2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
2.2.1.1. Ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt nhưng ngành trồng trọt đang có xu thế giảm nhanh từ 78,4% giai đoạn 1997 – 2000 xuống 74,3% giai đoạn 2001 – 2005 và 71,2% giai đoạn 2006 – 2010. Ngược lại, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần từ 18,9% giai đoạn 1997 – 2000 lên 22,4% giai đoạn 2001 – 2005 và 24,1% giai đoạn 2006 – 2010. Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng dần từ 2,7% giai đoạn 1997 – 2000 lên 3,3% giai đoạn 2001 – 2005 và 4,7% giai đoạn 2006 – 2010 (xin xem phụ lục 2.4).
Xu hướng này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn ni theo hướng tích cực, đúng hướng là: tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm đòi hỏi trong thời gian tới phải có biện pháp tích cực để chuyển đổi cơ cấu mạnh hơn nữa. Đến năm 2010 cơ cấu sản xuất của ngành nông
nghiệp cơ bản vẫn là ngành trồng trọt, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ bé, ngành chăn ni tuy có tăng nhưng còn thấp so với ngành trồng trọt.
Bảng 2.5: Cơ cấu GTSX ngành Nông nghiệp (theo giá hiện hành)
Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) TB 1997 – 2000 1.456,9 100 1.140,8 78,4 278,2 18,9 37,9 2,7 TB 2001 – 2005 3.146,2 100 2.319,6 74,3 716,6 22,4 110,0 3,3 ƯTH 2006 – 2010 6.548,9 100 4.661,2 71,2 1.578,9 24,1 308,8 4,7
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh BD, UBND tỉnh Bình Dương 1+2+18 .
Trong trồng trọt: xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cây lương thực sang
cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… và cây ăn trái: cam, qt, măng cụt, nhãn, xồi... mà Bình Dương có thế mạnh (xin tham khảo phụ lục 2.5 và 2.6).
Bảng 2.6: Cơ cấu GTSX ngành Trồng trọt (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: % Tổng Lúa Cây lương thực khác Cây công nghiệp Cây ăn quả Rau, đậu, gia vị Cây trồng khác TB 1997 – 2000 100 10.5 6.8 62.2 5.6 13.5 1.4 TB 2001 – 2005 100 5.2 3.6 75.3 6.4 8.9 0.6 ƯTH 2006 – 2010 100 3.4 1.7 83.0 5.1 6.5 0.3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh BD, UBND tỉnh Bình Dương 1+2+18 .
Quá trình chuyển dịch sản phẩm trồng trọt như vậy là phù hợp với định hướng phát triển đó là dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng đóng góp của các ngành có giá trị thấp như cây lương thực và tăng tỷ trọng các cây trồng khác có hiệu quả hơn, có yêu cầu lớn của thị trường hơn như: cây ăn trái, cây công nghiệp... Cụ thể:
Cây cao su: Là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, diện tích cao su liên tục tăng, từ 91.939 ha năm 1997 tăng lên 98.108 ha năm 2001 và 110.528 ha năm 2006. Sản lượng cao su tăng lần lượt là: 34.661 tấn; 83.450 tấn và 146.613 tấn. Tốc độ tăng sản lượng gấp 3,0 tốc độ tăng diện tích cho sản phẩm (1997 - 2005); đặc biệt trong thời kỳ 2001 - 2003 tăng gần gấp 4 lần.
Cây điều: Diện tích điều có xu hướng giảm dần, năm 2006 diện tích điều cịn 10.104 ha, giảm 2.104 ha so năm 2001, nhưng sản lượng năm 2006 đạt 5.575 tấn, tăng 2.296 tấn, là do cải tiến kỹ thuật, đưa giống điều mới, điều cao sản vào sản xuất.
Cây hồ tiêu: Diện tích cây hồ tiêu có xu hướng tăng nhanh từ 175 ha năm 1997 lên 890 ha năm 2001 sau đó giảm còn 664 ha vào năm 2006. Sản lượng hồ tiêu nhân tăng từ 294 tấn năm 1997 tăng lên 972 tấn năm 2001 và tăng lên 1.526 tấn năm 2006.
