Mô hình có dạng như sau:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + …+ βpXpi + ei
Trong đó:
Xpi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i. βk: hệ số hồi quy riêng phần.
ei: là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi α 2.
Ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng từng phần là βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữ các biến độc lập lại không đổi. Nói một cách khác, nó cho biết ảnh hưởng “thuần” của các thay đổi một đơn vị trong Xk đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác.
Trong mô hình hồi quy với nhiều biến độc lập dựa vào hệ số hồi quy riêng từng phần ta có thể xác định trong các biến đưa vào mô hình biến nào có vai trò quan trọng hơn trong việc dự đoán giá trị lý thuyết của Y hay chúng quan trọng như nhau. Từ đó, ta đưa ra những giải pháp và ý kiến cho đề tài nghiên cứu.
Chương II
KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN BAMBOO GREEN HARBOURSIDE
II.1. Khái quát về khách sạn BamBoo Green Harbourside
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn BamBoo Green Harbourside
Khách sạn BamBoo Green Harbourside đuợc thành lập vào năm 1988, với tên là khách sạn Hải Châu là một trong những khách sạn thuộc công ty du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng.
Đến tháng 3 năm 1989, khách sạn đổi tên thành khách sạn Hải Âu thuộc tổng công ty du lịch Việt Nam – Đà Nẵng.
Tháng 2 năm 2000, khách sạn đổi tên thành khách sạn BamBoo Green Harbourside hay còn gọi là BamBoo Green.
Khách sạn BamBoo Green Harbourside đạt tiêu chuẩn 3 sao, tọa lạc ở 177 Trần Phú – thành phố Đà Nẵng, nằm đối diện với nhà thờ lớn Đà Nẵng.
Khách sạn BamBoo Green Harbourside chính thức đi vào hoạt động với:
• Tên đăng ký: Khách sạn Tre Xanh Bên Cảng
• Tên giao dịch quốc tế là: BamBoo Green Harbourside Hotel.
• Cấp quản lý: Công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitours.
• Tel: 0511.822722 – 822702 – 823942
• Fax: 0511.824165
• Email: bamboogreen2@dng.vnn.vn; bamboogreen177@vnn.vn
• Website: http:// www.bamboogreenhotel.com
II.1.2. Vị trí, quy mô khách sạn BamBoo Green Harbourside
Khách sạn BamBoo Green Harbourside nằm ở vị trí 177 Trần Phú – Đà Nẵng, mặt tiền của khách sạn nằm trên đường một chiều rất thuận lợi về giao thông, mặt sau hướng về con sông Hàn, đón gió từ mặt sông thổi lên tạo được cảm giác mát mẻ, thoáng đãng cho du khách. Khách sạn được thiết kế theo lối kiến trúc hiện
đại, nằm đối diện với nhà thờ lớn của thành phố Đà Nẵng tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Từ khách sạn, quý khách chỉ mất khoảng mười phút bằng ô tô để đến sân bay, và chỉ mất khoảng 5 phút đi bộ quý khách có thể đến bảo tàng điêu khắc Chămpa, và có thể đi bộ đến khu chợ Hàn mà không phải mất nhiều thời gian.
Tháng 6/2009 đến tháng 11/2010 khách sạn đã ngừng hoạt động để sửa chữa và nâng số phòng lên 70 phòng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhằm thoả mãn một cách tốt nhất các nhu cầu lưu trú khách hàng. Khách sạn còn đầu tư xây dựng 3 phòng hội nghị có sức chứa từ 30 đến 400 khách, nhà hàng có sức chứa 450 khách với nhiều món ăn mới lạ, 12 phòng massage, sauna và zacuzzi cao cấp. Dịch vụ bổ sung business center, cho thuê xe, vé máy bay, tàu lửa....
II.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn BamBoo Green Harbourside II.1.3.1. Chức năng
Khách sạn BamBoo Green Harbourside có chức năng tổ chức phục vụ khách lưu trú cho khách cùng với việc cung cấp dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí cho khách trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn nhằm thu lại lợi nhuận.
Chức năng phục vụ lưu trú: Đảm bảo phục vụ chỗ ở cho nhu cầu khách bao gồm khách nội địa và khách quốc tế.
