơ hình này được thực hiện với các chính sách thương mại thiên về ủng hộ sự thay thế hàng nhập khẩu, tạo ra một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà khơng cần tới sự bảo hộ mạnh mẽ.

Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đầu của việc thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển thường chuyển sang chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy. Cách tốt nhất là quan tâm đến việc cung cấp các đầu vào cho nhà xuất khẩu trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ.

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mơ hình hướng nội

Mơ hình hướng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực và có thể có các mặt hàng phi mậu dịch.

Ban đầu Chính phủ các nước đang phát triển lựa chọn các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nơng sản và khống sản mà trong nước sản xuất đuợc, đồng thời Chính phủ cũng đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu, làm giảm sức thu hút của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu tương đối so với nền cơng nghiệp hướng nội. Các chính sách trên sẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ

với sự trợ cấp thích hợp và dần dần khuyến khích nền cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu có tên là ngành cơng nghiệp non trẻ.

Chiến lược đóng cửa là thực hiện cơng nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch. Do vậy ít tạo sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu sản xuất ít nhạy bén hơn

1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng kết hợp

Mơ hình chung của hầu hết các nước trên thế giới là một nền kinh tế năng động: cơng nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối giữa các ngành; phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ tài chính nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao; vai trị quan trọng của Chính phủ trong hoạch định chính sách điều chỉnh, có khả năng đối phó với những biến động bất thường của trong nước cũng như nước ngồi.

Cơng nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối các ngành: Đây là loại yếu tố có lợi thế đặc biệt so với phương án chun mơn hóa trong nơng nghiệp. Mơ hình này cũng khơng ủng hộ chiến lược phát triển một ngành duy nhất. Nó khẳng định đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định phát triển. Nó cũng có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động bất thường và dễ hòa nhập với quốc tế. Mặt khác, ngành cơng nghiệp cịn là ngành ưu thế hơn trong việc tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tận dụng những đặc trưng của nền sản xuất hiện đại, khuyến khích tăng trưởng trong các khu vực khác của nền kinh tế thông qua việc mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất đầu ra là các thành phẩm và tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển lành mạnh của ngành nông nghiệp và khai khống có ý nghĩa sống cịn đối với thành cơng của q trình cơng nghiệp hóa. Chúng khơng những cung cấp phần lớn nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến, mà cịn là nguồn vốn và lao động cho công nghiệp và tạo nhu cầu trong nước về sản phẩm tiêu dùng của cơng nghiệp. Ngồi ra, sự thành cơng của hai ngành này cịn có ý nghĩa sống còn cho những giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa.

Phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao: trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì hệ thống tài chính

tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng GDP và sản xuất của cải. Tuy nhiên mối quan hệ nhân quả không phải là một chiều và sự phát triển của khu vực khác trong nền kinh tế về dịch vụ tài chính.

Như vậy, khu vực tài chính hoạt động tốt sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tư với tỷ suất lợi nhuận khả quan nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Điều quan trọng là nó có thể khuyến khích tính linh hoạt bằng cách: (1) Tăng hiệu quả chính sách tiền tệ, tạo một mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cân đối. Cụ thể là bằng cách tăng tỷ lệ giao dịch thông qua ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác để làm tăng khả năng phản ứng của nền kinh tế đối với các biến số tiền tệ. (2) Tăng khả năng điều chỉnh nhu cầu về tiền tệ thơng qua chính sách lãi suất và các chính sách khác, cải thiện cơ sở để kiểm soát cung ứng tiền tệ thông qua các giao dịch trên thị trường.

Tóm lại, chương 1 luận văn đã phân tích được những khái niệm cơ bản về cơ

cấu kinh tế, cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành, những nội dung cơ bản và đặc trưng cụ thể, nhân tố ảnh hưởng tác động của nó. Vai trị của cơ cấu kinh tế ngành trên các mặt: định hướng tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, quy định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế xã hội. Bằng phương pháp phân tích, chương 1 đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)