Phương hướng chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 68)

3.5. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÁC NGÀNH KINH TẾ

3.5.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu

Xây dựng KV1 đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao đáp ứng tiêu dùng trong Tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh; có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước và nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu.

Để đạt được tốc độ phát triển cao và bền vững, KV1 cần chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển cây con có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao năng suất sinh học, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

Phát triển nơng nghiệp trên cơ sở phát huy mọi thành phần kinh tế và thu hút mọi nguồn vốn đầu tư nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và các lợi thế của từng vùng.

GDP của KV1 theo giá thực tế đến năm 2010 là 960 tỷ đồng, năm 2015 là 1.294 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2020 tăng lên 1.541 tỷ đồng, trong đó ngành nơng nghiệp là 1.155 tỷ đồng; ngành lâm nghiệp là 154 tỷ đồng; ngành thủy sản là 232 tỷ đồng. Tỷ trọng KV1 trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm dần, đến năm 2015 chiếm 3,0% GDP và năm 2020 chiếm 1,6% GDP.

Cơ cấu nội bộ ngành KV1 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn, năm 2015 đạt 83,0%, năm 2020 đạt 75,0%; tỷ lệ tương ứng cho ngành lâm nghiệp là 7,0% - 10,0%; ngành thủy sản là 10,0% - 15,0%.

Bảng 3.11: Cơ cấu GDP KV1 (giá hiện hành) GDP( tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Tổng 960 1.294 1.541 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp 864 1.074 1.155 90,0 83,0 75,0 Lâm nghiệp 57 91 154 5,9 7,0 10,0 Thủy sản 39 129 232 4,1 10,0 15,0 Nguồn: Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg [20].

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp như sau: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Cụ thể:

Bảng 3.12: Cơ cấu GDP ngành Nông nghiệp (giá hiện hành)

GDP( tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Tổng 864 1.074 1.155 100,0 100,0 100,0 Trồng trọt 484 516 485 56,0 48,0 42,0 Chăn nuôi 320 451 531 37,0 42,0 46,0 Dịch vụ 60 107 139 7,0 10 12,0 Nguồn: Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg [20]. 3.5.1.2. Giải pháp thực hiện

Tiến hành tổ chức sản xuất gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; ngăn chặn các dịch bệnh, kịp thời mở rộng phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp.

Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại như: điện, nước, giao thông, sân phơi, kho bãi… Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, ứng dụng cơng nghệ sinh học, trong đó hàng đầu là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao, đặc tính di truyền ổn định.

Mở rộng hệ thống tín dụng phục vụ nơng dân; ngồi việc mở rộng cho vay ngắn hạn, cần cho vay trung hạn để cải tạo vườn tạp, xây dựng các vùng chuyên canh. Đảm bảo cho các hộ nghèo và hộ thiếu vốn vay tín dụng.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mua tại chỗ, mua hết sản phẩm và theo giá sàn (trang trải được chi phí sản xuất đầu tư và có lãi). Cung cấp các thông tin thị trường - giá cả cho nông dân.

Tiếp tục tiến hành giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý với sự giám sát của Nhà nước, thực hiện tốt chương trình trồng rừng của nhà nước.

Đẩy mạnh cơng tác quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng trọng điểm để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp như: Huyện Tân Uyên, Bến Cát tập trung các vùng chuyên canh cao su, điều, cây ăn quả, ni bị, heo, gà, vịt. Huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng tập trung trồng cây cao su, mía. Huyện Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một trồng rau, cây cảnh...

3.5.2. Ngành công nghiệp, xây dựng (KV2)

3.5.2.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu

KV2 phải là ngành kinh tế ngày càng quan trọng của tỉnh, đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng KV2, phát triển KV2 cần gắn liền đẩy mạnh q trình đơ thị hóa, nâng cao tỷ lệ dân số thành thị và lối sống thành thị.

Chú trọng phát triển công nghiệp và xây dựng nông thôn, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn.

Xây dựng ngành công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cơng nghiệp chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngồi nước và nâng cao tỷ trọng hàng hóa cơng nghiệp xuất khẩu. GDP của KV2 theo giá thực tế đến năm 2010 là 13.950 tỷ đồng, năm 2015 là 27.370 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2020 tăng lên 52.670 tỷ đồng, trong đó ngành cơng nghiệp là 48.456 tỷ đồng; ngành xây dựng là 4.214 tỷ đồng. Tỷ trọng KV2 trong cơ cấu

GDP có xu hướng giảm dần, đến năm 2015 chiếm 64,1% GDP và năm 2020 giảm còn 55,3% GDP.

Cơ cấu nội bộ ngành KV2 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành xây dựng, cụ thể ngành công nghiệp chiếm 94,0% vào năm 2015 và giảm xuống 92,0% vào năm 2020; tỷ lệ tương ứng cho xây dựng là 6,0% - 8,0%.

