MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 75 - 79)

Để thực hiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương đến năm 2020 cần giải quyết đồng bộ có hệ thống các giải pháp từ kinh tế đến chính trị xã hội. Đối với từng khu vực, từng ngành ở phần trên đã nêu các giải pháp, ở đây xin nêu các giải pháp chung nhất bổ sung cho các giải pháp ở trên.

3.6.1. Giải pháp về vốn đầu tư

Tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tập trung ưu tiên vốn cho các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả kinh tế - xã hội hướng đến những ngành và sản phẩm trọng điểm xuất khẩu.

Về nguồn vốn trong nước

Tiếp tục thực hiện cải cách cơ chế quản lý, các chế độ, thủ tục về thuế, đảm bảo kích thích sản xuất phát triển, thu đủ, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển.

Sử dụng hợp lý các quỹ thu từ khai thác bất động sản của khu vực Nhà nước và khu vực dân cư để tạo vốn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Điều chỉnh giá thuê đất một cách linh hoạt theo từng giai đoạn, từng thời kỳ theo khung giá Trung ương quy định, vừa đảm bảo tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước, vừa thu hút các nhà đầu tư. Tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vì nơi đây có khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại trên cơ sở huy động đóng góp vốn từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Thành lập Quỹ đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị xã, thị trấn, các khu, cụm công nghiệp và các khu dân cư tập trung.

Về nguồn vốn nước ngoài

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị tốt xúc tiến mời gọi đầu tư như: xây dựng khung giá cho thuê đất, tăng cường giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tăng cường đào tạo lao động có kỹ thuật, có chất lượng cung ứng cho các nhà đầu tư.

Thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, chủ động tìm kiếm nhà đầu tư tập trung mang tính chất làm ăn lâu dài, tranh thủ tiếp nhận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý điều hành, mở rộng thị trường nước ngồi, khơng thụ động ngồi chờ đối tác tìm đến. Quan hệ thường xuyên với các Bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận thông tin, mở ra cơ hội tiếp nhận vốn ODA thích hợp thơng qua việc chuẩn bị các dự án kêu gọi tài trợ.

Hàng năm và thường xuyên thông báo rộng rãi các danh mục dự án khuyến khích đầu tư, các chính sách ưu đãi, giới thiệu sơ lược nội dung dự án để nhà đầu tư tiếp cận và lựa chọn, cải cách công tác chuẩn bị, thẩm định dự án FDI, ODA theo thơng lệ quốc tế, đồng thời có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên môn đủ năng lực đàm phán trực tiếp với nước ngoài.

3.6.2. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Phát triển giáo dục là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, cần cụ thể chính sách phát triển giáo dục của Quốc gia vào thực tế ở địa phương; thông qua những chủ trương phổ cập giáo dục ở các cấp, từ nhà trẻ, mầm non đến các

cấp học phổ thông. Ưu tiên phát triển giáo dục ở những vùng kém phát triển của tỉnh, nhằm nhanh chóng giảm bớt sự cách biệt về trình độ dân trí giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển đào tạo lực lượng lao động tại chỗ và lực lượng lao động nhập cư chuyển đến làm việc tại Tỉnh là một trong những nhiệm vụ cấp bách thời kỳ từ nay đến năm 2020. Do vậy, đối với Bình Dương cần có chính sách ưu tiên đào tạo đội ngũ lao động đang làm việc trong các xí nghiệp; lực lượng lao động sẽ đến làm việc tại Tỉnh. Trên cơ sở phát triển nhanh nhiều trường dạy nghề, với nhiều hình thức khác nhau: tại chức, ngắn hạn và dài hạn. Có chính sách ưu tiên cho những người sau khi đào tạo ở lại làm việc tại Bình Dương.

Trong dài hạn, cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ cao trong nước và nước ngoài; trên cơ sở lựa chọn những lao động đã qua thực tế ở cơ sở. Đồng thời, có chương trình giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thơng để học sinh có thể tiếp cận với đào tạo nghề ngay từ những năm cuối của bậc trung học. Sau khi tốt nghiệp phổ thơng, học sinh có thể tham gia lao động ngay trong các xí nghiệp, nhà máy, nếu khơng muốn hoặc khơng có điều kiện tiếp tục học thêm nữa.

