.Tình hình phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 002 (Trang 72)

+ Tình hình phát hành ra quốc tế:

Từ lúc hình thành thị trường trái phiếu đến nay, Chính phủ chỉ mới phát hành trái phiếu lần đầu tại thị trường New York và thành công khi đạt giá trị 750 triệu USD vào ngày 27/10/2005. Đây là đợt phát hành trái phiếu của Việt Nam được các nước và tổ chức tài chính trên thế giới cơng nhận là thành công nhất trên thị trường vốn thế giới trong nhiều năm qua khi có tới 255 nhà đầu tư tham gia và trúng thầu ở mức lãi suất 7,125%/năm cho kỳ hạn 10 năm thấp hơn lãi suất của TPCP của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm trong cùng thời kỳ như: Philippines (8,1%/năm), Indonesia (7,8%/năm).

+ Tình hình phát hành trong nước:

Chiều 20/3/2009, TTGDCK Hà Nội đã công bố kết quả đấu thầu trái phiếu

Chính phủ bằng ngoại tệ do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 1/2009. Trái phiếu

trong đợt phát hành này có kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn;

tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ hàng năm vào ngày phát hành trái phiếu; tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn. Hình thức

đấu thầu là kết hợp cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất. Trái phiếu được bán

bằng mệnh giá. Mỗi phiếu dự thầu, thành viên được phép đặt tối đa 5 mức lãi suất,

khối lượng đặt mua với mỗi mức lãi suất tối thiểu 10.000 USD và đặt theo bội số

của 1.000 USD. Tại phiên đấu thầu, số lượng thành viên tham gia dự thầu là 30 thành viên, với tổng khối lượng dự thầu lên tới 766 triệu USD (gấp 7,66 lần khối lượng gọi thầu). Theo số liệu do TTGDCK Hà Nội công bố, lãi suất dự thầu thấp

/năm, cao nhất 6%/năm. Lãi suất trần được Bộ Tài chính đưa ra tại

phiên đấu thầu là 3%/năm và mức lãi suất trúng thầu là 3%/năm, bằng lãi suất trần.

Như vậy, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ lần thứ nhất đã thành

cơng. Đây là lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ được phát hành để đầu

tư cho các dự án trọng điểm của Chính phủ theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày

13/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết

định số 505/QĐ-BTC về việc phát hành trái phiếu đợt I năm 2009 bằng USD với

tổng khối lượng phát hành là 300 triệu USD ở các kỳ hạn với đợt đầu tiên dành cho 100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 1 năm và các kỳ hạn tiếp theo, 100 triệu USD kỳ

hạn 2 năm đấu thầu vào 24/3/2009 và 100 triệu USD kỳ hạn 3 năm đấu thầu vào

vào 27/3/2009. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thấy các cơ quan

chức năng thông báo về kết quả đấu giá của các đợt 2 và đợt 3 theo tinh thần của Quyết định số 505/QĐ-BTC nêu trên.

2.4.Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu kèm theo chứng quyền trong thời gian qua

Vào cuối tháng 5/2008, Công ty cổ phần địa ốc Sài Gịn Thương Tín

(Sacomreal) cùng Cơng ty TNHH Sản xuất kinh doanh Hai Thành tiến hành cho các trái chủ (đã mua trái phiếu Phú Lợi 1) bốc thăm quyền mua căn hộ Phú Lợi 1 (Quận 8, TP.HCM). Sắp tới Sacomreal tiếp tục phát hành trái phiếu Phú Lợi 2 nhằm thu

hút nguồn vốn của khách hàng. Có thể nói trong bối cảnh thị trường bất động sản

ảm đạm như hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều thiếu vốn trầm trọng, thì việc

Sacomreal tìm lối thốt thơng qua trái phiếu được xem là một hướng đi hợp lý.

