.Thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 002 (Trang 26 - 35)

Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường chứng khoán, là nơi giao dịch và mua bán các loại trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này có thể là

các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương hay trái phiếu

doanh nghiệp. Thị trường giao dịch trái phiếu có thể là thị trường giao dịch chính thức hoặc có thể là thị trường giao dịch phi chính thức.

1.5.1.Thị trường trái phiếu sơ cấp

Thị trường trái phiếu sơ cấp là thị trường giao dịch các loại trái phiếu được

phát hành ra công chúng lần đầu thông qua các kênh phát hành như: phát hành rộng rãi ra công chúng (Initial Public Offering - IPO) thông qua phương thức đấu thầu lãi suất hay thông qua một số tổ chức bảo lãnh rồi sau đó phát hành ra công chúng.

1.5.2.Thị trường trái phiếu thứ cấp

Thị trường trái phiếu thứ cấp là thị trường giao dịch các loại trái phiếu đã

được phát hành thông qua thị trường trái phiếu sơ cấp nhằm làm thay đổi quyền sở

1.5.3.Vai trò của thị trường trái phiếu a)Đối với nền kinh tế

Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả: Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư của nền kinh tế.

b)Đối với Chính phủ

Tồn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ của quốc gia đều trông chờ vào các khoản thu của ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng NSNN luôn không đủ chi và luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt nhất là đối với các quốc gia đang có nền kinh tế

đang phát triển. Do đó, Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu vốn

cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Vì vậy, phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội.

Trên thị trường chứng khốn, trái phiếu là một hàng hóa quan trọng, đặc biệt

là TPCP với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên thị trường, lãi suất giao dịch hằng ngày của TPCP góp phần hình thành lãi suất chuẩn trên thị trường. Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng vốn tiền mặt trong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính trung

gian. Vốn này được đưa vào sử dụng cho nhu cầu đầu tư phát triển, tạo ra của cải

hàng hóa cho xã hội. Nhờ vậy, mà cân đối tiền hàng được điều chỉnh tích cực, tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền kinh tế, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước. Thêm vào đó, ngân hàng trung ương (NHTW) theo sự ủy quyền của Bộ Tài chính

thường phát hành loại trái phiếu ngắn hạn (tín phiếu) để thực hiện nghiệp vụ thị

trường mở. Khi NHTW cần rút bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thơng về thì NHTW bán tín phiếu ra, ngược lại khi cần thiết phải đưa tiền vào lưu thơng thì NHTW mua tín phiếu vào. Mục đích là góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia, khắc

phục tình hình lạm phát, bảo đảm được khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách hợp lý.

Thị trường trái phiếu thường có quy mơ lớn và độ sâu nên thường hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vốn vững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai. Thị trường trái

phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn.

Huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ

thống ngân hàng. Đặc biệt là thị trường trái phiếu cơng ty vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ có nguồn tài trợ duy nhất từ ngân hàng nhưng với

sự phát triển và hoạt động của thị trường TPDN đã tạo thêm cho các doanh nghiệp

nguồn cung vốn hữu hiệu. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án có rủi ro cao có thể thực hiện được và giúp giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.

Phát triển thị trường trái phiếu sẽ làm giảm sự huy động qua hệ thống ngân hàng, điều này tạo sự cân xứng trong việc huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng, làm giảm nhẹ các “sai lệch kép” và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế đối mặt với khủng khoảng về cán cân vốn như tình hình ở các nước Châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998.

Ngồi ra, đối với Chính phủ, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng là vừa quản lý vĩ mô nền kinh tế vừa đảm bảo vai trị của “người trọng tài” tạo mơi trường bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư vào TPCP sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.

c)Đối với tổ chức phát hành

Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về vốn để vận hành và phát triển. Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành

trái phiếu và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức huy động vốn đều có

những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và đặc thù của mỗi

doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định phương thức tài trợ tối ưu

nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường huy động bằng cách vay

ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái phiếu. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu có một số ưu điểm sau:

ƒ Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một

nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạn.

Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án lớn ngân hàng lại

bị giới hạn đầu tư. Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái

phiếu không bị hạn chế về quy mơ miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hồn trả lãi và gốc cho những người cho vay. Trái lại, phương thức vay ngân hàng, số

vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng

cho vay, nếu số vốn doanh nghiệp cần huy động quá lớn, việc cho vay phải

được tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức tạp hơn nhiều. Mặt khác,

doanh nghiệp phát hành trái phiếu cịn có ưu điểm về thời hạn vay hơn các

khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do trong việc xác định thời hạn vay. Nếu các doanh nghiệp chú tâm đến kênh huy động vốn này thì về lâu dài đã góp phần tạo cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi trong tương lai về quy mơ vốn hoạt động.

ƒ Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hành cổ

phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng khơng muốn phát hành cổ phiếu, vì khơng muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh… thì phát hành trái phiếu

là một giải pháp tối ưu. Vì thế, doanh nghiệp không bị thao túng mà lợi tức

ra, trái phiếu là cơng cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi doanh

nghiệp phải có trách nhiệm đối với cổ đổng nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời

gian cổ phiếu tồn tại.

