cho các Ngân hàng Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng Mỹ
Phần lớn các nhà quản trị Ngân hàng ở Mỹđều nhất trí cần xây dựng các phương thức tiếp cận phù hợp và các phương pháp phân tích thích hợp gần với thông lệ của BIS, cho phép phát hiện nhanh và đánh giá chính xác các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Cơ quan giám sát Hoa Kỳđã cho xây dựng một hệ thống tỷ lệ khung đánh giá chung về vốn tự có tối thiểu trên tài sản có đã điều chỉnh rủi ro dựa trên tỷ lệ trung bình đã
được dự đốn. Căn cứ trên tỷ lệ khung này các nhà quản trị Ngân hàng sẽ xây dựng các tỷ lệ chi tiết dùng trong đánh giá nội bộ. Các cơ quan quản lý Ngân hàng Liên Bang quy định tỷ lệ tối thiểu về vốn tự có trên tổng tài sản là 6%. Nếu Ngân hàng nào có trạng thái thiếu hụt vốn so với mức tối thiểu phải có giải pháp khắc phục càng nhanh càng tốt.
Dưa vào các qui định trên, đểđánh giá đầy đủ và chính xác hơn cơ quan giám sát Ngân hàng cịn xây dựng cách đánh giá tỷ lệ an tồn vốn tự có tối thiểu theo những qui
đình riêng có đối chiếu với các qui định của Basel II.
cho phép kết hợp thêm các tiêu chí khác như kết quảđánh giá về tình hình kinh doanh thực tế, kết quả đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm thị trường …nhằm tăng thêm tính khách quan.
Ngày 07/05/2009, tại hội thảo về cơ cấu Ngân hàng và cạnh tranh của Ngân hàng Fed Chicago, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) đã
đưa ra bài học về tăng cường quản lý vốn trong giám sát ngân hàng. Nội dung như sau: Kể từ khi bắt đầu khủng hoảng, các cơ quan giám sát Mỹ đã thực hiện giám sát vốn rất chặt chẽ. Fed đã thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài chính tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi đánh giá với các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức này. Fed cũng đang xem xét lại các quy định về quản lý vốn của mình. Chẳng hạn như, vào đầu năm 2009, Fed đã ban hành hướng dẫn dành cho các công ty quản lý Ngân hàng trong giám sát cổ tức, hoạt động mua lại vốn… Fed đang làm đầu mối thực hiện “chương trình đánh giá giám sát vốn liên ngành”. Chương trình này nhằm đảm bảo rằng các tổ chức Ngân hàng lớn nhất và có tầm quan trọng ảnh hưởng tới hệ thống Ngân hàng nhất có đủ nguồn vốn và có thể duy trì hoạt
động cho vay ngay cả khi các điều kiện kinh tế vĩ mô trở nên tồi tệ hơn. Hơn 150 nhà kiểm tra, giám sát, và các nhà kinh tế học của Fed, cơ quan Quản lý tiền tệ, và công ty Bảo hiểm tiền gửi Fed đã hợp tác để kiểm tra và đánh giá khả năng lãi lỗ của 19 tổ
chức lớn, là những đơn vị nắm giữ hai phần ba tài sản của hệ thống Ngân hàng Mỹ. Việc đánh giá mang tính tồn diện, nghiêm túc và có sự phối hợp cao giữa các cơ quan giám sát. Fed sẽ sử dụng các kết quảđánh giá này để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát trong tương lai.
1.3.2. Kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc được chuyển đổi khi bước vào kinh tế thị trường, mở đầu là cuộc cải cách kinh tế với quy mô lớn vào năm 1978 theo hướng mở cửa hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Đến năm 1998, bộ tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ RMB trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những Ngân hàng lớn để nâng tỷ lệ vốn tối thiểu trung bình từ 4.4% lên 8% đúng theo Luật NHNN Trung Quốc.
Trung Quốc đã triển khai chương trình GSAP để hỗ trợ cho việc mở cửa thị
trường tài chính, bước đầu đã có hai Ngân hàng niêm yết cổ phiếu, đã bán nợ q hạn
để giảm hệ số nợ khó địi và đấu giá cạnh tranh các khoản nợ quá hạn. Trung Quốc đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản, thành lập ủy ban quản lý ngân hàng, Ủy ban Quản lý bảo hiểm, Ủy ban Quản lý TTCK, thực hiện hợp tác giám sát các sản phẩm liên ngành, tăng dự trữ tại NHTW, tăng tỷ trọng rủi ro đối với một số khoản vay, bắt buộc dự phòng sớm hơn đối với các khoản cho vay kém,..
