Đối với hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 58 - 62)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh vàng tại NH TMCP XNK Việt

2.2.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản

Mặc dù với những ưu điểm hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước sẽ giúp giá vàng trong nước và thế giới liên thông nhau, giảm bớt nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu vàng, và làm lạnh mạnh hóa thị trường vàng giảm hiện tượng làm giá của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng mang lại những rủi ro tiềm tàng cho nhà đầu tư.

Về mặt thị trường:

Do lượng vàng trên thế giới hạn hẹp và thị trường vàng chỉ là 1 loại thị trường bên cạnh những thị trường khác, cho nên kinh doanh vàng có mức độ rủi ro rất cao và không bền vững khi giá vàng thế giới biến động thất thường và tăng cao quá mức.

Thật vậy, một sự thay đổi nhỏ của giá vàng cũng tạo ra động lực thay đổi mạnh mẽ về cầu trên thị trường vàng thế giới. Điển hình như việc Ấn độ đã mua 200 tấn vàng từ IMF hoặc Trung Quốc tranh thủ mua vàng khi giá vàng hạ nhiệt sau sự việc mất khả năng thanh toán của tập đoàn nhà nước Dubai World trong tháng 11/2009. Tuy nhiên, sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự 1.200 USD/oz và lên tới 1.225 USD/oz của giá vàng đã làm dấy lên lo ngại là thị trường này đã tăng quá mức và quá nhanh, gây ra tác động tâm lý về khả năng có những đợt

điều chỉnh giảm giá vàng, nếu có tăng thì cũng dè dặt nên cầu thị trường tạm lắng xuống.

Mặt khác, chỉ cần một NHTW lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản điều chỉnh lãi suất đến mức độ nào đó là có thể gây hiệu ứng trực tiếp hay gián tiếp đến giá vàng. Điển hình như việc ngày 21/09/2010 Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cơng bố quyết định tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục trong khoảng 0-0,25% nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, đã gây ra tâm lý lo ngại tình trạng lạm phát tăng cao, nên các nhà đầu tư đã tìm đến vàng nhằm bảo tồn nguồn vốn kinh doanh, dẫn đến giá vàng tăng cao và vượt mốc 1.300 USD/oz vào những ngày cuối tháng 09/2010 một cách dễ dàng.

Về cơ chế hoạt động:

Với ưu điểm là không địi hỏi phải có 100% số tiền hoặc 110% số vàng như đầu cơ vàng vật chất, nhà đầu tư trên Trung tâm giao dịch vàng chỉ cần số tiền ký quỹ là 7% giá trị giao dịch, số còn lại sẽ được ngân hàng cho vay, khi đó nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh giao dịch mua/bán vàng với số lượng gấp 14 lần tiền ký quỹ, đây là đòn bẩy tài chính giúp gia tăng lợi nhuận nếu hoạt động kinh doanh trên tài khoản đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp giá vàng biến động mạnh thất thường không như dự đoán, làm cho tỷ lệ ký quỹ thực tế của khách hàng giảm xuống bằng tỷ lệ cảnh báo là 5% giá trị giao dịch. Khi đó Eximbank sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm ký quỹ để tỷ lệ ký quỹ thực tế trở về mức tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 7% giá trị giao dịch. Nếu khách hàng chưa bổ sung thêm ký quỹ trong thời gian giao dịch mà giá vàng biến động làm cho tỷ lệ ký quỹ thực tế tiếp tục giảm xuống bằng tỷ lệ xử lý là 3% giá trị giao dịch (phụ lục 3), khi đó khách hàng bắt buộc phải xử lý một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp để đưa tỷ lệ ký quỹ thực tế trở về tỷ lệ ký quỹ ban đầu.

Không bị phụ thuộc vào T+3, nhà đầu tư được phép mua bán vàng ngay trong ngày, chỉ cần khách hàng đảm bảo có đủ số tiền ký quỹ tối thiểu là 7% giá trị đặt lệnh mua/bán vàng là được phép giao dịch. Đồng thời, nhà đầu tư cịn có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán khống với thời gian giao dịch thuận tiện. Đây là những yếu tố hấp dẫn những người đầu cơ nên đã thu hút một lượng vốn khổng lồ. Tại thời điểm giao dịch sôi động nhất, Trung tâm giao dịch vàng SJC ‟ Eximbank

50

thường đạt khối lượng giao dịch trên 200,000 lượng/ngày với giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ đồng/ngày.

Tuy nhiên, các qui định pháp lý đã không điều chỉnh kịp so với yêu cầu phát triển kinh doanh vàng trong điều kiện hội nhập. Như vậy, người đầu tư và sàn giao dịch chỉ kinh doanh dựa vào nền tảng khá mong manh và thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, kỹ thuật và hiểu biết. Và cũng chính do thiếu khung pháp lý chặt chẽ nên nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn vàng, và nhà đầu tư thường bị thua thiệt khi có tranh chấp.