Tiếp theo, vào tháng 4/2009 Cơng ty cổ phần địa ốc Sài Gịn Thương Tín

(Sacomreal) vừa phát hành trái phiếu kèm theo quyền mua sản phẩm căn hộ chung cư với tổng số vốn huy động là 100 tỷ đồng. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 500 triệu

đồng, lãi suất 4,4%/năm trong vòng 6 tháng. Cơng ty Cổ phần Hồng Anh Gia Lai

mới đã phát hành trái phiếu đợt 2, giá trị lên đến 350 tỷ đồng (đợt 1 phát hành vào tháng 9/2008). Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn 2 và 3 năm, ghi sổ, lãi suất thực hiện thả nổi, điều chỉnh 6 tháng một lần.

2.5.Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng trong thời gian qua

Một loại trái phiếu khác gần đây đã trở thành hiện tượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam là trái phiếu chuyển đổi. Tính hấp dẫn của nó là ở chỗ nó cho phép nhà đầu tư chyển đổi sang cổ phiếu thường vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Do kỳ vọng này mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suất rất thấp, giúp các cơng ty phát hành nhanh chóng huy động được một số vốn lớn với chi phí

tài chính tương đối thấp. Trái phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank), có mặt trên thị trường tháng 12/2005, được đánh giá là một mặt

hàng rất lợi cho ngân hàng này khi lãi suất trúng thầu chỉ ở mức 6%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường vào thời điểm đó với mức khoảng 8-10%/năm.

Trái phiếu chuyển đổi, đặc biệt của các “blue chip” trong ngành ngân hàng có thể coi là một mặt hàng được săn lùng. Ngay sau khi xuất hiện, giá của trái phiếu chuyển đổi Vietcombank đã được rao bán trên OTC với 1,5 lần mệnh giá (mệnh giá

100.000 đồng). Một thời gian khá dài sau đó trái phiếu ổn định quanh mức 1,8

mệnh giá, rồi giảm đáng kể trong khoảng tháng 6 - 7/2006; cuối năm 2006 đến đầu 2007, lúc cao điểm trái phiếu này đã được chào bán gấp hơn 3 lần mệnh giá. Mức giá cao đến chóng mặt của trái phiếu Vietcombank làm những người am hiểu vấn đề thực sự phải ngạc nhiên. Bản thân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cũng bày tỏ quan điểm cá nhân rằng mức giá mà thị trường OTC đưa ra là không hợp lý.

Tuy nhiên có quan điểm cho rằng trái phiếu của Vietcombank chưa thực sự là trái phiếu chuyển đổi, và xét trên một số khía cạnh, quan điểm này khơng phải là khơng có căn cứ. Thứ nhất theo Điều 20, nghị định 52/2006/NĐ-CP, chỉ công ty cổ

phần mới được phát hành trái phiếu chuyển đổi. Vào thời điểm phát hành đợt trái

phiếu trên, Vietcombank chưa phải là một ngân hàng cổ phần. Thứ hai, điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi là ở chỗ nó cho nhà đầu tư kỳ vọng mua được cổ phần của công ty phát hành trong tương lai với giá ưu đãi. Trong khi đó, theo qui định

của Vietcombank, cái gọi là “trái phiếu chuyển đổi” này sẽ được chuyển sang cổ

tiên (IPO) của Vietcombank, khơng khác gì việc tham gia bỏ thầu trực tiếp vào thời

điểm đó. Như vậy rõ nhà đầu tư chẳng được lợi gì từ tỷ lệ chuyển đổi, trong khi

phải chịu mức lãi suất thấp trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần cũng đua nhau phát hành trái phiếu

chuyển đổi, một phần là do sức ép trước yêu cầu tăng đủ vốn để đạt được tỷ lệ an

toàn vốn 8% trước khi cổ phần hóa. Đi đầu trong số này là Ngân hàng thương mại

Cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được phát hành trái phiếu chuyển đổi thực thụ. Theo kế hoạch, trái phiếu chuyển đổi của SCB được chuyển thành cổ phiếu sau kỳ hạn 13 tháng theo đúng mệnh giá. Các

ngân hàng khác như Ngân hàng quân đội (MB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng đã phát hành trái phiếu chuyển đổi ra thị trường, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư.