Chức năng phục vụ ăn uống: Khách sạn có nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn và khách địa phương.
Chức năng phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: Cung cấp dịch vụ gắn liền với việc lưu trú và vui chơi giải trí.
Ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động kinh doanh hỗ trợ như: Cho thuê hội trường, tổ chức hội nghị, hội thảo, trang trí theo yêu cầu khách hàng.
II.1.3.2. Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Thực hiện đúng luật pháp, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tổ chức, sản xuất và cung cấp các dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí đáp ứng các nhu cầu khác như giặt là, điện thoại, đặt vé máy bay, vé tàu lửa.. cho du khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
Quản lý hoạt động thương mại, sản xuất, tài chính nhân sự, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn, đảm bảo an toàn về con nguời và tài sản cho khách, bảo tồn nguồn vốn, bảo đảm nơi đón tiếp và phục vụ khách được sạch sẽ, gọn gàng.
II.1.4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp II.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn
Mỗi một doanh nghiệp có một bộ máy hoạt động riêng phù hợp với điều kiện của mình. Mô hình cơ cấu tổ chức sẽ cho thấy được cách quản lý của doanh nghiệp đó trong hoạt động kinh doanh. Tại khách sạn BamBoo Green Harbourside có mô hình cơ cấu tổ chức:
3 7 Bộ phận lễ tân BAN GIÁM ĐỐC Trưởng lễ tân. Trưởng ca. Nhân viên. Phòng kế toán Bộ phận nhà hàng Bộ phận sửa chữa - DV Bộ phận buồng Bộ phận bảo vệ Bàn Bar Bếp Sửa chữa Dịch vụ Trưởng BP bàn. Trưởng ca. Nhân viên. Trưởng BP bar. Trưởng ca. Nhân viên. Bếp trưởng Đầu bếp. Trưởng BP buồng Trưởng ca. Nhân viên. Trưởng BP bảo vệ. Trưởng ca. Nhân viên. Trưởng BP sửa chữa. Trưởng ca. Nhân viên. Trưởng BP dịch vụ. Trưởng ca Nhân viên. Kế toán trưởng Nhân viên.
Nhận xét
Qua sơ đồ 2.1 ta thấy khách sạn tổ chức hoạt động theo quan hệ trực tuyến. Ban giám đốc chỉ đạo các bộ phận bên dưới đồng thời hoạch định các kế hoạch kinh doanh của khách sạn và phổ biến đến các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng là người thực hiện các kế hoạch đã được đề ra, chỉ có quyền quản lý đối với nhân viên trong bộ phận. Cơ cấu quản lý trong khách sạn được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, trong mỗi bộ phận có trưởng bộ phận, ở mỗi ca làm việc đều có trưởng ca để đảm nhận phân công công việc cho nhân viên và chịu trách nhiệm về ca làm việc với cấp trên.
Ưu điểm
Cơ cấu tổ chức của khách sạn BamBoo Green Harboursidecho thấy sự rõ ràng trong cách quản lý. Các bộ phận đều có quản lý riêng và ban giám đốc chỉ cần thông qua các trưởng bộ phận để nắm bắt tình hình của khách sạn tạo sự dễ dàng để phát hiện khâu nào, bộ phận nào sai sót. Nhân viên trong các bộ phận có sự phân công trong công việc, không có sự nhập nhằng và xen lẫn công việc của nhau.
Nhược điểm
Tuy nhiên, khi có sự phân công giữa các bộ phận để nhân viên có thể giúp đỡ lẫn nhau ban giám đốc cần phải phổ biến tư tưởng ngay từ đầu. Các bộ phận riêng rẽ với nhau đòi hỏi khách sạn phải tuyển dụng lượng nhân viên nhiều hơn. Như vậy, yêu cầu đặt ra với khách sạn là làm sao để tận dụng được nguồn nhân viên mang lại hiệu quả trong từng bộ phận. Nhưng bên cạnh đó, nếu dựa trên sơ đồ trên để quản lý thì sẽ có sự chậm chạp, không linh hoạt khi có sự cố xảy ra nhân viên phải báo cáo lên từng cấp và sẽ khó có sự chỉ đạo kịp thời. Lúc này khách sạn cần phải làm tốt công tác ủy quyền cho người điều hành trực tiếp.
