1.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn trên thế giới và Việt
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn trên thế giới
1.3.1.1 Sở giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board of
Options Exchange – CBOE)
Với lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao của thị trường giao dịch quyền chọn Mỹ, từ hệ thống thống văn bản pháp luật đến hệ thống giao dịch quyền chọn và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy, cần phải thực hiện nghiên cứu mơ hình tổ chức Sở giao dịch quyền chọn Mỹ
d1= T )] 2 / ( [ ) / ln(S E a b 2 d2 = d1 - T
mà cụ thể là Sở giao dịch quyền chọn Chicago nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường quyền chọn.
CBOE - thị trường giao dịch quyền chọn đầu tiên ở Mỹ, được thành lập vào tháng 04 năm 1973, hoạt động theo Luật Chứng khoán Liên bang và chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán nhà nước (Securities and Exchange Commission ‟ SEC).
Mặc dù, quyền chọn đã được giao dịch từ trước năm 1973, nhưng CBOE đã thành công trong việc tạo ra một thị trường với điều khoản hợp đồng được xác định rõ ràng. Với hơn 30 năm không ngừng phát triển, đến năm 2006 CBOE đã dẫn đầu thị phần thị trường giao dịch quyền chọn tại Mỹ, chiếm một phần ba thị trường với số lượng hợp đồng quyền chọn giao dịch là 674,7 triệu hợp đồng. Và tiếp tục tăng lên 40% trong năm 2007 đạt 944,5 triệu hợp đồng, năm 2008 số lượng hợp đồng giao dịch là 1.193,4 triệu hợp đồng tăng 26% so với năm 2007. Trong năm 2009 với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ nên số lượng hợp đồng quyền chọn giao dịch giảm 5% so với năm 2008, chỉ đạt 1.135 triệu hợp đồng. Sự thành công trong lĩnh vực quyền chọn của CBOE là sự hội tụ của nhiều yếu tố nội lực, trong đó có năng lực sáng tạo sản phẩm, cơng tác đào tạo kiến thức quyền chọn và hướng công chúng tới sản phẩm, hệ thống giao dịch mang nhiều tiện ích cho người sử dụng đi kèm với các chính sách ưu đãi khuyến khích mạng lưới các nhà tạo lập thị trường.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của CBOE bao gồm: Uỷ ban giám sát
Uỷ ban phân xử Uỷ ban kiểm tra
Uỷ ban phụ trách thành viên Uỷ ban phát triển sản phẩm.
Các Uỷ ban này chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban phụ trách lĩnh vực mình quản lý. Các Uỷ ban có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của sở giao dịch.
20
Nhà tạo lập thị trường (Market makers): là một cá nhân hoặc người được uỷ nhiệm của một tổ chức đã mua hay thuê một chỗ ngồi - vị trí giao dịch trên sàn (Seats on exchanges). Để tồn tại, nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua vào thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. Nếu một cá nhân muốn trở thành một nhà tạo lập thị trường thì phải tiến hành thủ tục đăng ký, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch và được Uỷ ban phụ trách thành viên xác nhận là nhà tạo lập thị trường.
Nhà môi giới trên sàn giao dịch (Floor broker): là cá nhân thực hiện các giao dịch cho các thành viên của công chúng. Nhà mơi giới trên sàn giao dịch có thể được trả hoa hồng hay hưởng lương từ các công ty môi giới của họ. Để trở thành nhà môi giới trên sàn, một cá nhân phải hoàn tất thủ tục đăng ký, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch năng lực và được Uỷ ban phụ trách thành viên xác nhận là nhà mơi giới. CBOE cũng có một số chủ thể vừa là nhà tạo lập thị trường vừa là nhà môi giới.
Nhân viên giữ sổ lệnh (Order book officials): là nhân viên của sở giao dịch, có chức năng nhận và cập nhật các lệnh của tất cả khách hàng vào hệ thống máy tính. Đồng thời thơng báo giá mua thấp nhất và giá bán cao nhất đến các nhà tạo lập thị trường, nhằm đảm bảo khi giá thay đổi và đạt đến mức giá giới hạn thì giao dịch sẽ được thực hiện thay cho các nhà môi giới, hoặc sẽ được thực hiện khi có ít nhất một nhà tạo lập thị trường sẵn sàng chấp nhận những mức giá đó.
Nhân viên giao dịch (Floor officials): là các thành viên hoạt động trực thuộc các Uỷ ban giám sát, có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động giao dịch đảm bảo đúng nguyên tắc và pháp luật. Có quyền xác nhận tư cách thành viên, kiểm tra và thông báo đến Uỷ ban kiểm tra những giao dịch có dấu hiệu bất thường.
Thư ký thành viên (Member clerks): là những thư ký của các nhà tạo lập thị trường hay mơi giới trên sàn, có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ việc nhận lệnh, kiểm tra và chuyển lệnh giao dịch trên sàn.
(1a), (1b): Người mua, người bán chỉ thị cho người môi giới của mình tiến hành một giao dịch quyền chọn.
(2a), (2b): Người môi giới của người mua, người bán yêu cầu môi giới trên sàn của cơng ty mình thực hiện giao dịch.
(3): Các nhà môi giới trên sàn gặp nhau trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá.
(4): Thông tin về giao dịch quyền chọn được báo cáo cho Trung tâm thanh toán bù trừ.
(5a), (5b): Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua, người bán.