Bảng 3.13: Cơ cấu GDP KV2 (giá hiện hành)

GDP( tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Tổng 13.950 27.370 52.670 100,0 100,0 100,0 Công nghiệp 13.392 25.728 48.456 96,0 94,0 92,0 Xây dựng 558 1.642 4.214 4,0 6,0 8,0 Nguồn: Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg [20].

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nghiệp như sau: ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng trong khi ngành công nghiệp khai thác và ngành cơng nghiệp chế biến có xu hướng giảm, tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành.

Về giá trị tuyệt đối, GDP ngành công nghiệp chế biến tăng từ 13.191 tỷ đồng năm 2010 lên 47.002 tỷ đồng năm 2020.

Bảng 3.14: Cơ cấu GDP ngành Công nghiệp (giá hiện hành)

GDP( tỷ đồng) Cơ cấu (%)

2010 2015 2020 2010 2015 2020

Tổng 13.392 25.728 48.456 100,0 100,0 100,0

Khai thác 134 206 339 1,0 0,8 0,7

Chế biến 13.191 25.213 47.002 98,5 98,0 97,0 SX&PP điện, nước 67 309 1.115 0,5 1,2 2,3

3.5.2.2. Giải pháp thực hiện

Giải quyết vốn: khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư thành lập công ty cổ phần, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong tỉnh và ngồi tỉnh lập cơng ty hoặc chi nhánh, vệ tinh của công ty trên địa bàn tỉnh với nhiều ưu đãi; Khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các cá nhân trong và ngồi tỉnh có máy móc thi cơng đưa vào thi cơng xây dựng trên địa bàn tỉnh; Có chính sách thơng thống, cởi mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài; ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần cải tiến thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho vay đầu tư phát triển sản xuất và thuê mua tài chính.

Giải pháp công nghệ: Thay thế công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ hiện nay, đầu tư thiết bị công nghệ tiến tiến cho các dự án mới để sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao… Đổi mới cơng nghệ có thể thực hiện thơng qua các biện pháp như cho phép nhập máy cũ có chọn lọc chủ yếu từ các nước G7, mua công nghệ mới hoặc liên doanh với nước ngồi để thu hút cơng nghệ.

Giải pháp về nhân lực: Cần tổ chức đào tạo và có chính sách thích hợp với 3 lực lượng: nhà quản lý, kỹ sư và công nhân kỹ thuật. Mở các trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo kèm cặp tại xưởng, cử đi đào tạo.

Giải pháp thị trường: Khai thác tốt thị trường trong tỉnh, trong vùng và thị trường quốc tế. Cần tập trung vào dự báo nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, loại sản phẩm, chú trọng các sản phẩm nhu cầu thiết yếu, sản phẩm xuất khẩu, làm tốt công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của tỉnh.

3.5.3. Ngành dịch vụ (KV3)

3.5.3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu

Phát triển KV3 mạnh mẽ hơn nữa trong những thập kỷ tới nhằm khai thác những lợi thế của Bình Dương chưa được khai thác mạnh và hiệu quả chưa cao, như dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề, du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần, dịch vụ tài chính, ngân

hàng, công nghệ thông tin… Phát triển KV3 gắn liền với phát triển các ngành nông lâm thủy, công nghiệp và xây dựng. Trong tương lai, các ngành dịch vụ - thương mại đóng vai trị ngày càng lớn, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Khả năng thu hút vốn để phát triển các ngành dịch vụ - thương mại của tỉnh là rất lớn. Ngồi nguồn vốn từ ngân sách cần có những giải pháp huy động vốn trong dân, các doanh nghiệp và vốn nước ngoài; Thực hiện việc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thơng, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, cải thiện các dịch vụ công cộng và cải tiến dịch vụ quản lý nhà nước.

Thương mại cần quan tâm đẩy mạnh xuất nhập khẩu nhưng cũng cần coi trọng thị trường trong nước; ngoài các mặt hàng phổ biến, cần chú trọng các mặt hàng chế biến, kỹ thuật phần mềm và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và bao bì, giảm chi phí lưu thơng, mở rộng phân phối trực tiếp.

GDP của KV3 theo giá thực tế đến năm 2010 là 6.390 tỷ đồng, năm 2015 là 14.030 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2020 tăng lên 41.055 tỷ đồng, trong đó ngành thương mại là 21.348 tỷ đồng; ngành dịch vụ là 19.707 tỷ đồng. Tỷ trọng KV3 trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng dần, đến năm 2015 chiếm 32,9% GDP và năm 2020 tăng lên 43,1% GDP.

Cơ cấu nội bộ ngành KV3 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành thương mại, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, cụ thể ngành thương mại chiếm 58,0% vào năm 2015 và giảm xuống 52,0% vào năm 2020; tỷ lệ tương ứng cho ngành dịch vụ là 42,0% - 48,0%.

