3.3. Nhóm giải pháp có tính cụ thể
3.3.1. Dự báo mức vốn tự có tối thiểu Sacombank cần phải duy trì
Hiện nay, ngành Ngân hàng có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng cả hiện tại và trong tương lai. Mặc dù trong quá khứ đã gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu trong năm 2008 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức đánh giá có tốc độ tăng trưởng tốt. Theo dự báo của WorldBank, tốc độ
tăng trưởng GDP sẽđạt mức bình quân khoảng 8% trong giai đoạn 2010 - 2012. Riêng Sacombank tốc độ tăng vốn trong năm 2007 cho thấy sự phát triển nhanh chóng và sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Trong xu thế hội nhập, Sacombank cần có chiến lược và lộ trình về gia tăng quy mô vốn. Đây là một trong những biện pháp giúp Sacombank củng cố nội lực và chủ động trong hội nhập quốc tế. Chiến lược này phải
được cụ thể hóa thành sách lược và kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm bám sát yêu cầu thực tiễn, bảo đảm lợi ích của ngân hàng. Với việc gia tăng quy mô về vốn, hệ số an toàn vốn của Sacombank sẽ được cải thiện và dần tiến tới chuẩn mực quốc tế như định hướng phát triển. Tuy nhiên, việc gia tăng quy mô vốn phải đảm bảo yêu cầu phát huy đầy đủ hiệu quả của nguồn vốn và có cân nhắc đến vấn
phần cịn lại của nền kinh tế ngày càng khắng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Khi nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với chủ thể trong nền kinh tếấy cũng phát triển và để
có thể phục vụ các chủ thể này thì Ngân hàng cũng phải thay đổi cho phù hợp. Số
lượng doanh nghiệp ngày càng phát triển rất nhanh và tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng. Tuy nhiên để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn, đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện nhiều mặt và yêu cầu về vốn lớn là không thể thiếu. Theo quy định của Luật TCTD thì giới hạn đối với dư nợ tín dụng là khơng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng và tổng cả mức cho vay và bảo lãnh là 25% vốn tự có. Nếu Ngân hàng có nhiều khách hàng lớn thì sẽ khơng đủ vốn tài trợ
mà phải đi vay hợp vốn chứ không thể giảm bớt nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó Ngân hàng phải tăng vốn đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất và củng cố năng lực tài chính của mình để phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ khác. Theo qui định hiện nay thì khoản đầu tư vào tài sản cốđịnh của Ngân hàng khơng vượt q 50% vốn tự có. Ngồi ra căn cứ vào hệ số vốn tự có so với tổng tiền gởi thì tổng tiền gởi được huy động gấp 20 lần so với vốn tự có. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà hầu hết các khoản cho vay của Ngân hàng được tài trợ từ nguồn vốn tiền gởi của khách hàng. Nhìn chung tăng vốn tự có gắn liền với kế hoạch tăng trưởng của nền kinh tế đã giúp Ngân hàng củng cố nội lực, mở rộng qui mô, phát triển ổn định, bền vững và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
Do vậy, để duy trì mức vốn tự có hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt
động của Ngân hàng mình là một trong những nhân tố cần thiết của ngân hàng. Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm, giả sử tài sản có với mức độ tăng trưởng là 25%/năm và yêu cầu tỷ lệ vốn tự có tối thiểu phải đạt là 8% thì vốn tự có tối thiểu của Ngân hàng sẽ được tính dựa vào số dư tổng tài sản có của Sacombank ngày 31/12/2009, có thể dự báo nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động Ngân hàng năm 2011- 2020 như sau:
Bảng 3.1. Dự báo qui mô VTC tối thiểu của Sacombank giai đoạn 2011-2020 Đơn vị tính: tỷđồng Năm Tài sản có theo mức tăng trưởng Nhu cầu vốn tự có tối thiểu Dự kiến 25% 8% 2011 153,866 12,309 2012 192,332 15,387 2013 240,415 19,233 2014 300,519 24,042 2015 375,648 30,052 2016 469,561 37,565 2017 586,951 46,956 2018 733,688 58,695 2019 917,111 73,369 2020 1,146,388 91,711