Như vậy, nhìn chung trong thời gian qua hầu như các tổ chức tài chính, ngân hàng là các đơn vị phát hành trái phiếu chuyển đổi và các tổ chức này đều thu được những kết quả rất khả quan, trong khi đó, các loại hình doanh nghiệp khác có vẻ cịn xa lạ đối với loại trái phiếu này. Có thể nêu ra một số nguyên nhân như:

Thứ nhất, hiện nay khung pháp lý chi phối đến trái phiếu doanh nghiệp nói

chung và trái phiếu chuyển đổi nói riêng duy nhất chỉ là Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong nội dung của Nghị định này thì cơ sở pháp lý về việc chống pha loãng giá cổ phiếu khi trái phiếu đến hạn chuyển đổi hay các phương thức để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư thì vẫn cịn chung chung và mang tính mơ hồ. Do đó, chưa tạo sự an tâm cho nhà đầu tư khi tham gia mua trái phiếu chuyển đổi và tạo nên tính quyết định cho các tổ chức phát hành khi xây dựng phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Thứ hai, đối với tâm lý các nhà đầu tư tại Việt nam hiện nay thì khái niệm trái

phiếu còn khá xa lạ đối với các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân nên khái niệm trái phiếu chuyển đổi lại càng khá mới mẻ và xa lạ đối với hầu hết các nhà đầu tư. Nếu nhìn lại trong thời gian qua chỉ có các tổ chức tài chính và ngân hàng mạnh dạn phát

chung là các nhà đầu tư hầu như khi tham gia đầu tư trái phiếu chuyển đổi của các tổ chức này đều ít quan tâm đến lãi suất của trái phiếu mà đa số chỉ quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu khi trái phiếu đến hạn và thời gian chuyển đổi của trái phiếu là bao lâu. Vì như đã trình bày ở phần trên, các tổ chức phát hành trái phiếu chuyển đổi trong thời gian qua đều là các tổ chức ngân hàng nên cổ phiếu của các tổ chức này trên thị trường đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì đa phần các cổ phiếu của ngành ngân hàng là các cổ phiếu “hot”, tức có tính thanh khoản cao trên thị trường. Do đó, cùng nhận định chung là với phương thức tham gia đầu tư

trái phiếu chuyển đổi của các tổ chức ngân hàng này thì các nhà đầu tư kỳ vọng

rằng trong tương lai khi trái phiếu đến hạn chuyển đổi thì nhà đầu tư sẽ nhận được lãi vốn do trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và giao dịch bán cổ phiếu trên thị trường.

Thứ ba, trong thời buổi nền kinh tế đang chịu lạm phát cao như trong thời

gian qua thì phương thuốc của ngân hàng nhà nước đưa ra để giảm lạm phát là phải liên tục tăng lãi suất cơ bản nhằm tăng mặt bằng chung lãi suất của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, nếu phát hành trái phiếu với lãi suất cố định thì khơng nhà đầu tư nào có thể tham gia đầu tư vì lúc này lãi suất tiết kiệm của các tổ chức tín dụng

đang tăng cao và cao hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu do các tổ chức phát hành đưa ra. Nhưng nếu tổ chức phát hành phát hành trái phiếu theo phương thức lãi suất

thả nổi trong khi mặt bằng chung lãi suất đi vay của nền kinh tế cũng đang tăng cao do lãi suất cơ bản tăng thì chi phí đi vay của các tổ chức phát hành sẽ quá cao so với hiệu quả sử dụng vốn do phát hành trái phiếu. Như vậy, điều này cũng lý giải phần nào trong thời gian qua khi nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát cao thì việc

phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi cũng

trầm lắng.

