Ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 44 - 52)

2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

2.2.2.1. Ngành công nghiệp

Ngành cơng nghiệp là ngành đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất của KV2, năm 1997 giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 5.456 tỷ đồng tăng lên 20.225,4 tỷ đồng vào năm 2001, năm 2006 đạt 112.471,3 tỷ đồng và năm 2007 đạt 140.479 tỷ đồng. Trong vòng 14 năm giá trị sản xuất tăng 135.023 tỷ đồng, bình quân 1 năm tăng 9.644,5 tỷ đồng (xin tham khảo phụ lục 2.9).

Bảng 2.10: Cơ cấu GTSX ngành Công nghiệp (theo giá hiện hành)

Tổng Khai thác Chế biến SXPP điện, khí đốt, nước GTSX (tỷ đồng) cấu (%) GTSX (tỷ đồng) cấu (%) GTSX (tỷ đồng) cấu (%) GTSX (tỷ đồng) cấu (%) TB 1997 – 2000 8.959,5 100 167,4 1,92 8.733,7 97,57 58,4 0,51 TB 2001 – 2005 50.124,8 100 465,2 1,09 49.459,2 98,38 200,4 0,53 ƯTH 2006 – 2010 196.323,0 100 1.481,0 0,75 194.585,6 99,12 256,4 0,13

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh BD, UBND tỉnh Bình Dương 1,2,18 .

Giá trị sản xuất cũng như tỷ trọng ngành cơng nghiệp tỉnh Bình Dương tập trung vào ngành cơng nghiệp chế biến. Vì vậy, quyết định đến quy mơ, tốc độ tăng trưởng

cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến (xin tham khảo phụ lục 2.10).

Trong cơng nghiệp chế biến: có 23 ngành sản phẩm, các ngành sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật giản đơn chiếm tỷ trọng cao như: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế; ngành hóa chất; ngành dệt, da, may mặc; Các ngành có hàm lượng kỹ thuật cơng nghệ cao, sử dụng ít lao động như: điện, điện tử, máy móc thiết bị, xe có động cơ chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu ngành công nghiệp đang có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật giản đơn sang ngành cơng nghiệp sử dụng ít lao động, có hàm lượng kỹ thuật cao, cụ thể:

Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống có tỷ trọng lớn nhất trong cơng nghiệp chế biến nhưng đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Cụ thể, giảm từ 28,70% giai đoạn 1997 – 2000 xuống 17,52% giai đoạn 2001 – 2005 và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 còn 15,97%; Tuy giảm về tỷ trọng nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên, Giá trị sản xuất trung bình theo giá thực tế giai đoạn 1997 – 2000 là 2.506,5 tỷ đồng, giai đoạn 2001 – 2005 là 8.664,4 tỷ đồng và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 31.070,2 tỷ đồng. Do vậy, công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn là chủ lực của cơng nghiệp tỉnh Bình Dương.

Cơ cấu tương tự cho ngành hóa chất là 12,27% - 10,33% - 9,29% tương ứng với giá trị sản xuất là 1.071,7 tỷ đồng – 5.109,3 tỷ đồng – 18.081,8 tỷ đồng; ngành sản xuất, chế biến gỗ, lâm sản là 5,56% - 3,59% - 2,84% tương ứng với giá trị sản xuất là 485,6 tỷ đồng – 1.774,0 tỷ đồng – 5.527,9 tỷ đồng; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế là tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp chế biến, nếu như giai đoạn 1997 – 2000 tỷ trọng trung bình chiếm 3,17%/năm thì đến giai đoạn 2001 – 2005 đã tăng lên 10,68%/năm và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 17,20% cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến và đang là ngành có triển vọng nhất tham gia thị trường Đài Loan, Mỹ và EU của tỉnh.

Ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử tăng từ 2,49% giai đoạn 1997 – 2000 lên 4,35% giai đoạn 2001 – 2005 và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 5,22%; cơ cấu tương tự cho ngành sản xuất máy móc, thiết bị là 0,45% - 1,89% - 2,39%; ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại là 1,38% - 6,66% - 5,35%; ngành sản xuất sản phẩm da và giả da là 6,96% - 7,02% - 7,88%; ngành sản xuất sản phẩm may mặc là 5,91% - 5,70% - 5,16%… (xin tham khảo phụ lục 2.10).

