Bảng 1.2 : Một số khác biệt giữa NHĐT và NHTM
2.2 CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Các yếu tố khách quan
2.2.1.1Về môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng tăng. Những thành cơng trong cơng cuộc cải cách kinh tế tồn diện đã giúp tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định trong suốt hơn 10 năm qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài sau một thời gian suy giảm cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Theo thống kê đến 2010, bình quân mỗi năm nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong nước cần hơn 300.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước chỉ đảm bảo 1/3 con số này, còn lại cần huy động từ khu vực dân cân và từ nước ngoài.
Bảng 2.9: Tỉ lệ phát triển GDP của Việt Nam hàng năm (%)
Quốc gia/nền kinh tế 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 ADB dự báo 2010 2011 Các nước phát triển Châu Á 7,1 7,9 8,0 8,9 9,6 6,6 5,2 7,5 7,3 Các nước đang phát triển Châu Á 7,1 7,9 8,0 8,9 9,6 6,7 5,4 7,8 7,5 Asean - 5 5,7 6,0 5,5 5,7 6,3 4,8 1,7 5,0 5,4 Indonesia 4,8 5,0 5,7 5,5 6,3 6,0 4,5 5,5 6,0 Malaysia 5,8 6,8 5,3 5,8 6,2 4,6 -1,7 5,3 5,0 Philippines 4,9 6,4 5,0 5,3 7,1 3,8 0,9 3,8 4,6 Thái Lan 7,1 6,3 4,6 5,1 4,9 2,5 -2,3 4,0 4,5 Việt Nam 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,5 6,8
Các nền kinh tế mới
cơng nghiệp hóa 3,1 5,9 4,8 5,8 5,7 1,8 -0,8 5,2 4,5
Hong Kong 3,0 8,5 7,1 7,0 6,4 2,1 -2,7 5,2 4,3 Hàn Quốc 2,8 4,6 4,0 5,2 5,1 2,3 0,2 5,2 4,6 Singapore 3,8 9,2 7,6 8,7 8,2 1,4 -2,0 6,3 5,0 Đài Loan 3,7 6,2 4,7 5,4 6,0 0,7 -1,9 4,9 4,0 Trung Quốc 10,0 10,1 10,4 11,6 13,0 9,6 8,7 9,6 9,1 Ấn Độ 8,5 7,5 9,5 9,7 9,2 6,7 7,2 8,2 8,7 Memo Các nước Euro 0,8 2,2 1,7 3,0 2,7 0,6 -4,1 1,1 1,6 Nhật Bản 1,4 2,7 3,1 2,7 2,1 0,4 -2,4 2,4 2,6 Mỹ 2,5 3,6 3,1 2,7 2,1 0,4 -2,4 2,4 2,6
Nguồn: Báo cáo phát triển 2009 của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB)/Theo tính tốn của OREI, dữ liệu từ Bloomberg, World Economic Outlook Database, International Monetary Fund, CEIC.
Chính phủ cũng đã mạnh dạn thay đổi các chính sách về tài chính như mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp, cải cách hệ thống ngân hàng, áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiện để phát triển mơ hình NHĐT. Các NHĐT này phải kịp thời nắm bắt thông tin, nhất là cơng nghệ mới có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng để có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu về công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và an tồn, tiện ích cho khách hàng.
2.2.1.2 Về khía cạnh luật pháp:
Mơi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các NHĐT, nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khốn. Nói cách khác, q trình hình thành và phát triển một NHĐT diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng chính phủ các nước ln đóng vai trị quan trọng
trong việc đưa ra các quy định và chính sách phát triển thị trường tài chính nói chung và mơ hình NHĐT nói riêng.
Việt Nam cũng đã có những cải cách rất đáng khích lệ, tạo ra một hành lang pháp lý khá đầy đủ và ổn định cho việc đầu tư. Luật Doanh Nghiệp ra đời vào năm 2005, cùng với Luật Đầu tư trong gần 5 năm qua, số doanh nghiệp mới được thành lập tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy nhu cầu sản xuất kinh doanh đã ngày một tăng lên, nhu cầu vốn cũng tăng tạo cơ hội cho các định chế tài chính trung gian hoạt động.
