3.4. Một số kiến nghị đối với NHNN
3.4.4. Giám sát tình hình sử dụng vốn tự có của các Ngân hàng
Đểđược NHNN đồng ý cho phép tăng vốn tự có, Sacombank đã buộc phải giải trình về phương án tăng vốn tự có một cách có hiệu quả và khả thi. Tuy nhiên, đó chỉ
là những phương án chưa triển khai, đang nằm trong kế hoạch. Bản thân Sacombank mặc dù vốn tự có đã tăng lên nhưng vẫn chưa triển khai phương án đó hoặc đã triển khai nhưng hiệu quả hoặc qui mơ hoạt động thì chưa hẳn là đã tăng lên so với trước
đó. Vì vậy, về phía NHNN nên tăng cường khâu kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tự có tăng thêm của các NHTMCP nói chung và Sacombank nói riêng sao cho các phương án tăng vốn được triển khai hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
hoạt động của Sacombank và đặc biệt là thể hiện được vai trò của phần vốn tự có được tăng thêm đó. NHNN cũng phải quan tâm đến việc chấp thuận cho Sacombank tăng vốn cho những giai đoạn tiếp theo phải dựa trên cơ sởđánh giá việc tăng vốn điều lệ
và sử dụng vốn theo phương án của giai đoạn trước. Nếu xem xét về hiệu quả vận hành của Sacombank sau khi tăng vốn tự có thì vấn đề sở hữu đầy đủ nguồn lực con người, cơng nghệ, tài chính khơng có nghĩa là Sacombank sẽ lập tức vận hành hiệu quả. Cũng giống như nhiều ngành kinh doanh khác, trong khoảng thời gian đầu kể từ
khi tăng vốn, Sacombank phải đương đầu với khơng ít thách thức. Đồng thời, số lượng Ngân hàng tăng lên mau chóng cũng là dấu hiệu rõ ràng của cạnh tranh khốc liệt. Tiềm năng của ngành Ngân hàng rất lớn, đồng nghĩa với kỳ vọng tăng trưởng cao của các cổ đông và áp lực lớn với bộ máy quản trị, vận hành. Bất trắc có thể xảy ra khi đội ngũ
quản trị Ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn nhằm đạt tới giới hạn tăng trưởng “nóng” trong thời gian ngắn. Sự sáng suốt của Hội đồng quản trị, tầm nhìn dài hạn và các quy tắc quản trị nội bộ chuẩn mực giúp hóa giải nguy cơ này.