II.1.4.2. Nguồn lực tại khách sạn BamBoo Green Harbourside
Con người là nhân tố quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt, trong du lịch thì nhân tố này càng quan trọng hơn bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp và mang sản phẩm du lịch đến với khách hàng. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực,
mỗi bộ phận cần có những nhân viên với trình độ chuyên môn khác nhau. Tại khách sạn BamBoo Green Harbourside nguồn nhân lực luôn được quan tâm.
* Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn theo trình độ.
Đại học Cao đẳng Trung cấp Nghiệp vụ Trình độ ngoại ngữ Bộ phận Số lượng (người) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) A B C Ban GĐ 3 3 100 3 Kế toán 6 3 50 3 50 2 2 Lễ tân 6 5 83,3 1 16,67 6 Buồng 8 8 100 3 4 1 Bàn 6 6 100 6 Bếp 5 5 100 3 Sửa chữa DV 12 1 8,33 2 16,67 9 75 3 Bảo vệ 4 1 25 3 75 3 1 Tổng 50 12 24 9 18 26 52 3 6 12 14 10
(Nguồn: Phòng kế toán BamBoo Green Harbourside Hotel)
Giám đốc: 1 người, là người chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động
của khách sạn, là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả kinh doanh của khách sạn cũng như công tác quản lý tổ chức tại khách sạn đối với công ty mẹ. Với trình độ chuyên môn cùng với kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận, giám đốc khách sạn đang ngày càng thể hiện rõ vai trò là “đầu tàu” đưa khách sạn bắt đầu dần đi vào ổn định sau khi sửa chữa.
Phó giám đốc: 2 người, phó giám đốc là người thay thế, chịu trách nhiệm khi giám đốc đi công tác hay vắng mặt, tham mưu cho giám đốc về kế hoạch xây dựng, quản lý và theo dõi mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn. Bằng năng lực, trình độ chuyên môn của mình các phó giám đốc đang nỗ lực hỗ trợ giám đốc để phát triển khách sạn hơn nữa.
Phòng kế toán: 6 người, phòng kế toán sẽ thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu chi thanh toán, việc sử dụng trang thiết bị, tiền vốn, kinh phí để kịp thời báo cáo với cấp trên. Bộ phận kế toán theo dõi việc nhập xuất hàng cho từng bộ phận đảm bảo cung ứng nguồn hàng kịp thời. Tại khách sạn BamBoo Green Harbourside, mỗi kế toán sẽ chịu trách nhiệm ở từng bộ phận khác nhau. Với trình độ chuyên môn khác nhau 3 nhân viên có trình độ đại học và 3 nhân viên có trình độ trung cấp các nhân viên có thể hỗ trợ lẫn nhau đảm nhận các công việc.
Bộ phận lễ tân: 6 người, đây là bộ phận thực hiện công việc bán phòng và
thu tiền các dịch vụ cung ứng cho khách theo quy định, đặc biệt thông tin liên lạc trong khách sạn, cung cấp cho khách những thông tin cần thiết. Khai báo tạm trú tạm vắng cho khách đúng theo quy định của cơ quan chính quyền nhà nước. Phối hợp với nhân viên thu ngân của phòng kế toán và bộ phận buồng, ăn uống để lập hoá đơn cho khách một cách nhanh chóng và chính xác. Trong khách sạn bộ phận lễ tân cũng chịu trách nhiệm bên thị trường để dẫn khách đi xem phòng, thỏa thuận giá cả và ký kết hợp đồng với khách. Qua bảng cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn ở trên cho thấy rằng khách sạn rất chú ý quan tâm đến bộ phận tiền sảnh, những người tiếp xúc đầu tiên với khách khi khách đến khách sạn. Nhân viên của bộ phận lễ tân đều có trình độ đại học và cao đẳng, có đủ trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách nước ngoài.