Luật chứng khốn ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/01/2007 đặt nền tảng pháp lý cơ bản để hướng dẫn, điều chỉnh, quản lý hoạt động của thị trường và CTCK. TTCK Việt Nam đi vào hoạt động cũng là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại hình CTCK. Ngồi Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khốn Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập từ năm 2000, đến thời điểm này Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội cũng đã đi vào hoạt động tạo môi trường cho các CTCK hoạt động. Tháng 6/2009, thị trường UPCOM cũng đi vào hoạt động nhằm tạo sân chơi an tồn, cơng bằng hơn cho nhà đầu tư. Thêm nửa, hàng hoá trên thị trường có xu hướng ngày càng phong phú. Sau một thời gian định hình thị trường và phát triển mạnh mẽ, nhiều vấn đề nảy sinh cũng như cần thiết phải có thêm những qui định mới.
Khía cạnh pháp lý cho các ngân hàng, cả hai Luật Tổ Chức Tín dụng sửa đổi – bổ sung, và Luật NHNN sửa đổi – bổ sung được Quốc Hội thông qua vào ngày 16/06/2010 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Từ đó đã tạo nên khung pháp lý khá rõ ràng, minh bạch, chặt chẻ. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cho sự ra đời và hoạt động của CTCK và NHĐT.
2.2.1.3 Hoạt động của thị trường tài chính:
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mơ tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng. Làm sao để ngân hàng bớt gánh nặng và thị trường vốn phát huy hết chức năng vốn có đang là bài tốn nan giải.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khốn khơng hẳn vì mục
đích dài hạn, nhà đầu tư chỉ quan tâm nhiều đến giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”, kiếm chênh lệch giá. “Tái cấu trúc thị trường tài chính” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, làm thế nào để xác định lộ trình, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững thì vẫn chưa được quan tâm rốt ráo8.
Doanh nghiệp phải tự tìm vốn ở kênh thị trường vốn thơng qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần ra công chúng. Từ đó, nỗi lên nhu cầu của một định chế tài chính trung gian nhằm kết nối nguồn vốn nhàn rỗi của nhà đầu tư trực tiếp với nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp. Với sự bất cập trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, việc xây dựng một mơ hình NHĐT nhằm thực hiện các chức năng khơi thơng dịng chảy vốn, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, tạo ra các sáng tạo tài chính nhằm cung cấp cao hơn là các sản phẩm chứng khốn hóa, các cơng cụ nợ của thị trường nhà ở, cơng trình BOT, PPP hay quỹ đầu tư hỗ tương bất động sản (REIT)… đang trở nên cần thiết và cấp bách.
2.2.2 Các yếu tố chủ quan
Tiềm lực tài chính đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì hoạt động và khả năng phát triển lâu dài của NHĐT. Trong đó, nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ cho ngân hàng đổi mới công nghệ, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịch vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Các ngân hàng tiên tiến và tập đồn tài chính mạnh thường cung cấp dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng cao với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tương tự, chất lượng nguồn nhân lực cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHĐT. Sau cùng, vấn đề cốt lỏi và có tính quyết định đến sự thành bại của một NHĐT chính là kinh nghiệm quản lý, đặc biệt quản lý rủi ro.
2.3 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Sau khi nghiên cứu thực trạng hoạt động của các CTCK và định hướng xây dựng mơ hình NHĐT tại Việt Nam. Nhận thấy sự cần thiết để sự ra đời của một ngân hàng đầu tư vào thời điểm hiện tại là thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị
8 Nguyễn Hoài (2010), “Thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu vẫn đi một chân”, chuyên mục Tài Chính, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam online [7].
