3.3. Nhóm giải pháp có tính cụ thể
3.3.3. Các hệ số an toàn vốn cần phải được duy trì hợp lý và đúng qui định
Các hệ số an toàn thông thường được các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được lành mạnh và an toàn. Một chỉ số H1, H2 quá cao hay quá thấp đều khơng hiệu quả và an tồn đối với ngân hàng. Vì vậy, Sacombank nên duy trì vốn tự có ở mức vừa phải và hợp lý đểđảm bảo an toàn cho các hệ số. Như ở chương 2, tác giảđã phân tích hệ số
H1, H2 và hệ số H3 (CAR) của Sacombank đều cao hơn so với chuẩn qui định của NHNN theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 nhưng theo Basel II tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 12%.
Sacombank cần phải duy trì để đảm bảo những hệ số này không cao quá cũng như không thấp quá so với mức qui định. Vì bất kỳ một sự chênh lệch quá lớn trong các hệ số này so với mức qui định đều không tốt cho Sacombank. Đối với tỷ lệ vốn tự
có trên tổng nguồn vốn huy động (H1) và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có Sacombank nên áp dụng tỷ lệở mức từ 6% trở lên (hiện nay theo qui định Ngân hàng Nhà nước là 5%). Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước đặt ra, chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) không thấp hơn 8%. Theo “Financial Management and Analysis of Projects” của ADB năm 2005, có kiến nghị rằng “hệ số CAR ở mức 8% áp dụng với các nước OECD, còn đối với các nền kinh tế mới nổi hệ số này nên là 12%”.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước qui định hệ số CAR tối thiểu là 8% và sắp đến ngày 01/10/2010 sẽ áp dụng theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 qui định hệ số CAR là 9% nhưng trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%. Và trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, Sacombank nên áp dụng theo chuẩn CAR không nhỏ
hơn 12% đểđảm bảo an toàn hơn cho nguồn vốn tại Sacombank. Vì Sacombank cịn phải bổ sung vốn để bù đắp các rủi ro hoạt động xảy ra trong quá trình kinh doanh của mình. Khi những hệ số này của Sacombank quá cao hoặc quá thấp, Sacombank phải tiến hành phân tích và dự báo những tình huống có thể xảy ra để đưa ra những giải pháp kịp thời khắc phục.
sản có để các hệ số H1, H2, H3 không bị biến động lớn trong kết cấu tài sản có và mức
độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Tức là Sacombank phải luôn đảm bảo rằng toàn bộ
giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Nếu Sacombank cho vay khơng có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khốn sẽ
làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ. Vì vậy, bất kỳ một sự mất cân đối nào trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank đều không đảm bảo an toàn cho các hệ số trên.