Một số tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70)

dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM địa bàn TP.HCM

2.4.1 Một số tồn tại trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM địa bàn TP.HCM các NHTM địa bàn TP.HCM

Đó là sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng, số ngân hàng triển khai, phát triển công nghệ mới chưa nhiều. Hiệu quả chương trình phần mềm ứng dụng chưa cao. Mặt bằng trình độ cơng nghệ của các ngân hàng hiện nay vẫn cịn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ cơng nghệ giữa các ngân hàng khá xa, dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: Ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp và chưa khai thác, sử dụng hết tính năng của cơng nghệ hiện đại. Có ngân hàng cịn sử dụng phần mềm cũ khơng cịn phù hợp với yêu cầu

phát triển hiện nay. Mặt khác, trong q trình hiện đại hóa cơng nghệ, các ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn do đặc điểm các quy trình nghiệp vụ truyền thống vẫn được xây dựng dựa trên cơ sở các quy trình xử lý bằng tay, mang nặng tính giấy tờ và các văn bản hiện hành cịn mang tính quản lý, chưa mang tính tiện ích.Thực tế, vấn đề lớn nhất trong giai đoạn hiện nay là việc ứng dụng công nghệ như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa cho ngân hàng và phải đảm bảo được 2 vấn đề: Một là, công nghệ phải hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý nội bộ, đáp ứng các giao dịch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản, có khả năng kết nối thông suốt với các ngân hàng khác; Hai là, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở phải quản lý, phòng chống được rủi ro, bảo mật và an tồn trong hoạt động.

2.4.1.2 Tính an tồn, bảo mật trong q trình phát triển, ứng dụng cơng nghệ phục vụ kinh doanh chưa cao

Với tốc độ phát triển như vũ bảo của công nghệ thơng tin như hiện nay thì nếu khơng có một sự quản lý chặt chẽ, theo sát và thay đổi cơng nghệ bảo mật cho phù hợp thì rất nguy hiểm. Đây cũng là lý do vì sao cho tới nay ở Việt Nam chưa phát triển thanh tốn qua Internet. Chỉ tính riêng mảng dịch vụ thẻ, với mức độ gia tăng nhanh về thanh toán thẻ trong khi ngân hàng chưa có biện pháp phòng chống gian lận, bảo mật, an tồn tốt thì khả năng xảy ra rủi ro rất lớn.

Thực tế, gian lận về thẻ giả ở nước ngoài rất nhiều. Với việc nhiều nước trong khu vực chuyển sang thẻ chip có tính năng bảo mật cao hơn, Việt Nam có tiềm năng trở thành “miền đất hứa” cho bọn tội phạm thẻ trong khu vực. Do đó, giải pháp chống gian lận một cách tốt nhất là các ngân hàng phải có cơng nghệ tốt hơn để ngăn ngừa việc làm thẻ giả.

2.4.1.3 Hạn chế từ chính chất lượng dịch vụ của các ngân hàng

- Tính đa dạng của sản phẩm còn chưa cao. Các sản phẩm dịch vụ truyền thống vẫn là phổ biến, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của đa số NHTM vẫn còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó, Tính

tiện ích của sản phẩm còn hạn chế. Đơn cử như dịch vụ thẻ, thẻ ATM của đa số

ngân hàng chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền, cịn các chức năng, tiện ích khác chưa được triển khai hoặc triển khai còn rất chậm.

- Chất lượng dịch vụ e-banking còn chưa thoả mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn. Việc gửi tiền mặt vào tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán

bằng ngoại tệ… còn phải giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Các dịch vụ NHĐT chất lượng cao hơn như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho th tài chính, cho vay tự động … cịn chưa được phát triển.

- Tính hiện đại của sản phẩm cịn thấp. Số dịch vụ thanh tốn trực tiếp qua

mạng thì đếm chưa hết một bàn tay. Hiện chỉ có 2 cổng thanh tốn (kết hợp với một số website) được nhiều người biết là cổng của Ngân hàng Đông Á chỉ chấp nhận thẻ của Đông Á và cổng của Ngân hàng Techcombank chấp nhận tất cả thẻ quốc tế Visa, Master. Đã có vài ngân hàng cho phép thanh tốn phí dịch vụ qua yêu cầu bằng điện thoại (ACB), qua các biểu mẫu yêu cầu trên mạng (Eximbank), qua đăng ký trước (Đông Á). Nhưng các dịch vụ này chưa đạt yêu

ngân hàng, khiến khách hàng không an tâm khi sử dụng. Thí dụ, khi yêu cầu Eximbank thanh toán dịch vụ qua mạng, do khơng có thơng tin phản hồi nên khách hàng không hề biết là ngân hàng có nhận được u cầu hay khơng, ngân hàng đã thanh tốn hộ mình hay chưa. Hiện chỉ mới có một số ngân hàng cho phép chuyển khoản qua mạng, nhưng phí sử dụng cao và khơng hợp lý (như Ngân hàng Đơng Á và Techcombank tính phí theo kiểu th bao tháng, năm).