Trung Quốc cũng sử dụng hệ thống kiểm tốn nước ngồi, tăng giám sát từ bên ngoài, xây dựng các chỉ sốđánh giá hoạt động riêng, yêu cầu các NHTM phải nộp báo cáo tài chính một năm 2 lần và cung cấp thơng tin về giao dịch qua biên giới giữa các Ngân hàng thành viên, tăng tỷ lệ dự phòng và tăng các hệ số an toàn vốn.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Ngân hàng trong xu hướng hội nhập WTO, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã có định hướng chuẩn bị về vốn, cơng nghệ, nhân lực và ban hành những chính sách giám sát với hoạt động chung của toàn ngành ngân hàng. Việc tăng vốn của các NHTMCP Trung Quốc diễn ra theo hướng chậm nhưng chắc. Chính phủ Trung Quốc ln có những phản hồi đúng hướng với những dễn biến của khu vực thị trường ngân hàng, hạn chếđược sự thơn tính của các đối thủ
nước ngoài.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản trị vốn tự có cho các ngân hàng Việt Nam
Trong xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, việc tìm hiểu kinh nghiệm quản trị vốn tự có của hệ thống Ngân hàng thế giới, để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để các Ngân hàng Việt Nam phát triển cả về qui mơ vốn tự có, cũng như vận dụng thuần thục các tiêu chuẩn quốc tế vào ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực của các Ngân hàng trong nước là hết sức cần thiết. Nghiên cứu thực tiễn về
sự phát triển năng lực cạnh tranh và quản trị vốn tự có của hệ thống Ngân hàng thế
giới cụ thể là hệ thống Ngân hàng Mỹ và Trung Quốc, có thể rút ra bài học kinh nghiệm thực tế cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
Cũng như Trung Quốc, khi nền kinh tế hội nhập, các đối thủ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng cũng tăng vì vậy một phần vốn tự có tăng lên được dùng để xây
dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đầu tư công nghệ hiện đại cho ngân hàng. Đây cũng là nền tản đểđẩy mạnh các hoạt động và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, tăng năng lực cạnh tranh. Cần phải xây dựng cấu trúc sở hữu vốn đa dạng, ưu tiên tỷ lệ
nắm giữ cổ phần cao cho các nhà đầu tư chiến lược có thực lực mạnh, tăng tỷ lệ cổ đơng thị trường và nước ngồi, là điều kiện để các Ngân hàng trong nước nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn an toàn vốn hiện đại, nâng cao chất lượng vốn và phát triển bền vững. Đổi mới các chuẩn mực quản lý, giám sát, đánh giá an tồn vốn phải đảm bảo tính đồng bộ, đối chiếu được với các tiêu chuẩn của Basel và phải phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế như hệ thống Ngân hàng Mỹ. Các Ngân hàng được toàn quyền chủđộng trong phương pháp quản trị rủi ro, tổ chức kiểm sốt hệ thống an tồn vốn nội bộ, hoàn thiện hệ thống quản trịđể ngăn ngừa các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro phá sản. Các Ngân hàng trong nước cần thực hiện cải cách, khắc phục các khoản nợ
xấu, cơ cấu lại tài chính trước khi phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn tự có nhằm đạt
được mục tiêu huy động vốn và có được lợi thế nhất định khi đàm phán chọn nhà đầu tư.
Nghiên cứu về thực tiễn phát triển tại hệ thống Ngân hàng Mỹ và Trung Quốc cho thấy quản trị vốn là tất yếu để các Ngân hàng Việt Nam phát triển an toàn và bền vững. Với việc phát huy những kinh nghiệm quý báu là những bài học cần thiết để
phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình phát triển ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Toàn bộ chương 1, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết liên quan đến vốn tự có và quản trị vốn tự có đối với Ngân hàng. Từ những khái niệm về vốn tự có, thành phần cấu tạo nên vốn tự có, sự cần thiết và tác dụng của vốn tự có đến những cách thức định giá mức vốn tự có hợp lý của Ngân hàng theo quan điểm của NHNN.
Để cho nguồn vốn tự có phát huy hết tác dụng của nó thì khơng thể khơng nói đến quản trị vốn tự có tại Ngân hàng. Vì vậy, luận văn đã tìm hiểu về nội dung quản trị vốn tự có tại Ngân hàng về mặt định tính và định lượng trên cơ sở lý thuyết làm nền tản để đi sâu phân tích ở chương 2. Về mặt định tính, tác giảđã nêu lên một số vấn đề về phát triển vốn tự có thích hợp với nhu cầu hoạt động của Ngân hàng, lựa chọn nguồn vốn thích hợp để tăng vốn tự có tại Ngân hàng. Về mặt định lượng, tác giảđã đưa ra việc phân tích các hệ số liên quan đến quản trị vốn tự có tại Ngân hàng, mơ hình tăng trưởng tích sản trong quản trị vốn tự có, mối quan hệ giữa quản trị vốn tự có với các rủi ro hoạt động của Ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Vì vậy, tìm hiểu kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng ở Mỹ và Trung Quốc là cần thiết để rút ra bài học cho
các NHTMCP Việt Nam.
Tóm lại, những nội dung trong chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để từ đó tác giảđi sâu phân tích thực trạng quản trị vốn tự có tại một Ngân hàng cụ thể - Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín ở chương 2 và đề ra các giải pháp và kiến nghị ở chương 3 với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN