NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN DỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 52 - 56)

KINH TẾ NGÀNH TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.3.1. Ưu điểm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao, giai đoạn 1997 – 2000 tăng 13,77%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 15,32%/năm, ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 đạt 15,24%/năm, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế thực hiện đạt kết quả theo kế hoạch đề ra.

Cơ cấu GDP tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng KV2 và KV3, giảm tỷ trọng KV1. Cụ thể: KV1 giảm tỷ trọng từ 20,17%/năm giai đoạn 1997 – 2000 xuống còn 5,58%/năm giai đoạn 2006 – 2010; KV2 tăng từ 54,18%/năm giai đoạn 1997 – 2000 lên 64,82%/năm giai đoạn 2006 – 2010; KV3 tăng từ 26,15%/năm giai đoạn

Ngành nơng nghiệp trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, giảm nhanh diện tích cây trồng kém hiệu quả: chuyển đất trồng lúa năng suất thấp, đất rừng sang trồng cao su, cây ăn quả, mía, rau. Cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh hoặc vườn sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh trồng cao su, điều, cây ăn quả, đậu phộng, mía, lúa, rau, vùng chăn nuôi bị, heo, gà cơng nghiệp chuyên trứng, thịt.... hình thành trang trại trồng cây ăn trái, chăn nuôi.

Ngành công nghiệp phát triển nhanh, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Cơ cấu ngành công nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành cơng nghiệp cơ khí, điện tử và các ngành sử dụng công nghệ cao như: ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử tăng từ 2,43%/năm giai đoạn 1997 – 2000 lên 4,29%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 5,17%/năm; cơ cấu tương tự cho ngành sản xuất máy móc, thiết bị là 0,44% - 1,86% - 2,37%; ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại là 1,48% - 5,23% - 7,53%.

Ngành dịch vụ đã và đang tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 1997 - 2000 đạt 8,32%/năm, tiếp tục tăng rất nhanh trong thời kỳ 2001 - 2005 đạt 15,48%/năm, ước thực hiện thời kỳ 2006 – 2010 đạt 15,60%/năm. Cơ cấu ngành dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành thương mại, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, tuy nhiên ngành thương mại vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

2.3.2. Hạn chế

Ngành công nghiệp tuy đạt được mức tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp, chậm được cải thiện. Sự tăng trưởng đạt được do tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, năng suất lao động chưa được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2007, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 38,6%/năm, nhưng tăng trưởng giá trị tăng thêm (GDP) chỉ đạt 17,6%/năm. Việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ cịn chậm, đầu tư đổi mới cơng nghệ chưa nhiều.

Cơ cấu GDP của KV3 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng còn chậm. Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ chỉ chiếm xấp xỉ ¼ GDP, hiện tượng này biểu hiện sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, ẩn chứa những dấu hiệu có thể dẫn đến những trì trệ xảy ra trong giai đoạn tới.

Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Một số dự án về dịch vụ, du lịch đã được phê duyệt nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Lĩnh vực xuất khẩu chưa vượt qua được những thách thức gay gắt về cạnh tranh và thị trường dẫn tới khơng hồn thành kế hoạch đặt ra. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 29,0% trong khi kế hoạch đặt ra là 34,0%. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu tăng 27,5% trong khi kế hoạch đặt ra là 30,0%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của KV3 thấp và chưa bền vững, cụ thể, giai đoạn 1997 – 2000 tăng 3,07%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 3,08%/năm và ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 tăng 3,2%/năm.

Trình độ kỹ thuật sản xuất của KV1 cịn lạc hậu, chậm thay đổi, trang thiết bị ít nên dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm kém và hư hao nhiều. Sản xuất thâm canh chưa phát triển, thể hiện rõ là năng suất các cây trồng qua 5 năm tăng rất chậm. Lúa chỉ đạt năng suất bình quân dưới 3 tấn/ha, thấp nhất trong các tỉnh Đông Nam Bộ và thấp hơn so với bình quân cả nước. Năng suất điều và các cây trồng khác cũng thấp, điều cho 5,4 tạ/ha, cao su: 9,2 tạ/ha bằng ½ năng suất tiềm năng, cây ăn quả chỉ bằng 1/3 - 1/5 năng suất các vùng cây ăn quả ở Đông Nam Bộ. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sinh hóa đàn bị, nạc hóa đàn heo, cũng như tăng năng suất chăn ni cịn kém.

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bình Dương là 1 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân khá cao, hệ thống giao thông được phân bố đều và thuận tiện cả đường bộ, đường sông và đường sắt... Những yếu tố trên đã giúp Bình Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế năm 2005 là: KV2 chiếm 63,8%; KV3 chiếm 28,2%; KV1 chiếm 8,0%. Tỷ lệ tương ứng năm 2010 là: 65,5% - 30,0% - 4,5%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của KV1 còn chậm nhưng bước đầu đã phát huy được hiệu quả kinh tế và lợi ích so sánh của từng vùng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế KV2 là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành xây dựng. Tuy nhiên về giá trị sản xuất tuyệt đối cả ngành công nghiệp và xây dựng đều tăng trưởng mạnh. Trong công nghiệp, tỷ trọng ngành cơng nghiệp chế biến có xu hướng gia tăng, ngành khai thác và ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm. Trong xây dựng, tỷ trọng ngành lắp đặt trang thiết bị, hồn thiện cơng trình và xây dựng khác có xu hướng gia tăng trong khi ngành xây dựng có xu hướng giảm.

Tỷ trọng của KV3 không lớn trong GDP, dịch chuyển chậm trong nhiều năm qua. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế KV3 là tăng tỷ trọng ngành dịch vụ giảm tỷ trong ngành thương mại.

Tóm lại, chương 2 đã phân tích vị trí địa lý, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bình Dương từ năm 1997 – 2007 và ước thực hiện đến năm 2010, sau đó đi vào phân tích chi tiết các ngành kinh tế cũng như sản phẩm chủ lực của ngành từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế của tỉnh làm tiền đề để đưa ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bình Dương ở chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)