ƒ Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ

phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu, do đó mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơn cổ phiếu. Công ty phát hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty, trong khi đó cơng ty chỉ trả cổ tức cho cổ đơng khi kinh doanh có lãi. Hơn nữa, trong trường hợp cơng ty giải thể hoặc bị phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước rồi mới đến các cổ đơng. Chính vì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiếu và tương ứng họ đưa ra mức bù rủi ro đối với trái phiếu thấp hơn đối với cổ phiếu.

Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành, các doanh

nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt

động, hệ thống kế toán – kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm… Điều này đặc biệt quan

trọng và khơng thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng một cách rộng rãi và niêm yết trái phiếu của mình trên sở giao dịch chứng khốn. Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành càng chất lượng thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại. Chính những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp địi hỏi doanh nghiệp phải ln củng cố bộ máy tổ chức và quản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với những người đầu tư. Đây cũng có thể coi là một tác động mang tính gián tiếp của thị trường trái phiếu

đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

d)Đối với nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hố các sản phẩm tài chính, cung

phù hợp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. TPCP với độ an tồn cao nhưng lãi

suất khơng hấp dẫn bằng TPDN. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem lại cho

nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng tương ứng với mức rủi ro cao hơn. Thị

trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo thêm cho nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư phù hợp.

Đối với nhà đầu tư, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ

phiếu. Trái phiếu ln có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ được nhận lại vốn góp ban đầu của mình. Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi, đây là

khoản thu nhập cố định. Khi đầu tư vào TPDN, trái chủ nhận tiền lãi khơng phụ

thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không giống với cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Thêm một đặc điểm nữa, nếu công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trái chủ được ưu

tiên trả nợ trước các cổ đơng. Vì vậy, đây là dạng đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư khơng thích mạo hiểm.

1.5.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu a)Cơ sở pháp lý

Như chúng ta đã biết, vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng là rất quan trọng. Bởi vì, với vai trị là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế nên thị trường chứng khốn ln được các thành phần kinh tế chú ý và tham gia với mong muốn đạt được những lợi ích kinh tế

nhất định. Đối với tổ chức phát hành thì lợi ích kinh tế đó chính là việc huy động

được một số vốn nhất định và họ dùng số vốn huy động này cho các dự án và kế

hoạch kinh doanh của mình, từ đó nhằm tạo ra những giá trị lợi ích trong tương lai.

Đối với nhà đầu tư thì lợi ích kinh tế đó chính là việc họ kỳ vọng vào việc nhận được tỷ suất sinh lợi từ đồng vốn mà họ bỏ ra cho việc đầu tư. Đó có thể là trái tức

hoặc cổ tức mà nhà đầu tư nhận được hay giá trị chênh lệch do nhà đầu tư tiến hành chuyển nhượng chứng khoán trên thị trường (capital gain). Đối với các tổ chức mơi giới, trung gian phát hành và giao dịch thì lợi ích kinh tế chính là các loại phí mà họ thu của các tổ chức phát hành, nhà đầu tư hay các thành phần tham gia khác như phí

bảo lãnh phát hành, phí đại lý phát hành, đại lý thanh tốn, phí giao dịch hay phí mơi giới… Ngồi ra, các tổ chức này cịn đóng vai trị là các nhà đầu tư (với hình thức tự doanh) hay tổ chức phát hành nên họ có thể thụ hưởng được các lợi ích của tổ chức phát hành và nhà đầu tư nêu trên. Đối với nền kinh tế hay thị trường chứng khốn nói chung thì lợi ích kinh tế chính là tổng các lợi ích nêu trên. Chính những lợi ích này đã góp phần gia tăng giá trị tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp hay gia tăng thu nhập cho mỗi người dân trong xã hội… Với những nhận định như trên thì việc quản lý nhà nước đối với thị trường ngày càng quan trọng nhất là đối với các nước có nền kinh tế đã và đang phát triển. Quản lý nhà nước ở đây chính là việc Chính phủ đưa ra các văn bản pháp lý hay nói một cách khác đó chính là các mệnh lệnh hành chính cùng những chế tài buộc các bên có liên quan phải chấp hành nghiêm túc. Đó có thể là các văn bản pháp lý cho việc phát hành chứng khốn, có thể là các văn bản pháp lý cho việc bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, hay văn bản pháp lý cho việc giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung hay phi tập trung… Với những quy định của các văn bản pháp lý này nhằm quy định quyền và

nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường, hay nói chính xác hơn đó chính là việc

đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trường khi các bên tham gia thị trường gặp

phải những rủi ro nhất định. Như vậy, nếu hàng lang pháp lý cho thị trường được

ban hành đầy đủ, cập nhật và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường và chính sách vĩ mơ của Chính phủ sẽ góp phần tạo thêm sự an tâm, tin tưởng của các bên tham gia thị trường, từ đó phát huy vai trị tích cực của thị trường và ngược lại, thì sẽ làm nản lòng các bên tham gia thị trường đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó chưa phát huy hết nội lực của nền kinh tế hay chưa tạo động lực cho thị trường phát triển.

b)Các chủ thể tham gia thị trường

Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán hoạt động dựa trên hoạt động

của các chủ thể tham gia thị trường. Mỗi hoạt động của mỗi chủ thể cũng đều tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 002 (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)