Thực hiện tốt cơ chế xã hội hóa trong cơng tác đào tạo. Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động với các tổ chức Nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho người lao động. Đồng thời, gắn quyền lợi của người lao động được đào tạo với giải quyết việc làm, chế độ ưu đãi thu nhập sau khi được đào tạo; tránh tình trạng sau khi người lao động được đào tạo khơng có việc làm và thất nghiệp tự nguyện. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, trong nước và nước ngoài kinh doanh dạy nghề, cao đẳng và đại học...

3.6.3. Giải pháp về thị trường, tiêu thụ sản phẩm

Đầu tư chiều sâu để phát triển thị trường. Xây dựng những trung tâm thông tin kinh tế và nghiên cứu thị trường nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thị trường, tiềm năng của thị trường, cung cầu hàng hoá. Tăng cường các dịch vụ khách

hàng và dịch vụ sau bán hàng. Tạo thương hiệu hàng hóa và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp và địa phương.

Phát triển thương mại điện tử để mở rộng khả năng giao dịch theo hướng: đầu tư trang thiết bị; thành lập các trung tâm điện tử đủ tầm quốc gia và khu vực. Tăng cường quảng cáo trên mạng: giới thiệu nhãn hiệu thương mại, giá cả, chất lượng, thời gian bảo hành, phương thức thanh toán trên mạng.

Thành lập hiệp hội thương mại nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại. Tạo điều kiện cho các hội viên hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh. Tham gia các Hội chợ Thương mại Quốc tế để mở rộng thị trường và quảng bá hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa; từng bước xác định vị trí hàng hóa trên thị trường Quốc tế.

Đối với thị trường ngoài nước: đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các quốc gia trong khu vực; hợp tác kinh tế song phương và đa phương, nâng cao hoạt động tư vấn cung cấp thông tin giá cả, môi giới với các đối tác trong nước với nước ngoài và quảng bá sản phẩm với nước ngoài, xây dựng nhãn hiệu thương mại, thương phẩm hàng hóa, tổ chức hội chợ triển lãm ở nước ngoài.

Đối với thị trường trong nước: Sắp xếp lại những đơn vị hoạt động kém hiệu quả, hoặc liên doanh, liên kết hay cổ phần hóa, bán, khốn, cho th doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị kinh tế ngồi quốc doanh trong lĩnh vực kinh doanh cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.6.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một lĩnh vực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại kinh tế trí thức đang phát triển như vũ bão. Đối với Bình Dương trong giai đoạn tới cần đặc biệt quan tâm đến phát triển khoa học và cơng nghệ.

Có cơ chế thu hút cán bộ làm công tác khoa học, nhanh chóng tạo ra đội ngũ khoa học vừa có trình độ chun mơn giỏi, vừa có tâm huyết làm việc để phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện ưu tiên cho đội ngũ khoa học về các chính sách đãi ngộ, như thu nhập, nhà ở và phương tiện làm việc...

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho nghiên cứu ứng dụng sản phẩm có cơng nghệ cao; những sản phẩm từ ngun liệu địa phương, trong nước; Tập trung xây dựng những cơ sở nghiên cứu ứng dụng phù hợp với cơ chế quản lý và trình độ của đội ngũ quản lý, phù hợp với điều kiện của địa phương, như: hình thành trạm, trại nghiên cứu giống cây trồng; con nuôi; cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; công nghệ cây cảnh; công nghệ phần mềm tin học; công nghệ điện tử, công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm...Tạo điều kiện để những sản phẩm được nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất ở địa phương.

Tạo ra đội ngũ quản lý khoa học - công nghệ giỏi, năng động, dễ dàng tiếp cận được và ứng dụng các mơ hình quản lý khoa học - cơng nghệ tiên tiến vào thực tế ở Bình Dương; thơng qua các chương trình đào tạo ngắn hạn trong nước và nước ngồi, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học - công nghệ của Tỉnh ngang với trình độ của các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)