- Khả năng gắn kết của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với khách hàng, nhất là các doanh nghiệp còn hạn chế. Đòi hỏi các hoạt động thương mại điện tử phát

triển hiệu quả là yếu tố tác động tích cực đối với dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó sẽ tạo sự gắn kết giữa dịch vụ ngân hàng với doanh nghiệp ngày càng cao.

- Giao dịch NHĐT còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ truyền thống, chưa thể điện tử hoá mọi chứng từ. Việc sử dụng chữ ký điện tử, chứng nhận điện tử

chưa được phổ biến và chưa thể hiện được ưu thế so với chữ ký thông thường.

2.4.1.4 Chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động E-Banking còn đang ở những bước đi đầu tiên những bước đi đầu tiên

Theo các chuyên gia thì vấn đề bảo mật mới được coi là vướng mắc lớn nhất của thanh toán điện tử trong thời gian qua. Người tiêu dùng luôn bất an với câu hỏi, liệu các công ty giải pháp phần mềm và ngân hàng đã thực sự tiếp cận được những kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo tính an tồn cho các giao dịch điện tử qua mobile? Virus, sâu máy tính, phần mềm gián điệp là những nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn cơng kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) làm tê liệt website là rất có thể xảy ra. Thế nhưng, chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động E- Banking của các NHTM Việt Nam hiện còn đang ở giai đoạn sơ khai, khơng có hệ thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để

đi vào thực tiễn. Những rủi ro như hacker, virus máy tính có thể có những tác hại rất lớn, gây mất lòng tin của khách hàng. Việc ngày càng có nhiều tội phạm mạng ngày đêm dịm ngó tới “ví điện tử” của khách hàng cũng đang là một trở ngại khiến NHĐT chậm phát triển. Tình trạng lừa đảo, trộm tiền thông qua mạng Internet ngày càng gia tăng. Điểm đặc thù của loại tội phạm này là chúng có thể ngồi ở bất kỳ đâu tấn cơng với thời gian thực hiện ngắn và ít để lại dấu vết, gây khơng ít âu lo cho khách hàng. Bên cạnh đó, các hệ thống NHĐT của các NHTM cịn phát triển tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp, liên thơng cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của nó.

2.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM địa bàn TP.HCM hàng điện tử tại các NHTM địa bàn TP.HCM

Thứ nhất, Về Cơng nghệ, với tiềm lực tài chính cịn hạn chế như đã nêu ở

phần trên, “cái khó bó cái khơn” khiến cho các NHTM trên địa bàn khó có thể hiện đại hóa cơng nghệ cũng như ứng dụng công nghệ hiệu quả vào hoạt động. Cả hai tồn tại trong q trình ứng dụng cơng nghệ đều có ngun nhân của nó:

+ Ứng dụng cơng nghệ ở mức độ thấp: Một số ngân hàng do chưa đủ điều kiện

về vốn nên ứng dụng cơng nghệ (chi phí thấp khoảng 100 đến 200 ngàn USD) chỉ ở mức phản ảnh, ghi chép, quản lý các hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi của một đơn vị, còn các nghiệp vụ liên chi nhánh chưa được xử lý tức thời. Tất nhiên với cơng nghệ thấp thì khơng thể thực hiện được việc quản trị tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng, thực hiện các module nghiệp vụ. Do đó, với yêu cầu cải tiến, nâng cao năng lực hoạt động thì phải ứng dụng cơng nghệ hiện đại để đáp ứng các chuẩn mực chung và như thế lại tốn một khoản chi phí khác lớn hơn trong khi ngân hàng đang thiếu vốn. Đây là khó khăn của các ngân hàng vốn thấp.

+ Chưa khai thác, sử dụng hết tính năng, cơng nghệ hiện đại: Một vài ngân

hàng khác có đủ điều kiện về vốn, ứng dụng cơng nghệ ở mức cao, có thể thực hiện kênh phân phối dịch vụ. Công nghệ này giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực hoạt động, năng lực quản trị ngân hàng, phát triển nhiều dịch vụ tiện ích, hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ nên các ngân hàng này lại chưa khai thác, ứng dụng hết các công nghệ ngân hàng hiện đại.

Mặt khác, Sự chủ động nắm bắt công nghệ của các NHTM Việt Nam không cao do công nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên việc phát hiện và khắc phục các “sự cố” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian.