Bảng 3.15: Cơ cấu GDP KV3 (giá hiện hành)

GDP( tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Tổng 6.390 14.030 41.055 100,0 100,0 100,0 Thương mại 4.154 8.138 21.348 65,0 58,0 52,0 DVụ, VTải, BCVT, ngân hàng 1.405 3.508 11.495 22,0 25,0 28,0 DLịch, nhà hàng, khách sạn 831 2.384 8.212 13,0 17,0 20,0 Nguồn: Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg [20].

3.5.3.2. Giải pháp thực hiện

Đối với ngành dịch vụ

Xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ: nâng cao tiêu chuẩn đối với cơ sở hiện có, xây mới các cơ sở. Đảm bảo các điều kiện phục vụ như nhà hàng, cửa hàng, ngân hàng, y tế, bưu điện, kết hợp hội nghị, hội thảo, chào hàng…

Phát triển các loại hình du lịch (du lịch văn hóa vui chơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch sông nước…), xây dựng các điểm du lịch (khu du lịch Đại Nam, núi Châu Thới, Hồ Bình An…), tuyến du lịch (tuyến ven sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, tuyến du lịch liên tỉnh từ Bình Dương đi các tỉnh khác…)

Xây dựng mạng lưới ngân hàng và tổ chức tiền tệ của tỉnh, bao gồm các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tiền tệ của ngân hàng nhà nước; Xây dựng mạng lưới thu đổi, mua bán ngoại tệ ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện như tại các khu cơng nghiệp, các siêu thị, các khách sạn, các trung tâm giao dịch...

Phát triển các loại vận tải đường bộ, đường sắt, đường sơng, trong đó, giao thơng đường bộ là hình thức chủ yếu. Giảm dần các loại xe cũ, thiếu an toàn; thay thế các xe đời mới tránh gây ô nhiễm môi trường và an toàn hơn. Tiếp tục phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt ở thị xã và các khu công nghiệp.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công việc cho ngành bưu chính viễn thơng cũng như các ngành dịch vụ khác.

Đối với ngành thương mại

Hình thành mạng lưới thương mại: xây dựng trung tâm thương mại cấp liên khu

vực tại thị xã Thủ Dầu Một và trung tâm thương mại cấp khu vực tại Huyện Thuận An (cụm thị trấn Lái Thiêu - Dĩ An - An Thạnh). Hai Trung tâm thương mại này gắn với sự phát triển các khu công nghiệp phân bố trên tỉnh và phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, tổ chức lưu thơng hàng hóa giữa tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh xung quanh. Diện tích mặt bằng mỗi trung tâm khoảng 80.000 m2 - 100.000 m2.

Xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện ở Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng. Hình thành các siêu thị phục vụ các khu cơng nghiệp của tỉnh, mở thêm các hợp tác xã mua bán tại nông thôn.

Sửa chữa, nâng cấp các chợ hiện có theo quy hoạch, xóa bỏ các chợ tạm ở những nơi có mật độ giao thông lớn. Xây mới các chợ ở những nơi chưa có, các chợ nơng thơn theo quy hoạch.

Duy trì và thiết lập mối quan hệ với các đối tác lớn như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Hồng Kông, các nước EU, ASEAN…

3.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG

Để thực hiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương đến năm 2020 cần giải quyết đồng bộ có hệ thống các giải pháp từ kinh tế đến chính trị xã hội. Đối với từng khu vực, từng ngành ở phần trên đã nêu các giải pháp, ở đây xin nêu các giải pháp chung nhất bổ sung cho các giải pháp ở trên.

3.6.1. Giải pháp về vốn đầu tư

Tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tập trung ưu tiên vốn cho các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả kinh tế - xã hội hướng đến những ngành và sản phẩm trọng điểm xuất khẩu.

Về nguồn vốn trong nước

Tiếp tục thực hiện cải cách cơ chế quản lý, các chế độ, thủ tục về thuế, đảm bảo kích thích sản xuất phát triển, thu đủ, ni dưỡng và tạo nguồn thu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển.

Sử dụng hợp lý các quỹ thu từ khai thác bất động sản của khu vực Nhà nước và khu vực dân cư để tạo vốn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Điều chỉnh giá thuê đất một cách linh hoạt theo từng giai đoạn, từng thời kỳ theo khung giá Trung ương quy định, vừa đảm bảo tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước, vừa thu hút các nhà đầu tư. Tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vì nơi đây có khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại trên cơ sở huy động đóng góp vốn từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Thành lập Quỹ đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị xã, thị trấn, các khu, cụm công nghiệp và các khu dân cư tập trung.

Về nguồn vốn nước ngoài

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị tốt xúc tiến mời gọi đầu tư như: xây dựng khung giá cho thuê đất, tăng cường giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tăng cường đào tạo lao động có kỹ thuật, có chất lượng cung ứng cho các nhà đầu tư.

Thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, chủ động tìm kiếm nhà đầu tư tập trung mang tính chất làm ăn lâu dài, tranh thủ tiếp nhận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý điều hành, mở rộng thị trường nước ngồi, khơng thụ động ngồi chờ đối tác tìm đến. Quan hệ thường xuyên với các Bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận thông tin, mở ra cơ hội tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)