trường tài chính. Dựa trên thực tiễn hoạt động của các chủ thể trên thị trường tài chính, khung pháp lý hiện hành quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng và CTCK, cũng như tìm hiểu thực tiễn hoạt động các tổ chức tài chính trong và ngồi nước. Mơ hình NHĐT được đề xuất xây dựng như sau:
2.3.1 Tư cách pháp nhân của NHĐT
Tác giả đề xuất xây dựng mơ hình NHĐT độc lập dưới hình thức cơng ty cổ
phần với các cổ đơng sáng lập gồm: Tập Đồn Ngân Hàng Hồng Kông Thượng Hải
(HongKong Shang Hai Banking Corporation – Anh), Tập Đoàn NHĐT Goldman Sachs (Mỹ), Ngân Hàng Deutsche Bank (Đức), Cơng ty Cổ Phần Chứng Khốn Ngân Hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBS), Cơng ty Cổ Phần Chứng Khốn Sài Gịn (SSI), Tập Đồn Masan (Masan Group), Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và các nhà đầu tư cá nhân.
Tác giả đề nghị đặt tên cho ngân hàng đầu tư mới thành lập là: NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ CỔ PHẦN ĐÔNG DƯƠNG (tiếng Việt); INDOCHINE INVESTMENT JOINT STOCK BANK (tên tiếng Anh); viết tắt: Indochine I-Bank.
2.3.2 Giới thiệu sơ lược về cổ đông sáng lập và cơ cấu vốn
Tập Đồn Ngân Hàng Hồng Kơng Thượng Hải (HSBC Holdings – góp 10%
vốn điều lệ)
Tập đoàn HSBC được thành lập năm 1865 nhằm xúc tiến và tài trợ thương mại giữa châu Âu và Trung Hoa đại lục. Ngày nay, HSBC có trụ sở chính tại London và là một trong các tập đoàn ngân hàng tổng hợp lớn nhất trên thế giới, với hơn 9.500 văn phòng ở hơn 86 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đơng và Châu Phi.
Tại Việt Nam, HSBC đã có mặt hoạt động với một văn phòng tại Sài Gòn từ năm 1870. Ngày 01/01/2009, HSBC trở thành ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài đầu tiên tại Việt Nam, đến 31/12/2009, HSBC Vietnam đã thu được lợi nhuận trước thuế ấn tượng 1.018.299 triệu VNĐ. Tập đoàn HSBC là đối tác chiến lược của Techcombank với mức sở hữu là 20% cổ phần. Bên cạnh đó, HSBC Insurance Asia cũng đầu tư vào Bảo Hiểm Bảo Việt, nắm 18% cổ phần (khoảng 105.3 triệu USD).
Ngày 3/8/2010, Tập đồn HSBC mẹ cơng bố báo cáo tài chính giữa kỳ năm 2010 với lợi nhuận trước thuế 11,104 tỷ USD, tăng 121% so với nửa đầu năm 2009. Việc đầu tư vào Indochine I-Bank sẽ là cam kết đầu tư dài hạn đồng thời tạo điều kiện cho HSBC mở rộng hoạt động và đón lấy cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
Ngân Hàng Đầu Tư Goldman Sachs Inc. (Goldman Sachs – góp 10% vốn điều lệ)
Goldman Sachs là một trong những NHĐT hàng đầu trên thế giới, cung cấp một chuỗi các sản phẩm tài chính ngân hàng chuyên nghiệp từ quản lý đầu tư, dịch vụ chứng khoán và NHĐT. Văn phịng chi nhánh của Goldman Sachs có tại 26 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng tập trung tại các văn phịng này, sau đó vươn ra các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Được đánh giá là một trong những ngân hàng vượt qua khủng hoảng thành công một cách nổi bật, Goldman Sachs tiếp tục đạt được lợi nhuận ròng tăng 91% trong 3 tháng đầu năm 2010 lên 3,46 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với một năm trước. Tại châu Á, Goldman Sachs có mặt hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Úc & New Zealand. Ngân hàng đang chuẩn bị thành lập chi nhánh tại Thái Lan. Việc đầu tư vào một thị trường mới nổi và tiềm năng như Việt Nam sẽ cho phép ngân hàng mở rộng tầm hoạt động tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động.