(6a), (6b): Nhà môi giới của người bán, người mua thông báo giá cho người bán, người mua.
(7a), (7b): Người mua, người bán ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới. (8a), (8b): Nhà môi giới của người mua, người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho cơng ty thanh tốn của mình.
Người mua Người bán
Mơi giới của
người mua
Môi giới trên sàn của người môi giới của
người mua
Môi giới trên sàn của người môi giới của
người bán Môi giới của người bán Sở giao dịch quyền chọn Cơng ty thanh tốn của người
mơi giới của người mua
Cơng ty thanh tốn của người
mơi giới của người bán Trung tâm thanh
tốn
(1a) (6a) (7a) (1b) (6b) (7b) (2a) (5a) (2b) (5b) (8b) (8a) (4) (9a) (9b)
Hình 1.6: Quy trình giao dịch quyền chọn của CBOE
22
(9a), (9b): Cơng ty thanh tốn của người mơi giới của người mua, người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho Trung tâm thanh toán bù trừ.
Hàng ngày, các phiên giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các hệ thống sàn giao dịch điện tử tự động. Thời hạn giao dịch phải được đảm bảo song song với thị trường hàng hóa cơ sở. Trình tự giao dịch được sắp xếp thứ tự theo nguyên tắc ưu tiên theo thời gian đáo hạn gần nhất của các hợp đồng quyền chọn. Nguyên tắc khớp lệnh được ưu tiên cho giá tốt nhất, nếu các lệnh cùng giá thì ưu tiên cho lệnh giới hạn được đăng kí trong sổ của nhân viên giữ sổ lệnh, sau đó là thời gian đặt lệnh. Việc giao dịch và khớp lệnh luôn được sự giám sát và xác nhận của các nhân viên điều hành sở giao dịch.
Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở cơng ty mơi giới. Sau đó cá nhân này sẽ chỉ thị cho người môi giới mua hoặc bán một quyền chọn cụ thể. Người môi giới gửi lệnh đến người môi giới của công ty trên sở giao dịch quyền chọn.
Một nhà đầu tư có thể đồng thời đặt nhiều dạng lệnh khác nhau nhằm ứng phó với các tình huống khác nhau như:
Lệnh thị trường: là dạng lệnh chỉ thị các nhà môi giới trên sàn giao dịch nhận mức giá tốt nhất.
Lệnh giới hạn: là dạng lệnh quy định cụ thể mức giá cao nhất có thể trả để mua hoặc mức giá thấp nhất chấp nhận bán. Các lệnh giới hạn có thể có giá trị cho đến khi bị huỷ hoặc có giá trị trong ngày.
Lệnh có giá trị cho đến khi bị huỷ: là dạng lệnh có hiệu lực cho đến khi bị huỷ bỏ.
Lệnh có giá trị trong ngày: là dạng lệnh có hiệu lực cho đến hết thời gian còn lại trong ngày.
Lệnh dừng: là dạng lệnh cho phép nhà đầu tư nắm giữ một quyền chọn riêng biệt ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại. Nếu giá thị trường giảm xuống đến mức giá đã quy định, người môi giới được chỉ thị bán quyền chọn ở mức giá tốt nhất hiện có.
Lệnh tất cả hoặc khơng: là dạng lệnh cho phép người môi giới thực hiện một phần lệnh với giá này và phần còn lại với giá khác.
Lệnh tất cả hoặc không, cùng giá: là dạng lệnh yêu cầu người môi giới hoặc là thực hiện toàn bộ lệnh với cùng một mức giá hoặc là không thực hiện lệnh.
Các lệnh mua bán phải xác định nhà tạo lập thị trường, nhà mơi giới, mã hàng hóa cơ sở, loại hợp đồng quyền chọn, thời gian đáo hạn, giá thực hiện, giá chuyển nhượng, khối lượng giao dịch, tên cơng ty thanh tốn thành viên và được cung cấp đến các thành viên giao dịch có liên quan trên sàn.
Mọi giao dịch thành cơng trên sàn đều được thông báo đến Công ty thanh toán bù trừ trên quyền chọn (Option Clearing Corporation- OCC). Các thông tin bao gồm: xác nhận thành viên Cơng ty thanh tốn có liên quan, loại hình hợp đồng, loại hình hàng hóa cơ sở, giá thực hiện, thời gian đáo hạn, số lượng hợp đồng, phí giao dịch , nhà môi giới, tài khoản giao dịch, thời gian mua bán và một số thông tin khác.
Việc thanh tốn và thực hiện hợp đồng quyền chọn phải thơng qua Cơng ty thanh tốn bù trừ trên các tài khoản giao dịch của khách hàng. Công tác giao nhận hàng hóa cơ sở và thanh toán hợp đồng được điều chỉnh bởi các nguyên tắc giao dịch của Cơng ty thanh tốn bù trừ. Khi đến ngày đáo hạn hoặc người sở hữu hợp đồng quyền chọn yêu cầu thực hiện, Công ty đề nghị khách hàng bên mua nộp số tiền tương ứng giá trị hợp đồng quyền chọn mua, sau đó yêu cầu khách hàng bán quyền chọn nộp hàng hóa cơ sở hay tiền mặt tương ứng để tiến hành chuyển giao. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện chuyển giao hoặc thanh tốn thì sẽ bị Cơng ty thanh tốn bù trừ xử lý theo Luật và các quy định của Cục dự trữ liên bang.