Công tác xử lý nợ xấu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 54)

c. Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay

2.2.3.9 Công tác xử lý nợ xấu:

Để xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả, Phịng Quản lý nợ có vấn đề quản lý, thường xuyên theo dõi, đề xuất trình Ban lãnh đạo các biện pháp xử lý thu hồi nợ

Ban xử lý nợ xấu đã được Vietinbank thành lập tại Trụ sở chắnh và tại Chi nhánh để tăng cường tham mưu cho Ban giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo vế dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các Phịng có liên quan như Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tắn dụng, Kiểm tra nội bộ, Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận một cách thắch hợp, kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng dắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, tại một số chi nhánh chưa thực hiện giao chỉ tiêu thu hồi nợ có vấn đề cho từng cán bộ, lãnh đạo phòng khách hàng, Ban giám đốc chi nhánh. Không kiểm điểm đánh giá cụ thể chất lượng và mức độ hoàn thành gắn với việc trả lương và bình bầu thi đua. Mà việc này chỉ được nêu rất chung chung tại các cuộc họp giao ban hàng tháng nên tiến độ giải quyết nợ nhóm 2, nợ xấu rất chậm, thu hồi nợ ngoại bảng và lãi treo thấp, không hiệu quả.

Những khoản nợ có tài sản bảo đảm, có nguồn thu nhưng khách hàng cố tình chây ỳ khơng trả nợ, chi nhánh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tạo sức ép, yêu cầu khách hàng trả nợ; tổ chức cưỡng chế, phát mại tài sản thu hồi nợ theo quy định của Pháp luật. Trong quá trình xử lý thu hồi nợ, nếu phát sinh vướng mắc về quy định tác nghiệp hoặc thủ tục tố tụng chi nhánh phản ánh về các phòng chức năng Trụ sở chắnh để cùng phối hợp giải quyết.

Tại một số chi nhánh, nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ ngoại bảng tập trung vào một số cán bộ với dư nợ lớn nhưng không kiên quyết giao nhiệm vụ cho cán bộ này chuyên trách thu hồi nợ mà vẫn tiếp tục giải quyết cho vay, vấn đề này có những tồn tại:

+ Cán bộ thực hiện cho vay đảo nợ cho chắnh khách hàng đó hoặc cho vay khách hàng này để trả gốc và lãi cho một số khách hàng khác có dùng TSBĐ của mình để bảo đảm cho khách hàng vay đó; đảo nợ từ cá nhân/pháp nhân này sang cá nhân/pháp nhân khác trong một nhóm khách hàng liên quan nhằm kéo dài thời hạn cho vay, chuyển từ nhóm nợ có rủi ro cao về nhóm 1Ầ.,

+ Do áp lực phải giải quyết các khoản vay mới nên cán bộ không coi trọng và tắch cực sát sao trong việc thu hồi nợ có vấn đề (bao gồm nợ ngoại bảng) mà nặng về nghe khách hàng cam kết, hứa trả chung chung và chờ đợi sự tự nguyện trả của khách hàng nên kết quả thu rất thấp;

+ Do năng lực hạn chế, nên các khoản cho vay mới tiếp tục lặp lại các lỗi sai trước đó và mức độ sai phạm ngày càng trầm trọng hơn.

Tại một số chi nhánh đã xuất hiện việc cho khách hàng vay để mua lại TSBĐ của khách hàng có nợ có vấn đề (thuộc nhóm nợ xấu) tại chi nhánh đó. Tuy nhiên, trong q trình thẩm định, giải quyết cho vay chi nhánh chưa thực hiện nghiêm túc quy định của NHCTVN như :

+ Nhận lại TSBĐ hình thành từ vốn vay nhưng không xác định lại giá trị tài sản căn cứ vào giá trị thị trường, thời gian đã sử dụng và chất lượng của tài sản, trong đó có những TSBĐ khó quản lý, chuyển hóa thành tiền, chưa sang tên chắnh chủ, không đăng ký GDBĐ nhưng lại định giá bằng hoặc cao hơn để cho vay với số tiền bằng hoặc lớn hơn khoản nợ đang có vấn đề;

+ Khách hàng mới cho vay thuộc nhóm khách hàng liên quan với khách hàng đang có nợ xấu để mua lại TSBĐ hình thành vốn vay của khách hàng cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)