Những mục hỏi đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những mục còn lại trong nhóm đó. Hệ số Alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng, 2005, tr 249), nghĩa là ta cần kiểm định xem mục hỏi nào đã có đóng góp vào việc đo lường một khái niệm lý thuyết mà ta đang nghiên cứu (biến) và những mục hỏi nào không.
Công thức của hệ số Cronbach là: N [1+ ( N - 1) ]
Trong đó: N là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi, trong công thức tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các mục hỏi được kiểm tra.
Vì hệ số Cronbach chỉ là giới hạn dưới của độ tin cậy của thang đo, và còn nhiều đại lượng tin cậy, độ hiệu lực của thang đo nên ở giai đoạn đầu khi xây dựng bảng câu hỏi, hệ số này nằm trong phạm vi từ 0,6 đến 0,8 và mối quan hệ với biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) phải đạt ít nhất là 0,3 thì các phát biểu được xem là có mối tương quan với nhau.
Hệ số của Cronbach’s Anpha sẽ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không. Nhưng nó sẽ không cho biết mục hỏi nào cần phải bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại. Để làm được điều này cần phải xác định mục hỏi nào không phân biệt giữa những người cho điểm số lớn và những người cho điểm số nhỏ trong toàn bộ các mục hỏi, nghĩa là số điểm mà những người được phỏng vấn đã cho mục này là gần như nhau, không hoặc ít có sự chênh lệch.