Trong điều kiện như vậy, với việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng thống nhất; đồng thời về bản chất đây là hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, không phải là hoạt động sản xuất nên không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, nhưng lại thu hút khối lượng vốn khổng lồ thì loại hình kinh doanh sàn vàng hiện nay là khá rủi ro cho giới đầu tư và cả

(Nguồn: Trung tâm giao dịch vàng SJC – Eximbank)

Hình 2.9.: Tình hình giá trị giao dịch vàng tại Trung tâm giao dịch vàng SJC - Eximbank Đvt: triệu đồng 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 5,000,000 5,500,000 6,000,000 6,500,000 7,000,000 01 /09 02/09 03/09 04/09 05/09 06/09 07/09 08/09 09/09 10/09 11/09 12/09 01/10 02/10 03/10

Giá trị giao dịch trung bình

hệ thống tài chính vì kinh doanh vàng tài khoản là một ngành đặc thù có liên quan đến cung cầu tiền tệ quốc gia và một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế xã hội.

Về chủ thể tham gia thị trường

Với phương thức đầu tư chủ yếu của nhà đầu tư trên sàn vàng là dựa vào thông tin thị trường được cung cấp sẽ phân tích dự đốn xu hướng giá vàng để mua/bán vàng nhằm thu lợi. Trường hợp dự đoán giá giảm, người đầu cơ vay vàng bán ra lấy tiền đồng chờ giá xuống mua lại trả ngân hàng, ngược lại nếu dự đoán giá lên sẽ vay tiền ngân hàng mua vàng chờ giá lên bán kiếm lãi, đây được xem là hoạt động đầu cơ giá vàng vì nhà đầu tư khơng có nhu cầu thực chất về vàng vật chất.

Nhưng do đặc điểm của hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản sẽ tạo sự liên thông giữa giá vàng trong nước và thế giới, những diễn biến trên thị trường quốc tế đều có thể tác động đến hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước, cho nên đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu thị trường, có trình độ nhất định để phân tích đánh giá và chọn mức giá tốt nhất. Tuy nhiên với tình hình kinh tế chính trị thế giới hiện nay diễn biến phức tạp và có những biến động bất ngờ, cùng với hiện tượng đầu cơ găm hàng, những hạn chế trong chính sách quản lý nhập khẩu bằng quota và những hạn chế về mặt trình độ của nhà đầu tư nên đã gây khó khăn trong việc dự đốn lên xuống giá vàng dẫn đến tình trạng mất khả năng bổ sung tiền ký quỹ do dự đốn giá khơng chính xác và phải xử lý tài sản thế chấp.

Cụ thể như thời điểm năm 2009, mặc dù có sự điều chỉnh giảm giá nhẹ 1% vào tháng 07 nhưng nhìn chung giá vàng thế giới đã có sự tăng giá kéo dài từ tháng 05 cho đến tháng 10, do đó nhiều nhà đầu tư trên sàn vàng đã dự đoán giá sẽ xuống nên ký quỹ tiền đồng, vay vàng của ngân hàng đem ra bán lấy tiền đồng đợi giá xuống sẽ mua lại thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên giá vàng đã không xuống như mong muốn mà lại tăng lên, người vay phải liên tục bổ sung tiền ký quỹ.

Cao điểm trong buổi sáng 11/11/2009, chỉ trong vòng hai giờ giá vàng tăng hơn 3 triệu đồng/lượng, với mức tăng này thì những người vay vàng số lượng lớn

52

không thể nào xoay đủ tiền để ký quỹ bổ sung nên phải xử lý tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư đã chủ động đề nghị Eximbank xử lý tài sản thế chấp và chuyển đổi nợ vay vàng sang tiền đồng vì khơng biết được điểm dừng của giá vàng, trong khi phải liên tục bổ sung tiền ký quỹ theo yêu cầu của Eximbank. Thế nhưng vào buổi trưa cùng ngày, thông tin NHNN mở quota cho phép nhập khẩu vàng đã khiến giá vàng giảm mạnh, làm cho giới đầu cơ chịu cắt lỗ hoặc đã lỡ chuyển đổi hợp đồng thiệt hại nặng.

Bên cạnh đó, khơng chỉ tự kinh doanh cho chính mình, nhà đầu tư đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn còn kiêm chức năng kinh doanh hộ khách hàng để hưởng chênh lệch giá mua - bán với tỉ lệ ký quỹ thấp hơn của Eximbank. Hoặc một số người dân có sẵn vàng hoặc tiền nhàn rỗi muốn chờ cơ hội kinh doanh cũng đem gửi sẵn ở doanh nghiệp kinh doanh vàng để kịp thời mua bán, đồng thời được hưởng lãi suất do doanh nghiệp kinh doanh vàng trả. Phần tiền này được các doanh nghiệp kinh doanh vàng dùng để cho khách hàng có nhu cầu vay và đây là hoạt động cho vay không được cấp phép của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoặc tự kinh doanh trên sàn vàng. Với các nghiệp vụ này, hậu quả thua lỗ trên sàn vàng càng lan rộng hơn ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế xã hội, vì một khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoặc khách hàng vay tiền của doanh nghiệp kinh doanh vàng thua lỗ trên sàn vàng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán cho khách hàng ở thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)