Tập Đoàn Ngân Hàng Deutsche Bank (Deutsche Bank Group – góp 10% vốn
điều lệ)
Deutsche Bank là một trong những ngân hàng tổng hợp lớn nhất của Đức, có mặt hoạt động tại 70 quốc gia với mạng lưới 1.995 chi nhánh (983 chi nhánh tại Đức). Ở Việt Nam, Deutsche Bank bắt đầu hoạt động từ 1992, tập trung các sản phẩm ngân hàng cho doanh nghiệp và quản lý tài sản.
Hiện nay, Deutsche Bank đang nắm 20% cổ phần tại Habubank. Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, Deutsche Bank đã vươn lên mạnh mẽ. Kết thúc quý 1/2010, lợi nhuận của tập đoàn tăng 48% so với 2008 nhờ đóng góp của mảng NHĐT. Với tiềm năng của thị trường mới nổi Việt Nam, việc Deutsche Bank đầu tư vào Indochine
I-Bank sẽ là một cách để Deutsche Bank đón đầu cơ hội và tăng cường đầu tư tại Việt Nam.
Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank – góp 10% vốn điều lệ)
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập từ 1989, hiện là một trong những ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh có vốn điều lệ lớn nhất. Với định hướng trở thành một ngân hàng tập đồn tài chính ngân hàng đa năng – hiện đại (ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, ngân hàng bán lẻ, NHĐT, dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan khác).
Hiện Eximbank đang có cổ phần trong CTCK Rồng Việt, tuy nhiên với định hướng phát triển cung cấp dịch vụ NHĐT chuyên nghiệp hơn và lợi thế về nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, việc đầu tư vào Indochine I-Bank sẽ giúp Eximbank tiếp cạnh nhanh nhất với công nghệ quản lý và phát triển NHĐT hiện đại.
Công Ty Cổ Phần Chứng Khốn Sài Gịn (SSI – góp 10% vốn điều lệ)
Được thành lập vào tháng 12 năm 1999, là một trong ba CTCK đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay SSI trở thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam.
SSI cam kết mạnh mẽ phát triển theo mơ hình NHĐT bằng các hoạt động đầu tư và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cải tiến cơ cấu tổ chức và phát triển nhân sự, thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ NHĐT, đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Việc góp vốn và tham gia thành lập NHĐT Indochine I-Bank sẽ hỗ trợ SSI trong các khía cạnh sau:
Ä Đa dạng hóa hóa động đầu tư tài chính, phân tán rủi ro.
Ä Đối tác trong liên doanh là những tập đồn tài chính, NHĐT hàng đầu trên thế giới. Kinh nghiệm và mơ hình quản trị của các tập đồn này sẽ là mơi trường hữu ích để các chuyên gia, nhà quản lý của SSI khai thác, đào tạo và phát huy.
CTCK Ngân Hàng Sài Gịn Thương Tín (SBSC – góp 10% vốn điều lệ):
SBSC trực thuộc Tập đồn Ngân Hàng Sài Gịn Thương Tín – Tập đồn tài chính ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Được thành lập vào tháng 9 năm 2006
với số vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng (khoảng 16,67 triệu đô la Mỹ). SBSC đang là một trong những CTCK lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam
Tháng 9/2009, SBSC họp báo công bố xây dựng chiến lược phát triển theo mơ hình NHĐT. SBSC đã xây dựng được cấu trúc bộ máy theo mơ hình của một NHĐT, đồng thời đã cho thấy những kết quả tích cực trong q trình thực hiện với danh hiệu “Dịch vụ NHĐT trong nước tốt nhất Việt Nam 2009” do tổ chức The Asset trao tặng. Với mong muốn tìm kiếm các cơ hội đầu tư chiến lược cho SBSC cũng như cho tập đồn tài chính ngân hàng Sacombank, việc tham gia thành lập NHĐT Indochine I- Bank sẽ mang lại cho SBSC các ích lợi tương tự như SSI có được.
Tập Đồn Hồng Anh Gia Lai (HAGL Group – góp 10% vốn điều lệ).
Hồng Anh Gia Lai là một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động của tập đoàn trải rộng trên nhiều lĩnh vực như địa ốc, khách sạn, cao