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng sản phẩm công nghiệp của tỉnh không ngừng được cải tiến, nâng cao khả năng cạnh tranh. Có được tiến bộ về chất lượng sản phẩm trước hết là do quan tâm đổi mới máy móc, thiết bị và sử dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên, với việc hội nhập với thị trường thế giới, ngành cơng nghiệp tỉnh cần phải tích cực đổi mới. Năm 2006, trong 17 ngành công nghiệp có giá trị sản xuất trên 1.000 tỷ đồng, thì có: 5 ngành có giá trị sản xuất trên 3.000 tỷ đồng, 6 ngành có giá trị sản xuất trên 5.000 tỷ đồng 3 ngành có giá trị sản xuất trên 10 tỷ đồng nhưng chủ yếu là gia công, phần lớn sản phẩm các ngành được sản xuất ra trên

cơ sở tiêu thụ các nguyên phụ liệu, linh kiện, chi tiết, bán sản phẩm của các nước. 2.2.2.2. Ngành xây dựng

Bảng 2.11: Cơ cấu GTSX ngành Xây dựng (theo giá hiện hành) Xây dựng Lắp đặt trang

thiết bị

Hồn thiện cơng

trình Xây dựng khác GTSX (tỷ đồng) cấu (%) GTSX (tỷ đồng) cấu (%) GTSX (tỷ đồng) cấu (%) GTSX (tỷ đồng) cấu (%) TB 1997 – 2000 431,9 81,1 75,4 14,2 18,2 3,3 7,9 1,4 TB 2001 – 2005 1.361,9 79,4 228,1 12,6 98,1 5,5 42,3 2,5 ƯTH 2006 – 2010 3.837,9 77,7 720,2 14,6 291,0 5,9 89,2 1,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BD, UBND tỉnh Bình Dương 1,2,18 .

Trong xây dựng, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm dần từ 81,1%/năm giai đoạn 1997 – 2000 xuống 79,4%/năm giai đoạn 2001 –

có xu hướng tăng dần từ 3,3%/năm giai đoạn 1997 – 2000 tăng lên 5,5%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và đạt 5,9%/năm giai đoạn 2010; tỷ trọng ngành lắp đặt trang thiết bị và xây dựng khác tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung vẫn đang có xu hướng gia tăng

(xin tham khảo chi tiết tại phụ lục 2.11).

Tổng vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 1997 – 2000 là 2.133,7 tỷ đồng, trung bình 1 năm là 533,4 tỷ đồng; giai đoạn

2001 – 2005 tăng lên 8.652,2 tỷ đồng, trung bình 1 năm là 1.730,4 tỷ đồng; ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xây dựng là 24.691,4 tỷ đồng, trung bình 1 năm là 4.938,3 tỷ đồng. Các ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ bản là: hệ thống giao thông; điện, nước, thông tin liên lạc, kho bãi, vận tải…

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh có nhiều tiến bộ, điều hành linh hoạt trong triển khai thực hiện kế hoạch, huy động được nguồn vốn khá lớn từ các thành phần kinh tế tham gia vào cơng tác xây dựng, tăng cường vai trị trách nhiệm của các cấp quản lý và chủ đầu tư, thủ tục được cải tiến, tập trung cao cho công tác giải tỏa đền bù, công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án cũng làm tốt hơn.

Kết luận KV2

Khu vực 2 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh Bình Dương. Trong KV2 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm phần lớn và càng ngày càng tăng trong khi ngành xây dựng càng ngày càng giảm. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối cả ngành công nghiệp và xây dựng đều tăng trưởng mạnh.

Trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn và là ngành quyết định sự tăng trưởng của ngành công nghiệp.

2,133.7 533.4 8,652.2 1,730.4 24,691.4 4,938.3 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 1997 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010

Đồ thị 2.4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong nội bộ ngành xây dựng, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất tiếp theo là ngành lắp đặt trang thiết bị, ngành hoàn thiện cộng trình và xây dựng khác.

