.Tổ chức xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 002 (Trang 39 - 60)

1.8.1.Khái niệm xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm thực chất là việc đánh giá chất lượng, mức độ tin cậy, khả năng thanh tốn của một cơng ty phát hành đối với các công cụ nợ dựa trên các yếu tố rủi ro có liên quan. Cơng cụ nợ có thể là các cơng cụ ngắn hạn như: hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi; hoặc dài hạn như: trái phiếu, cổ phần ưu đãi. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1909 do nhà đầu tư tài chính John Moody người Mỹ khởi xướng. Sau đó, Cơng ty Moody's đã ra đời và hiện trở thành công ty xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới, có mặt ở trên 100 quốc gia. Cùng với Standard & Poor (một bộ phận của Tập đồn McGraw-Hill) và Fitch, 3 cơng ty này

đang là những cái tên quen thuộc trong ngành xếp hạng tín nhiệm. Ngày nay, các

cơng ty xếp hạng tín nhiệm khơng chỉ đánh giá hàng vạn doanh nghiệp trên tồn thế giới, mà cịn đánh giá mức độ tín nhiệm đối với chính phủ các nước và chính quyền các địa phương có phát hành trái phiếu. Kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp được thể hiện ở các ký hiệu từ A (tốt nhất) đến D (xấu nhất – tức mất khả năng thanh tốn), mỗi cơng ty xếp hạng tín nhiệm có cách ký hiệu riêng với kết quả

Bảng 1.2:Ký hiệu xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm

Chỉ số Tín Nhiệm theo S&P

Chỉ số Tín Nhiệm

theo Moody’s Diễn giải

Phân loại

AAA Aaa Chất lượng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất

AA Aa

Chất lượng cao, rủi ro thấp,

Độ rủi ro chỉ cao hơn hạng

AAA một bậc.

A A

Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế.

BBB Baa

Chất lượng trung bình, an tồn trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro.

Trái phiếu có thể đầu tư BB Ba Chất lượng trung bình thấp, có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế.

Trái phiếu có

độ rủi ro

cao

B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ khơng thanh tốn

đúng hạn

CCC Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh tế

khả quan.

CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá

sản.

C C Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán

các nghĩa vụ nợ

D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như sẽ phá sản

NR NR Không đánh giá Trái phiếu không nên đầu tư

Nguồn: Theo website saga.vn

Bên cạnh đó, đối với chỉ số Moody’s, ngoài những xếp hạng cơ bản trên, hệ số 1, 2, 3 còn dùng để chia nhỏ một xếp hạng cơ bản ra làm 3 loại, trong đó 1 là cao

nhất trong hạng đó, 2 là trung bình, 3 là thấp nhất, ví dụ: Aa1, Aa2, Aa3. Còn đối

với chỉ số S&P, + hay – được dùng để chia nhỏ xếp hạng. trong đó + là cao nhất trong hạng đó, khơng dấu là trung bình, - là thấp nhất; ví dụ: AA+, AA, AA-.

1.8.2.Đặc điểm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm

Một xếp hạng tín nhiệm khơng phải là một lời khuyên mua hoặc bán một

chứng khoán cụ thể nào đó. Ở nhiều quốc gia, điều này có thể là một lưu ý quan

trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp vỡ nợ, hoặc sự chấm dứt của một công ty hoặc các tổ chức khác phát hành chứng khốn. Để thành cơng, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải có các

đặc điểm cơ bản, bao gồm:

ƒ Tính tin cậy;

ƒ Tính độc lập;

ƒ Tính khách quan;

ƒ Kỹ thuật thành thạo;

ƒ Có đủ các nguồn lực và khả năng tiếp cận các thông tin tin cậy về người phát

hành chứng khoán.