(Nguồn: Tổng hợp số liệu dự báo từ BCTN của Sacombank và tính tốn của tác giả)
Từ bảng trên ta thấy, với mục tiêu tăng trưởng tài sản có đạt tốc độ 25%/năm và tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu là 8%, thì mức vốn tự có tối thiểu Sacombank phải đạt
được đến năm 2020 là 91,711 tỷ đồng hay khoảng 5 tỷ USD. Trong xu thế hội nhập, thị trường Ngân hàng trong nước sẽ từng bước phát triển ở mức cao cấp và hiện đại hơn, cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn với các Ngân hàng nước ngồi trong thời kỳ hội nhập. Vì thếđịi hỏi tập đồn tài chính Sacombank sẽ phải phát triển thành Ngân hàng có tầm cỡ quốc tế với vốn tự có tối thiểu trên 5 tỷ USD cho đến năm 2020. Để làm được điều này Sacombank cần có chiến lược và lộ trình về gia tăng quy mơ vốn. Đây là một trong những biện pháp giúp Sacombank củng cố nội lực và chủ động trong hội nhập quốc tế. Chiến lược này phải được cụ thể hóa thành sách lược và kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm bám sát yêu cầu thực tiễn, bảo đảm lợi ích của Sacombank. Với việc gia tăng quy mơ về vốn, hệ số an tồn vốn của Sacombank sẽđược cải thiện và dần tiến tới chuẩn mực quốc tế như định hướng phát triển. Tuy nhiên, việc gia tăng quy mô vốn phải đảm bảo yêu cầu phát huy đầy đủ
3.3.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với quy mơ vốn tự có thực tế
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh đáp ứng đúng tình hình thực tế Hội đồng Quản trị Sacombank cần phải cân nhắc kỹ trước khi phát hành cổ phiếu ra ngồi, bởi vì đi kèm với nó là sự pha lỗng trong sở hữu và quyền kiểm soát. Trong các phương án tăng vốn để Sacombank tiến hành tăng vốn tự có, khơng có phương án nào là tối ưu hoàn toàn và phương án này tốt cho thời kỳ này nhưng chưa tốt cho giai đoạn khác. Do
đó, để q trình tăng vốn tự có tại Sacombank đạt hiệu quả cao và đóng góp vào sự
phát triển của Sacombank một cách bền vững thì bản thân Sacombank cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế tại Ngân hàng. Ngoài ra, sau khi thực hiện quá trình tăng vốn tự có, Sacombank cịn phải quan tâm đến hiệu quả của việc tăng thêm vốn bởi sự tăng lên của lượng bao giờ cũng đòi hỏi sự thay đổi tương ứng về chất. Nếu Sacombank không sử dụng lượng vốn tăng thêm một cách có hiệu quả thì e rằng chính lượng vốn tăng thêm đó lại trở thành gánh nặng cho chính bản thân Ngân hàng. Như vậy, về các quy trình kỹ thuật khi phát hành cổ phiếu và trái phiếu phải tuân theo Luật Chứng khoán và sự đồng ý của NHNN. Cổ phiếu Sacombank được niêm yết trên thị trường chứng khoán để được giao dịch rộng rãi, thông tin minh bạch và phản ánh đúng giá trị. Sacombank cần đẩy mạnh việc phát hành các chứng chỉ tiền gởi, huy động nguồn tiền gởi và tiết kiệm của khách hàng trên thị trường tiền gửi đồng thời nên chú trọng huy động nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng. Đẩy nhanh phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế và đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Chủ động tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác đầu tư, vay thương mại, ODA, vay ưu đãi… Bên cạnh đó, Sacombank cịn phải nâng cao chất lượng và hình thức huy động vốn vay trên thị trường tài chính như: triển khai huy
động chứng chỉ tiền gởi, tín phiếu, trái phiếu ở nhiều nơi, nhiều Ngân hàng thương mại khác nhau, thực hiện cơ chế chuyển nhượng dễ dàng các chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu, kỳ phiếu…, phát triển hơn nữa các dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại như E- banking, Internet Banking, Home Banking, Phone Banking…, ngày càngxây dựng phong cách văn minh Ngân hàng hiện đại.