Thứ hai, an toàn, bảo mật và an ninh dữ liệu còn nhiều lỗ hổng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Khi các giao dịch trên Internet được thực hiện thì ngân

hàng phải có một hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với các rủi ro trên phạm vi toàn cầu, nhưng đây đang là một trở ngại lớn vì đầu tư cho hệ thống bảo mật này rất tốn kém. Mặt khác, trình độ cơng nghệ cùng khả năng quản trị, quản lý mạng, trình độ kỹ thuật của các ngân hàng Việt Nam còn chưa cao. Hơn nữa, chưa có nhiều cơng ty trong nước cung cấp các giải pháp bảo mật cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ phía các NH. Chúng ta còn thiếu một hệ thống tổ chức,

cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử, chưa có trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp việc xác nhận, chứng thực chứng

từ điện tử được nhanh chóng và chính xác. Ngồi ra, các NH cịn đang phân vân lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, tối ưu nhất cho NH của mình.

Thứ ba, do xuất phát từ hạn chế về vốn, công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng kỹ

NH khó có thể triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử một cách toàn diện. Các ngân hàng dè dặt khi tung ra sản phẩm dịch vụ mới, hoặc có triển khai nhưng cịn ở mức độ thử nghiệm. Hoạt động marketing chưa tồn diện, cịn mang tính hình thức. Các ngân hàng chưa có chương trình phân tích thị trường, phân khúc khách hàng để tập trung vào khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, dịch vụ NHĐT hiện cịn đơn điệu, chất lượng cịn thấp, tính năng chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên lượng người dùng cịn ít.

Thứ tư, khung pháp lý cho TMĐT mới hình thành cịn ở mức độ cơ bản, thiếu

một khung pháp lý cần thiết điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch điện tử. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản hướng dẫn xử lý tội phạm trong giao dịch điện tử, tội phạm mạng, tố tụng liên quan đến giao dịch điện tử. Một khi người tiêu dùng chưa an tâm vì khơng được bảo vệ đúng mức thì khó có thể phát triển được mảng dịch vụ này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II: . Khách hàng chủ yếu của dịch vụ NHĐT tại các NHTM TP.HCM là các TCTD, các doanh nghiệp lớn còn các tổ chức kinh tế vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân cịn ít và chỉ tham gia quan hệ mang tính chất tư vấn, tham khảo, và tìm kiếm thông tin là chủ yếu. Việc khai thác được điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của một NHĐT hiện đa số các NHTM trên địa bàn vẫn chưa làm được. Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn rất nhiều khó khăn và tồn tại cản trở việc phát triển của mảng dịch vụ này như khó khăn về vốn, về cơng nghệ, về chính chất lượng dịch vụ của ngân hàng…Kết quả khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ NHĐT giúp ta rút ra những nhận xét, đánh giá thiết thực làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp cụ thể ở chương III.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊA BÀN TP.HCM 3.1 THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ mang lại nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để các ngân hàng Việt Nam phát triển vững mạnh.

3.1.1 Những cơ hội

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Về mặt trực tiếp, hội nhập sẽ tạo thêm cơ hội cho các ngân hàng và các TCTD trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Đây là cơ hội để học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc ít kinh nghiệm như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro … Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng được lựa chọn làm đối tác chiến lược đều là ngân hàng lớn có danh tiếng. Đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng. Xét ở góc độ gián tiếp, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội và động lực thúc đẩy các tổ chức kinh tế tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp này (cả trong nước và nước ngoài) sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Bên cạnh đó, mức sống cũng như trình độ của người

dân từng bước được nâng cao, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế ngày càng nhiều. Lẽ dĩ nhiên, ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ có điều kiện phát triển tốt khi khách hàng của họ làm ăn tốt và phát triển.

Thị trường của ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng tại Việt Nam cịn rất nhiều tiềm năng phát triển. Chỉ đơn cử một thống kê của NHNN cũng đã chứng tỏ điều đó, hiện Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản/thẻ giao dịch. Đây là con số rất nhỏ so với một thị trường 86 triệu dân, với nền kinh tế đang phát triển nhanh như nước ta. Cơ hội mở rộng mảng dịch vụ NHĐT là rất lớn. Chỉ riêng mảng Mobile banking, với tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường điện thoại di động và những ứng dụng ngày càng phong phú, Mobile banking đang trở thành một kênh giao dịch mà khơng ngân hàng nào có thể bỏ qua. Thử làm một ước tính nhỏ, với hơn 36 triệu thuê bao vào năm 2010 và hàng trăm loại dịch vụ có nhu cầu thanh toán, số lượng khách hàng của Mobile banking sẽ là một con số khổng lồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)