Để trở thành tin cậy và hữu ích cho nhà đầu tư, xếp hạng tín nhiệm phải được

xem là đáng tin cậy và khách quan của các chủ thể tham gia thị trường. Để một xếp hạng tín nhiêm đáng tin cậy, tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải có kỹ thuật chun nghiệp, đủ nguồn lực tài chính, tiếp cận các thơng tin tài chính tin cậy về người phát

hành, và các thủ tục hoạt động nội bộ đưa đến công tác xếp hạng nhất quán và tin

cậy. Nói chung các thủ tục tương tự đang được thực hiện ở cả các thị trường đã và

đang phát triển. Ở hầu hết các quốc gia, xếp hạng tín nhiệm thường được thực hiện

theo yêu cầu của người phát hành. Tuy nhiên, ở Mỹ việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm định giá chứng khốn khơng theo u cầu của người phát hành mà có thể là một phần công việc định kỳ nhằm nâng cao thương hiệu của họ trong nền kinh tế.

1.8.3.Tiêu chí đánh giá

Việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm được thực hiện dựa trên hai tiêu chí cơ bản là định tính và định lượng, hay còn gọi là 2 mảng phân tích: phân tích kinh doanh

và phân tích tài chính. Các yếu tố định tính được xem xét theo phương pháp bậc

thang. Cụ thể:

ƒ Tình hình và triển vọng phát triển kinh tế đất nước, các yếu tố rủi ro vĩ mơ,

chính sách của nhà nước có khả năng ảnh hưởng đến ngành và cơng ty.

ƒ Đặc điểm của các ngành kinh tế mà công ty đang tham gia; triển vọng phát

triển của ngành đó trong nền kinh tế; tác động, ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mơ trong và ngồi nước tới ngành kinh tế; vị trí, thị phần của cơng ty trong ngành.

ƒ Chính sách quản lý trong sản xuất - kinh doanh, chính sách tài chính, quản lý

vốn, marketing, bán hàng, đặc điểm công nghệ, quy trình sản xuất, khả năng, kinh nghiệm của bộ máy lãnh đạo…

Các yếu tố định lượng được xem xét dựa trên các báo cáo tài chính đã được

kiểm tốn, các CRA sẽ tính tốn tất cả chỉ số tài chính để đưa ra những nhận định

đầy đủ nhất về tình hình tài chính hiện tại và tương lai của cơng ty.

1.8.4.Vai trị của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong thị trường tài chính

Xếp hạng tín nhiệm có vai trị vơ cùng quan trọng đối với thị trường tài chính

ở mỗi quốc gia. Đặc biệt, đối với một nền tài chính mới nổi như Việt Nam thì sự có

mặt của các CRA lớn trên thế giới chắc chắn sẽ tạo được niềm tin và góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

ƒ Đối với cơ quan quản lý nhà nước: CRA giúp nhà nước quản lý vốn tại các

doanh nghiệp được dễ dàng hơn; góp phần tạo nên một thị trường cân bằng,

minh bạch thông tin. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể dựa trên các thơng tin của CRA cơng khai để ban hành chính sách, giám sát thực hiện, cấp phép phát hành và quản lý tốt hơn.

ƒ Đối với các công ty phát hành: CRA giúp huy động vốn với chi phí hợp lý,

hiệu quả; là một phương tiện để các công ty quảng bá thương hiệu với thị

trường trong và ngoài nước, đồng thời tạo một cơ chế kiểm sốt cơng khai, tạo

động lực cho công ty cơ cấu lại tình hình tài chính, cải tiến quy trình quản lý,

ƒ Đối với nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng: CRA là một chỉ tiêu để nhà đầu tư

quyết định nên hay không nên đầu tư vào chứng khốn cơng ty, đầu tư với mức

lãi suất bao nhiêu; là cơ sở để các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng

quyết định đầu tư vào các dự án vay vốn. CRA vừa phản ánh độ tin tưởng, khả năng thanh toán của nhà phát hành, vừa là một tiêu chí đánh giá chung đối với

doanh nghiệp. Việc đánh giá doanh nghiệp dựa trên CRA sẽ góp phần tránh

những hậu quả đáng tiếc từ việc đầu tư thiếu thông tin.