3.3.3. Các hệ số an toàn vốn cần phải được duy trì hợp lý và đúng qui định
Các hệ số an tồn thơng thường được các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được lành mạnh và an toàn. Một chỉ số H1, H2 quá cao hay quá thấp đều không hiệu quả và an tồn đối với ngân hàng. Vì vậy, Sacombank nên duy trì vốn tự có ở mức vừa phải và hợp lý đểđảm bảo an toàn cho các hệ số. Như ở chương 2, tác giảđã phân tích hệ số
H1, H2 và hệ số H3 (CAR) của Sacombank đều cao hơn so với chuẩn qui định của NHNN theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 nhưng theo Basel II tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 12%.
Sacombank cần phải duy trì để đảm bảo những hệ số này không cao quá cũng như không thấp quá so với mức qui định. Vì bất kỳ một sự chênh lệch quá lớn trong các hệ số này so với mức qui định đều không tốt cho Sacombank. Đối với tỷ lệ vốn tự
có trên tổng nguồn vốn huy động (H1) và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có Sacombank nên áp dụng tỷ lệở mức từ 6% trở lên (hiện nay theo qui định Ngân hàng Nhà nước là 5%). Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước đặt ra, chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) không thấp hơn 8%. Theo “Financial Management and Analysis of Projects” của ADB năm 2005, có kiến nghị rằng “hệ số CAR ở mức 8% áp dụng với các nước OECD, còn đối với các nền kinh tế mới nổi hệ số này nên là 12%”.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước qui định hệ số CAR tối thiểu là 8% và sắp đến ngày 01/10/2010 sẽ áp dụng theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 qui định hệ số CAR là 9% nhưng trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%. Và trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, Sacombank nên áp dụng theo chuẩn CAR không nhỏ
hơn 12% đểđảm bảo an tồn hơn cho nguồn vốn tại Sacombank. Vì Sacombank cịn phải bổ sung vốn để bù đắp các rủi ro hoạt động xảy ra trong quá trình kinh doanh của mình. Khi những hệ số này của Sacombank quá cao hoặc quá thấp, Sacombank phải tiến hành phân tích và dự báo những tình huống có thể xảy ra để đưa ra những giải pháp kịp thời khắc phục.
sản có để các hệ số H1, H2, H3 khơng bị biến động lớn trong kết cấu tài sản có và mức
độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Tức là Sacombank phải ln đảm bảo rằng tồn bộ
giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Nếu Sacombank cho vay khơng có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ
làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ. Vì vậy, bất kỳ một sự mất cân đối nào trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank đều khơng đảm bảo an tồn cho các hệ số trên.