Thứ tư, chúng ta cũng nhìn lại và nhận định trong thời gian qua, đa số các tổ

chức tài chính và ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi chủ yếu nhằm tăng vốn

điều lệ theo quy định tăng vốn của ngân hàng nhà nước và rất ít các tổ chức phát

dài hạn. Đồng thời, nếu theo thơng lệ quốc tế thì thời gian chuyển đổi của các trái phiếu từ 5 đến 10 năm thì thời gian chuyển đổi của các trái phiếu do các tổ chức này

phát hành đều có thời gian ngắn, đa số là dưới 1 năm. Điều này phần nào cũng cho

thấy tính thiếu chuyên nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch của các tổ chức phát

hành này. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa khơng thể khơng nói đến là đa phần các tổ

chức phát hành đều là các tổ chức ngân hàng đang có các cổ phiếu thuộc dạng “hot” trên thị trường nên khi tăng vốn theo quy định thì các tổ chức này đều không mặn mà với việc phát hành cổ phiếu vì e ngại làm lỗng giá trị cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường và điều này sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi của các cổ đơng hiện hữu và như vậy có thể phương án phát hành không được thông qua. Trong bối cảnh đó, chỉ có trái phiếu chuyển đổi mới thỏa mãn được đồng thời hai yêu cầu: đạt được kế hoạch tăng vốn và trước mắt trong ngắn hạn không phương hại đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu.

2.6.Tình hình đấu giá và nguyên nhân thất bại trong các đợt đấu giá và phát

hành TPCP trong thời gian qua 2.6.1.Tình hình đấu giá

Trong phiên đấu giá ngày 29/5/2009 có 500 tỷ đồng trái phiếu đấu thầu theo hình thức kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất và khơng cạnh tranh lãi suất. Trong

đó, khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30%

tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu. Số trái phiếu này có kỳ hạn 10 năm do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành, phát hành ngày 02/6/2009 và ngày đáo hạn là 02/6/2019. Trái phiếu sẽ được bán bằng mệnh giá, phát hành dưới hình thức ghi sổ, thanh tốn một lần bằng mệnh giá khi đến hạn. Sau khi phát hành, trái phiếu được niêm yết tại TTGDCK Hà Nội. Kết quả đã có 6 thành viên đăng ký tham gia và đặt mua khoảng 444 tỷ đồng trái phiếu nhưng cuối cùng không ai thành công trong việc

mua trái phiếu. Nguyên nhân là do không đạt được kỳ vọng về lãi suất. Trong khi

bên bán đặt lãi suất trần cao nhất chỉ 8,5%/năm trong khi lãi suất kỳ vọng mà các bên mua yêu cầu thấp nhất là 9,25%/năm và cao nhất lên đến 13,5%/năm.

Trước đó, phiên đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

phát hành do Công ty Đầu tư Phát triển được cao tốc Việt Nam phát hành ngày

27/5/2009. Trái phiếu này có kỳ hạn ba năm, dự kiến được sử dụng cho dự án xây

dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cũng thất bại khi lãi suất trần chỉ là

8,8%/năm nhưng lãi suất đăng ký mua thấp nhất đã lên đến 9,7%/năm và cao nhất là 10,5%/năm.

Tình hình cũng tương tự như trên, ở phiên đấu giá 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Kho bạc Nhà nước ngày 19/5/2009 có lãi suất trần 8,1%/năm cho kỳ hạn 2 năm và

8,3%/năm cho kỳ hạn 3 năm nhưng bên đặt mua lại đề nghị lãi suất từ 8,8 -

10%/năm. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, Kho bạc nhà nước đã có 5 lần đấu

thầu trái phiếu với khối lượng lớn nhưng đa số là thất bại, chỉ bán được khoảng 100 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách Xã hội có 4 lần đấu thầu nhưng không bán được đồng nào, Ngân hàng Phát triển có 3 lần đấu thầu cũng thất bại.

2.6.2.Nguyên nhân

Thứ nhất, do lãi suất trên thị trường tiền tệ tại thời điểm trên đang tăng mạnh

khiến phần lớn ngân hàng tập trung vào thị trường tiền tệ hơn là đầu tư vào trái phiếu. Hơn nữa, lãi suất trái phiếu lại được duy trì thấp thơng qua trần lãi suất của Bộ Tài chính khiến cho mức hấp dẫn càng giảm xuống.

Thứ hai, do các loại trái phiếu được gọi thầu nêu trên có quá nhiều thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 002 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)