Cây cà phê: Năm 2006 có diện tích 399 ha với sản lượng 645 tấn; tốc độ tăng trưởng sản lượng cà phê rất nhanh trong thời kỳ 1997 - 2000 khoảng trên 50%/năm; nhưng tốc độ tăng chậm trong thời kỳ 2001 – 2006 còn 5,7%/năm. Nguyên nhân là do ở thời kỳ trước giá cà phê tăng mạnh đẫn tới diện tích tăng nhanh, sau đó diện tích tăng chậm trở lại. Đây là một vấn đề thường xảy ra của thị trường sản phẩm nông nghiệp, cần có quy hoạch sản phẩm nơng nghiệp theo hướng mở, trên cơ sở xây dựng cơ chế hợp lý, phù hợp với nền kinh tế mở.
Cây ăn quả: có diện tích và sản lượng liên tục tăng, diện tích cây ăn quả tăng từ 2.490 ha năm 1997 lên 6.094 ha năm 2001 và 6.457 ha năm 2006; tốc độ tăng bình quân 3,9%/năm. Sản lượng cây ăn quả tăng rất nhanh tương ứng trong cùng thời kỳ, từ 12.602 tấn năm 1997 tăng lên 28.447 ha năm 2001 và tăng lên 32.658 tấn năm 2006. Một số cây ăn quả chủ yếu: xoài, nhãn, sầu riêng, chơm chơm, măng cụt, bưởi, dâu, mít, cam qt, chanh, tắc, chuối... Năm 2006, diện tích cây nhãn là 1.251 ha chiếm 19,4%; diện tích cây xồi là 881 ha chiếm 13,6%; sầu riêng là 812 ha chiếm 12,6%; chôm chôm là 698 ha chiếm 10,8%; măng cụt và bưởi là 533 ha chiếm 8,3%; cây có múi là 2.282 ha chiếm 35,3% tổng diện tích cây ăn quả.
Trong chăn nuôi: tỷ trọng trong cơ cấu ngành từ 18,9% giai đoạn 1997 – 2000
lên 22,4% giai đoạn 2001 – 2005 và ước thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 là 24,1%. Giá trị sản xuất ngành chăn ni trung bình giai đoạn 1997 – 2000 là 278,2 tỷ đồng, giai đoạn 2001 – 2005 là 716,6 tỷ đồng (tăng 2,6 lần so với giai đoạn 1997- 2000), ước thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 là 1.595,2 tỷ đồng (tăng 5,7 lần giai đoạn 1997 – 2000 và gấp 2,2 lần giai đoạn 2001 – 2005). Về cơ cấu đàn như sau:
Đàn heo: Đàn heo có quy mô rất lớn và liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; tăng từ 87.133 con năm 1997 lên 222.757 con năm 2001 và 298.927 con năm 2006. Đây là kết quả chủ trương đúng của tỉnh Bình Dương là phát triển mạnh chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thịt cho đô thị và các khu công nghiệp.
Đàn bò: Đàn bò là một trong những hướng phát triển mạnh của Bình Dương, năm 1996 số lượng đàn bò là 28.937 con giảm còn 27.761 con vào năm 2001 và tăng lên 44.408 con vào năm 2006.
Đàn trâu: Đàn trâu có xu hướng giảm từ 18.855 con năm 1997 xuống còn 15.813 con năm 2001 và 11.196 con năm 2006. Tốc độ giảm bình quân 4,18% thời kỳ 1997 - 2000; thời kỳ 1997 - 2006 giảm 2,63%/năm. Nguyên nhân là do trâu cày kéo giảm nhanh.
Đàn gia cầm sau khi tăng mạnh vào năm 2003 (2.414.677 con) bắt đầu giảm dần đến năm 2006 và tăng trở lại vào năm 2007. Cụ thể, năm 1997 đàn gia cầm là 1.686.937 con, năm 2001 tăng lên 2.284.581 con, năm 2006 giảm còn 2.022.164 con. So với năm 2006, năm 2007 đàn bò tăng 6,1% (47.117 con), đàn heo tăng 2,4% (303.112 con), đàn gia cầm tăng 1,8% (2.058.563 con).
Tóm lại: ngành chăn ni đang trên đà phát triển đúng hướng về đàn bò, đàn heo và đàn gia cầm. Năng suất đang tăng nhanh, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải tạo giống...