Cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam đến năm 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2006 2007

Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Ngành nông, lâm, thủy sản 27,2 24,5 20,5 20,4 20,0 Ngành công nghiệp, xây dựng 28,8 36,7 41,0 41,5 41,8

Ngành dịch vụ 44,0 38,8 38,5 38,1 38,2

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2006 [17].

3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của tỉnh Bình Dương 3.1.3.1. Thuận lợi 3.1.3.1. Thuận lợi

Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng có tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian qua; đồng thời có chủ trương lớn của Nhà nước là tập trung đầu tư phát triển cho vùng kinh tế động lực về hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại của cả nước (hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống cảng, hệ thống sân bay quốc tế, hệ thống bưu chính viễn thơng...) và hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội (hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo nghề...), hệ thống dịch vụ đời sống (nhà ở, bệnh viện...) nhằm tạo ra sự "cất cánh" của toàn Vùng trong thời gian tới, để chủ động hội nhập và mở cửa hướng vào các nước ASEAN và quốc tế. Mặt khác, thực tế trong thời

gian qua, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có sức thu hút các nhà đầu tư vào Vùng. Đây là lợi thế rất quan trọng, Bình Dương cần đón lấy cơ hội này để hoạch định và lựa chọn phương án phát triển

Tiềm năng phát triển công nghiệp rất lớn, là lợi thế của Bình Dương trong những năm trước mắt và đến 2020. Mặt khác, gần Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có lực lượng lao động có tay nghề khá dồi dào, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơng nghệ, Bình Dương có thể sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật có tay nghề khá của Thành phố Hồ Chí Minh. 8 +19

Chính sách “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư vào tỉnh đã phát huy tác dụng tích cực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển, năng lực, trình độ sản xuất của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tăng lên đáng kể. Văn hóa, xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện sẽ có tác động tích cực thúc đẩy hồn thành các tiêu chí, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

3.1.3.2. Khó khăn

Việc thực hiện đầy đủ lộ trình WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngồi, nhưng cũng là khó khăn, thách thức rất lớn đối với tỉnh bởi lẽ năng lực nền kinh tế của tỉnh cịn yếu, máy móc cơng nghệ lạc hậu, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh không cao, sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm đồng dạng nhiều địa phương trong nước và quốc tế.

Kết cấu hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, nhất là hệ thống giao thơng, các cơng trình thủy lợi phục vụ ngành nơng nghiệp vì vậy chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; Chất lượng nguồn nhân lực nhất lao động phổ thông phụ thuộc vào lao động nhập cư (trên 80% lao động trong KCN là người ngoài tỉnh), trong khi phần lớn lực lượng lao động này chưa qua đào tạo.

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thời tiết, giá cả nông sản không ổn định, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở

các huyện phía Bắc của tỉnh chưa gắn được với đầu tư hạ tầng và cơ sở chế biến phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

3.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2020

3.2.1. Quan điểm chỉ đạo chung

Quán triệt phương hướng chiến lược chung của cả nước, của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương tập trung khai thác những lợi thế về vị trí địa lý, nắm bắt cơ hội tạo ra những bước đột phá, phát triển kinh tế mạnh mẽ cả về lượng và chất với tốc độ tăng trưởng cao, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nâng tỷ trọng của các ngành dịch vụ xấp xỉ với các ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động đẩy mạnh cơng nghiệp hóa gắn với đơ thị hóa.

3.2.2. Quan điểm hội nhập kinh tế

Phát triển nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế nhằm thu hút vốn và công nghệ cao của các nước phát triển. Tạo ra sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh trên cơ sở tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, cấp – thốt nước, bưu chính viễn thơng, nhà ở…) đạt tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp. Ưu tiên đầu tư cho các ngành mũi nhọn để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tham gia thị trường thế giới, chú trọng thị trường các nước trong khu vực ASEAN và mở rộng các thị trường Nhật, châu Âu, Mỹ.

3.2.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường

Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các ngành và lĩnh vực có lợi thế về lao động, tài nguyên và nguồn nguyên liệu của các tỉnh và vùng lân cận. Chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và cân đối, tăng nhanh tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, phát triển nhanh các ngành dịch vụ nhằm nâng cao tỷ trọng đóng góp trong tổng GDP.

Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và phúc lợi cho nhân dân. Tạo thêm nhiều việc làm, chuyển đổi lao động nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát triển các vùng nơng thơn, các huyện phía Bắc, vùng căn cứ địa cách mạng nhằm rút ngắn chênh lệch giữa thành thị với nông thôn, giữa người giàu và người nghèo. Từng bước tạo ra sự chuyển biến cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế…

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi trọng giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí, trình độ chun mơn đáp ứng u cầu tăng trưởng kinh tế.

Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

3.2.4. Quan điểm phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng - an ninh

Quốc phòng - An ninh là một nhiệm vụ quan trọng của cả nước, do vậy, đối với Bình Dương, phát triển kinh kế - xã hội cần phải quán triệt quan điểm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh trên địa bàn, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 NĂM 2020

3.3.1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển; Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường; Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nhất

là vùng sâu, vùng xa, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội.

Củng cố quốc phịng, an ninh, ổn định chính trị xã hội. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với nhân dân.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể

Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP. Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)