3.3.4. Xây dựng chính sách chi trả cổ tức của Sacombank
Chính sách chi trả cổ tức của Sacombank phải là để tối đa hóa giá trị của thu nhập dành cho cổ đông, điều này làm lợi rất nhiều cho Sacombank. Nếu muốn các nhà đầu tư hiện tại cảm thấy hài lòng với khoản đầu tư của mình thì chính sách cổ tức của Sacombank phải đáng tin cậy, và Sacombank phải đảm bảo rằng chính sách chia cổ
tức trước đây sẽ được áp dụng trong tương lai. Cịn đối với các nhà đầu tư tiềm năng thì một chính sách chi trả cổ tức phải được thực thi một cách ổn định, nhất quán từ
trước đến nay sẽ là yếu tố đáng chú ý mà nhà đầu tư luôn quan tâm khi đánh giá giá trị
thực của cổ phiếu Sacombank. Chính sách chi trả cổ tức của Sacombank được thực hiện như sau:
• Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức (so sánh tổng giá trị của cổ tức đã trả cho cổ đông với lợi nhuận của ngân hàng) sao cho cổ tức sẽ tăng lên khi lợi nhuận tăng. Mức độ và hình thức chia cổ tức của Sacombank cũng là những nội dung mà các nhà đầu tư
không thể bỏ qua nếu muốn đánh giá tổng thu nhập dự kiến từ số tiền họđã bỏ ra, để
từ đó quyết định có nên đầu tư vào Sacombank hay không. Nếu một nhà đầu tư tin chắc mình hiểu rõ chính sách chi trả cổ tức của Sacombank thì anh ta chấp nhận trả giá cao hơn cho cổ phần của Sacombank.
• Nhưở chương 1, tác giảđã phân tích mơ hình David Berson kết quả cho thấy khi thực thi các chính sách an tồn vốn, mức tăng trưởng tài chính nội bộ ln tỷ lệ thuận với vốn tự có u cầu và lợi nhuận giữ lại nhưng lại tỷ lệ nghịch với tỷ lệ an tồn vốn tự có, trên cơ sở này căn cứ vào từng điều kiện cụ thể luận văn đề xuất chính sách chi trả cổ tức của Sacombank là: cần tập trung nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất
lượng tài sản có đầu tư, sử dụng các biện pháp kỹ thuật quản trị vốn tự có thích hợp,
đảm bảo cơ cấu tài sản có kinh doanh hợp lý có hiệu quả cao. Xây dựng giới hạn khung đểđiều chỉnh cơ cấu hoạt động và định hướng quy mơ tài chính dựa vào mức quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng tối thiểu của cổ đơng. Việc thăm dị các chỉ số biến động một cách khách quan nhằm đảm bảo các chính sách cổ tức chi trả có tác động chi phối thực sựđến giá cả cổ phiếu của Sacombank trên thị
trường. Đối với Sacombank, trong điều kiện hiện nay nên áp dụng mức cổ tức chi trả
thấp và chính sách tăng trưởng cao.
3.3.5. Sacombank cần có chính sách huy động vốn tự có từ bên ngồi
Sacombank cần đưa ra chính sách huy động vốn hợp lý để thu hút nguồn vốn từ
bên ngoài. Khi chấp hành các tiêu chuẩn an toàn vốn của BIS, nếu tỷ lệ yêu cầu vượt quá quy định, Sacombank nên đẩy mạnh thêm tốc độ tăng trưởng nhưng nếu tỷ lệ yêu cầu đạt thấp hơn thì nên bổ sung thêm vốn tự có. Để chọn được cơng cụ phù hợp, vừa làm giảm được các phí tổn vốn tăng thu nhập thực sự cho cổđông, vừa đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn cho Sacombank, cần phải sử dụng những chính sách huy động vốn một cách khoa học. Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam hiện nay Sacombank có thể triển khai theo xu hướng:
• Để thành cơng trong việc huy động vốn từ nguồn bên ngồi, Sacombank cần tích cực chuẩn hóa các hoạt động và xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể cho từng phương án tăng vốn. Điều quan trọng là phải minh bạch thông tin hoạt động và kết quả
kinh doanh Sacombank, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn trong kinh doanh nhằm nâng cao uy tín trong kinh doanh đối với công chúng cũng như tạo tính thanh khoản của cổ phiếu.
• Sacombank phải đảm bảo tuân thủ thực hiện các phương án phát hành cổ phiếu, trái phiếu được xây dựng trước khi phát hành, tránh tình trạng huy động xong rồi sử
dụng vốn huy động sai mục đích. Sacombank nên đưa ra nhiều phương án dự phòng
để tránh rơi vào bịđộng, sử dụng vốn kém hiệu quả. Phương án xây dựng càng chi tiết