Bộ phận buồng: 8 người, thực hiện nhiệm vụ quản lý và phục vụ buồng. Chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị buồng phòng, bảo duỡng, vệ sinh các khu vực công cộng. Chịu trách nhiệm về tài sản trang thiết bị trong phòng cũng như tài sản của khách trong phòng. Ngoài ra, nhân viên buồng còn chịu trách nhiệm về một số công việc khác như phục vụ khách về giặt là... Nhân viên của bộ phận buồng có trình độ chủ yếu là trung cấp được đào tạo về nghiệp vụ để thực hiện công việc. Tuy nhiên, khách sạn lại thiếu cán bộ quản lý cả bộ phận cũng như chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh.
Bộ phận nhà hàng: 6 người, thực hiện chức năng ăn uống cho khách lưu trú
và các loại hàng hoá khác như bánh ngọt,... theo yêu cầu của khách. Ăn uống là lĩnh vực quan trọng của khách sạn ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn. Do vậy, nhà hàng có chức năng và nhiệm vụ khá quan trọng. Bộ phận nhà hàng phục vụ khách ăn uống kịp thời, đúng giờ và luôn có sự phối hợp với các bộ phận khác như bếp, lễ tân để giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách lưu trú trong khách sạn cũng như khách vãng lai, khách địa phuơng. Khi thực hiện việc phục vụ ăn uống cho khách phải đảm bảo đúng quy trình, đúng giờ, kịp thời và chu đáo. Vệ sinh phòng ăn, phòng tiệc dụng cụ ăn uống sạch sẽ trước khi phục vụ. Bên cạnh đó, nhân viên nhà hàng còn chịu trách nhiệm phục vụ khách hội nghị, khách đặt tiệc. Thế nhưng, nhân viên ở bộ phận này mới ở trình độ cao đẳng và số lượng chỉ mới 6 nhân viên trong khi khách sạn đang có phương hướng phát triển hơn nữa dịch vụ ăn uống, dịch vụ hội nghị, hội thảo và tăng lượng khách nước ngoài. Điều này đã đặt ra cho khách sạn nhu cầu về nguồn nhân lực.
Đối với bộ phận bếp: 5 người, gồm có bếp truởng và các nhân viên. Bộ phận bếp sẽ chịu trách nhiệm lên thực đơn và chuẩn bị nguyên liệu chế biến món ăn, quản lí chi phí của toàn bộ sản phẩm ăn uống được phục vụ trong phòng ăn tại nhà hàng. Bộ phận bếp phải thuờng xuyên liên hệ với bộ phận lễ tân và các bộ phận khác trong khách sạn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thực hiện nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách. Khi chế biến phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không ngừng nâng cao kỹ thuật chế biến nhằm mang đến cho khách những món ăn ngon miệng. Sau mỗi ca làm việc phải hạch toán, bàn giao chi tiết cho ca sau và đối chiếu với bộ phận phục vụ về những món ăn đã phục vụ cho khách trong ca làm việc. Về trình độ chuyên môn, nhân viên bộ phận bếp đều có trình độ trung cấp có thể chế biến nhiều món ăn cho khách. Tuy nhiên, với sự đòi hỏi các món ăn phải mới lạ và ngon miệng khách sạn cần cho nhân viên bồi dưỡng thêm các khóa đào tạo khác. Đồng thời tăng thêm lượng nhân viên của bộ phận bếp để có thể phục vụ kịp thời nếu lượng khách hội nghị, hội thảo lên đến vài trăm khách.
Bộ phận kỹ thuật - dịch vụ: 12 người, thực hiện việc bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị, cơ sở vật chất của khách sạn. Cung cấp điện nước, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị trong phòng của khách, của khách sạn và các phòng hội nghị khi khách tổ chức các sự kiện, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy. Bộ phận này sẽ cùng với bộ phận nhà hàng phục vụ các nhu cầu của khách hội nghị như trang trí sân khấu, máy chiếu,… Bộ phận dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ các nhu cầu của khách như massage, karaoke… Khi khách sạn có tiệc cưới hay những lúc khách đông nhân viên bộ phận kỹ thuật, dịch vụ sẽ được tăng cường để giúp đỡ các bộ phận khác. Với công việc của bộ phận có thể thấy rằng trình độ nhân viên đã có thể đáp ứng và thực hiện tốt công việc được giao.