2.2.3. Ngành dịch vụ (KV3)

Khu vực 3 đã và đang tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu trung bình thời kỳ 1997 - 2000 đạt 8,32%/năm, tiếp tục tăng rất nhanh trong thời kỳ 2001 - 2005 đạt 15,48%/năm. Ước thực hiện thời kỳ 2006 – 2010 đạt 15,60%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu của KV3 liên tục tăng lên theo thời gian, từ 3.476,4 tỷ đồng/năm thời kỳ 1997 - 2000, tăng lên 7.189,3 tỷ đồng/năm thời kỳ 2001 – 2005 và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 16.401,8 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, tỷ trọng của KV3 không lớn trong GDP, dịch chuyển chậm trong nhiều năm qua. Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ vẫn chỉ chiếm xấp xỉ ¼ GDP (xin tham khảo chi tiết tại phụ lục 2.1). Hiện tượng này biểu hiện sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, ẩn chứa những dấu hiệu có thể dẫn đến những trì trệ xảy ra trong giai đoạn tới nếu khơng có giải pháp hữu hiệu ngay từ bây giờ nhằm nâng cao tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ trong tổng GDP.

Bảng 2.12: Cơ cấu doanh thu KV3 (theo giá hiện hành) Thương mại Du lịch Nhà hàng, khách sạn Dịch vụ khác Doanh thu (tỷ đồng) cấu (%) Doanh thu (tỷ đồng) cấu (%) Doanh thu (tỷ đồng) cấu (%) Doanh thu (tỷ đồng) cấu (%) TB 1997 – 2000 2.877,5 82,13 0,9 0,02 223,9 6,42 374,1 11,42 TB 2001 – 2005 5.311,8 75,27 2,9 0,04 712,6 9,41 1.162,0 15,28 ƯTH 2006 – 2010 10.472,9 63,88 6,6 0,04 1.885,6 11,49 4.036,7 24,59

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BD, UBND tỉnh Bình Dương 1,2,18 .

Ngành thương mại có doanh thu lớn nhất nhưng có xu hướng giảm dần, tỷ trọng doanh thu của ngành thương mại giảm mạnh từ 82,13%/năm giai đoạn 1997 – 2000

xuống còn 75,27%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 còn 63,88%/năm. Các ngành du lịch; nhà hàng, khách sạn; dịch vụ khác tăng nhanh theo tỷ lệ tương ứng, xu hướng này cho thấy các ngành dịch vụ đang chuyển động theo chiều hướng tích cực, phù hợp với xu thế phát triển.

2.2.3.1. Ngành thương mại

Ngành thương mại đã có những chuyển biến đáng kể, hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành và có sự gia tăng khá nhanh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu, doanh thu trung bình giai đoạn 1997 – 2000 là 2.877,5 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2001 – 2005 là 5.311,8 tỷ đồng/năm, ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 10.472,9 tỷ đồng/năm (gấp 1,9 lần giai đoạn 2001 – 2005 và gấp 3,6 lần giai đoạn 1997 – 2000).

Số đơn vị kinh doanh cũng như số lao động đang làm việc trong ngành thương mại tăng mạnh, trung bình giai đoạn 1997 – 2000 là 7.299 đơn vị với 11.900 lao động, bình quân 1,63 lao động/đơn vị; tương ứng giai đoạn 2001 - 2005 là 12.710 - 25.300 – 1,99; giai đoạn 2006 - 2010 là 22.858 – 53.000 – 2,32 (xin tham khảo chi tiết tại phụ lục

số 2.12 và 2.13). Quy mô doanh nghiệp tăng theo thời gian cho thấy ngành thương mại

đã bước đầu phát triển và đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.13: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương

Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Giá trị (triệu USD) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu USD) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu USD) Tăng trưởng (%) TB 1997 – 2000 830,53 13,10 428,53 12,05 402,00 14,55 TB 2001 – 2005 3.298,18 40,25 1.686,62 41,30 1.611,56 39,51 ƯTH 2006 – 2010 11.644,12 22,90 6.149,48 22,89 5.494,64 22,96

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Dương tăng liên tục và rất nhanh trong những năm gần đây, thời kỳ 1997 – 2000 tăng trưởng 13,1%/năm, thời kỳ 2001 – 2005 tăng trưởng 40,25%/năm và ước thực hiện thời kỳ 2006 – 2010 tăng trưởng 22,9%/năm (xin tham khảo chi tiết tại phụ lục số 2.14).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: cao su, cà phê, sơn mài, sứ cách điện, sản phẩm bằng gỗ, may mặc, giày dép, linh kiện điện tử... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: thép, gỗ xẻ các loại, nguyên phụ liệu sản xuất giày dép, may mặc, hạt nhựa, linh kiện và phụ tùng ôtô...