ƒ Xếp hạng tín nhiệm các cơng cụ tài chính trong nền kinh tế sẽ góp phần gia

tăng hiệu quả hoạt động của cả thị trường tiền tệ lẫn thị trường tài chính. Trong khi việc xếp hạng tín nhiệm các cơng cụ tài chính ngắn hạn quan trọng đối với toàn bộ hiệu quả của thị trường tài chính, thì xếp hạng tín nhiệm các cơng cụ tài chính dài hạn hơn (như trái phiếu) là tối quan trọng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu. Về mặt bản chất, các công cụ thị trường vốn, rủi ro của một sự thay đổi trong độ tin cậy tín dụng của một người phát hành lớn hơn nhiều so với trường hợp của các công cụ tài chính ngắn hạn. Ngồi ra, khó khăn hơn cho nhà đầu tư để định lượng các rủi ro này trong thời hạn dài hơn mà khơng có sự phân tích chuyên gia xếp hạng tín nhiệm. Trong một thị trường chứng khốn

đang nổi, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có thể mở rộng thị trường cho các

cơng cụ nợ bằng cách mang đến cho thị trường những nhà đầu tư mới, bao gồm các nhà đầu tư tổ chức trong và ngồi nước mà có lẽ khơng thể mua một công cụ thị trường tiền tệ, hoặc trái phiếu trong sự thiếu vắng xếp hạng tín nhiệm của

cơng cụ đó. Cũng có thể kỳ vọng chi phí phát hành giảm bằng cách cung cấp

lợi thế về quy mô trong việc thực hiện các chức năng điển hình gắn liền với

một tổ chức xếp hạng tín nhiệm như tìm kiếm thơng tin, phân tích, cơng bố và theo dõi. Bởi vì sự gần gũi của chúng và thị trường, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có thể thúc đẩy việc đối thoại chính sách với các cơ quan quản lý pháp luật thích hợp liên quan đến việc phát triển, hoạt động của thị trường trái phiếu. Một xếp hạng tín nhiệm cịn có thể giảm chi phí vốn bằng cách hỗ trợ cơng bố

thông tin về người phát hành ra thị trường và trong việc thúc đẩy công bố và minh bạch các tiêu chuẩn kế tốn.

1.8.5.Các loại cơng cụ được xếp hạng tín nhiệm

Một loạt các cơng cụ tài chính rộng rãi có thể phải chịu sự xếp hạng tín nhiệm bao gồm các trái phiếu cơng ty và cổ phiếu ưu đãi và các công cụ tài chính khác. Ở hầu hết các quốc gia, xếp hạng tín nhiệm giới hạn đối với thị trường trái phiếu và thị

trường tiền tệ nhưng ở một số quốc gia cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi cũng

được xếp hạng tín nhiệm. Khơng phải là khơng phổ biến đối với các tổ chức nhận

tiền gửi, các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác như khả năng chi trả tiền bồi thường của các cơng ty bảo hiểm cũng được xếp hạng tín nhiệm. Tính sẵn sàng của xếp hạng tín nhiệm cịn đóng góp cho sự phát triển các sản phẩm tài chính phức tạp. Khơng có sự sẵn sàng của cơng tác xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, sẽ rất khó bán các sản phẩm này cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ở Mỹ, xếp hạng tín nhiệm khơng bắt buộc cho phát hành chứng khốn nhưng

nó được sử dụng rộng rãi để quản lý các tiêu chuẩn luật pháp (như yêu cầu vốn của

các cơng ty chứng khốn). Ngược lại, xếp hạng tín nhiệm được yêu cầu ở Nhật từ

năm 1990 như là một điều kiện tiên quyết cho người phát hành các trái phiếu khơng có tài sản đảm bảo.

Thêm vào đó, ở Nhật xếp hạng tín nhiệm còn được sử dụng để quản lý các

tiêu chuẩn cẩn trọng như yêu cầu vốn của các công ty chứng khoán. Sự vắng mặt của yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc, khơng có khả năng cho các tổ chức xếp

hạng tín nhiệm có thể tồn tại về mặt kinh tế trong môi trường các thị trường đang

nổi. Ở cả châu Mỹ La tinh và Châu Á, sự bắt đầu của các tổ chức xếp hạng tín

nhiệm được kích thích bởi yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc liên quan đến phát hành các công cụ nợ trên thị trường.

Kết luận chương 1:

Theo như các phân tích trên thì trái phiếu khơng những là cơng cụ của Chính phủ dùng điều tiết và quản lý thị trường vốn mà cịn là cơng cụ đắc lực dùng để huy

của cả nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, nếu thị trường chứng khoán là hàn vũ biểu của nền kinh tế thì đường cong lãi suất chuẩn chính là hàn vũ biểu và cơng cụ

dự báo tình hình biến động của lãi suất trên thị trường vốn trong tương lai, từ đó

mới thấy được tầm quan trọng của đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường vốn. Ngoài ra, để có một thị trường vốn phát triển, ngồi các nội dung về văn bản pháp lý, các chủ thể tham gia thị trường thì yếu tố về chính sách tiền tệ của Chính phủ trong từng giai đoạn là rất quan trọng. Do vậy, nếu một quốc gia nhanh chóng hình

thành và xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường vốn, có chính

sách tiền tệ phù hợp với từng bối cảnh kinh tế thì đã góp phần trong việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính trong nước nói chung và thị trường vốn nói riêng.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT

NAM

2.1.Tổng quan thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.1.1.Tổng quan thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới a)Thị trường trái phiếu ở Hàn Quốc

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Hàn Quốc đã bắt đầu khơi nguồn từ đầu

những năm 1970 với hầu hết được bảo lãnh bởi các ngân hàng, cơng ty chứng

khốn và các quỹ. Tại Hàn Quốc số trái phiếu đang lưu hành của các cơng ty phi tài chính cao hơn số trái phiếu khơng có bảo đảm do khu vực ngân hàng phát hành và chiếm hơn 70% tổng số trái phiếu doanh nghiệp trong những năm 1995-1997. Cũng

vào khoảng thời gian này lượng cung trái phiếu doanh nghiệp tương đối lớn cho

thấy có khá nhiều các cơng ty lớn có danh tiếng ở nước này sử dụng cơng cụ trái

phiếu như những địn bẩy tài chính nhằm huy động vốn và tiết kiệm chi phí đi vay.

Ở Hàn Quốc sau sự kiện khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, việc bùng nổ việc

sử dụng trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơng ty tín thác đầu tư và chính phủ nước này cũng đã có những thay đổi

mang tính cách mạng trên thị trường trái phiếu chính phủ để tạo chuẩn cho thị

trường trái phiếu doanh nghiệp như: thủ tục phát hành mới (thiết lập hệ thống đấu giá mới thay thế cho hệ thống cũ), xóa bỏ thơng lệ thỏa thuận thơng tin về thời hạn

phát hành), tính đều đặn trong phát hành trái phiếu chính phủ thơng qua việc phát

Bảng 2.1:Quy mô thị trường trái phiếu Hàn Quốc Đvt: Nghìn tỷ KRW Năm/Nội dung 2000 2002 2004 2006 Trái phiếu chính phủ 71,2 90,2 170,5 254,3

Trái phiếu của

66,4 83,9 142,5 ngân hàng Hàn Quốc 158,4 Trái phiếu doanh nghiệp (A) 143,1 162,7 131,0 121,7 Tổ chức tài chính 73,0 104,4 115,7 165,1 Khác 86,6 139,9 116,4 105,1 Tổng giá trị trái phiếu (B) 440,3 581,7 676,8 804,5 GDP danh nghĩa (C) 578,70 684,30 724,70 778,50 A/B 33% 28% 19% 15% A/C 25% 24% 18% 16%

Nguồn: Financial Supervisory Service, Financial Markets Development of the Bank of Korea.

b)Thị trường trái phiếu Thái Lan

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm suy yếu khu vực tài chính của quốc gia này. Trước năm 1997, chức năng trung gian tài chính hồn tồn phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới hình thức tiền gửi, chiếm khoảng 80% tài sản nợ. Trong khi đó, các ngân hàng

Quy mơ tài trợ trực tiếp thông qua thị trường trái phiếu (cả trái phiếu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 002 (Trang 39 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)