2.2.3.2. Ngành du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu ngành du lịch trong cơ cấu ngành KV3 chiếm tỷ lệ không đáng kể, giai đoạn 1997 – 2000 chiếm 0,02%; giai đoạn 2001 – 2005 0,04%; ước giai đoạn 2006 – 2010 doanh thu đạt 6,6 tỷ đồng chiếm 0,04%. Số đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch tương đối khiêm tốn, năm 1997 là 10 đơn vị, năm 2001 là 7 đơn vị, năm 2006 là 12 đơn vị và ước đến năm 2010 là 20 đơn vị (xin tham khảo

chi tiết tại phụ lục số 2.13). Số khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh ít và chủ

yếu là người Việt Nam, năm 1997 có 200.034 khách (199.541 người Việt Nam, 493 người nước ngồi), năm 2001 có 265.365 người (259.999 người Việt Nam và 5.366 người nước ngồi); năm 2006 có 439.905 người (432.145 người Việt Nam và 7.760 người nước ngoài) [18].

Nhìn chung, các kết quả thu được trong hoạt động du lịch thời gian qua đã đạt được mức độ nhất định, nhưng chưa thực sự phát huy tiềm năng về du lịch miệt vườn; du lịch nghỉ cuối tuần và nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị kết hợp... là những thế mạnh của Bình Dương, cần có định hướng khai thác tiềm năng này mạnh mẽ hơn nữa.

2.2.3.3. Ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn tăng dần đều qua các năm (năm 1997 là 176,8 tỷ đồng, năm 2001 tăng lên 303,8 tỷ

đồng, năm 2006 là 1.544,3 tỷ đồng), đã làm cho tỷ trọng của ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong cơ cấu ngành tăng. Giai đoạn 1997 – 2000 là 6,4%, giai đoạn 2001 – 2005 là 9,4% và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 11,5%. Số đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn và số lao động tham gia vào ngành cũng khá đơng, năm 1997 có 3.245 đơn vị với 4.900 lao động; năm 2001 có 3.700 đơn vị kinh doanh và 6.300 lao động, năm 2006 có 7.725 đơn vị kinh doanh và 19.200 lao động.

2.2.3.4. Ngành dịch vụ khác

Vận tải: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành vận tải trung bình 15,08%/năm thời kỳ 1997 – 2000, trong đó: vận chuyển bằng đường bộ có tốc độ tăng trưởng bình qn 14,71%/năm, vận chuyển bằng đường thủy có tốc độ tăng trưởng bình quân 136,25%/năm. Tỷ lệ tương ứng giai đoạn 2001 – 2005 là 35,09% - 33,1% - 108,89%; ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 27,31% - 27,51% - 28,42%.

Sản phẩm vận tải chủ yếu bằng đường bộ, chiếm trên 90,0% giá trị sản xuất của toàn ngành. Tuy nhiên giá trị của vận tải bằng đường bộ đang có xu hướng giảm từ 99,54% năm 1997 xuống 95,86% năm 2001 và 94,90% năm 2006 và ước đến năm 2010 còn 92,55%. Vận tải đường thủy chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10,0% nhưng đang có xu hướng tăng lên từ 0,46% năm 1997 lên 4,14% năm 2001 và 5,1% năm 2006 và ước thực hiện đến năm 2010 là 7,45% (xin tham khảo chi tiết tại phụ lục số 2.15). Về số lượng hành khách cũng như khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn tăng nhanh, năm 2001 là 2.402 ngàn người và 2.648 ngàn tấn hàng hóa; năm 2006 là 15.835 ngàn người và 13.861 ngàn tấn hàng hóa.

Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bình Dương đã và đang hoạt động

có hiệu quả, hoạt động cho vay tín dụng đã từng bước đáp ứng nhu cầu của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Dư nợ tín dụng ngắn hạn trong KV2 tăng từ 5,7% năm 1997 lên trên 40,0% giai đoạn 2003 - 2007; KV1 chiếm 33,9% năm 1997 giảm xuống còn 32,7% năm 2003 và dưới 30,0% giai đoạn 2004 - 2007; KV3 giảm từ 60,4% năm 1997 xuống còn khoảng 30,0% năm giai đoạn 2004 - 2007. Tuy nhiên, hoạt động cho vay tín dụng

chưa thật sự hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, đang hướng vào dịch vụ kinh doanh địa ốc, đất đai, nhà ở.

Bưu chính viễn thơng: Tỉnh đã xác định Bưu chính Viễn thơng là ngành kinh tế,

kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; là công cụ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)