Mơ hình cấu trúc doanh thu của Indochine I-Bank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư tại việt nam (Trang 73)

3.1.2 Về Khách Hàng

Đối với mảng khách hàng tổ chức hoặc định chế tài chính, Indochine I-Bank sẽ tập trung vào khách hàng là các DNNN lớn đang cổ phần hóa (privatized SOE), các doanh nghiệp tư nhân – cổ phần lớn, các tập đoàn đa ngành, tập đoàn ngân hàng, định chế tài chính lớn, và các CTCK trong, ngồi nước…

Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ định hướng phục vụ mảng khách hàng cá nhân, trong đó lựa chọn các cá nhân là các nhà đầu tư lớn trên thị trường chứng khốn. Ngân hàng có thể đề ra các tiêu chí nhất định khi thiết lập quan hệ hoặc mở tài khoản như: doanh số giao dịch tối thiểu hoặc trung bình trong một thời kỳ, số tiền nộp vào tài khoản giao dịch chứng khoán tối thiểu…

3.1.3 Về Thị Trường

Thị trường NHĐT trong nước cịn nhiều manh mún và cũng chưa có CTCK nào thể hiện được sức mạnh vượt trội. Dẫn đầu về thị phần môi giới là CTCK Thăng Long (TLS). Tuy nhiên, xét về mảng cung cấp các dịch vụ NHĐT, Thăng Long chưa phải là tên tuổi nổi bật. CTCK Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC) dù đã có những nổ lực thiết lập hệ thống hoạt động theo chuẩn của một NHĐT, đã có những thành cơng ban đầu nhưng so ra, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. CTCK Sài

Ngân Hàng Bán Bn

Dịch Vụ Thị Trường Tồn Cầu

Quản Lý Tài Sản

Ngân Hàng Đầu Tư

Dịch Vụ Chứng Khoán

Ổn định cao

Biến động

Gòn (SSI) đã thể hiện được sự chuyên nghiệp trong hoạt động, chứng minh qua việc họ luôn dẫn đầu về thị phần môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, cũng như SBSC, SSI vẫn chưa thể cung cấp hiệu quả nhất các sản phẩm và dịch vụ NHĐT.

Trong 03 năm đầu, Indochine I-Bank tập trung phát triển, chiếm thị phần (the leading investment bank – pioneer) và khẳng định đẳng cấp, thương hiệu tại Việt Nam. Sau đó, sẽ mở rộng ra nước ngồi bằng đầu tư mở chi nhánh tại Singapore – một trung tâm tài chính của khu vực. Kế đến, với những thuận lợi về khoảng cách địa lý và mối quan hệ chính trị ổn định, thị trường chứng khốn Lào dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, Indochine I-Bank sẽ đầu tư mạnh mẽ sang Lào và Cambodia. Định hướng đầu tư dài hạn để trở thành NHĐT lớn nhất khu vực ASEAN sau 05 năm.

Với lợi thế khi có các bên cổ đơng nước ngồi là những ngân hàng tổng hợp và NHĐT hàng đầu trên thế giới với mạng lưới hoạt động tồn cầu, Indochine I-Bank sẽ cịn nhờ đến sự “dắt mối” của các ngân hàng mẹ nhằm thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác ngoài nước nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ NHĐT, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp, các tập đoàn quốc tế đầu tư vào Việt Nam. Đây sẽ là một kênh phát triển khách hàng quan trọng của Khối NHĐT; Khối Kinh Doanh & Đầu Tư.

Để thực hiện các chiến lược này, Indochine I-Bank cần phải đầu tư mạnh mẽ với chính sách nhân sự hấp dẫn nhằm thu hút các tài năng trong thị trường tài chính, khơng chỉ ở trong nước mà cả quốc tế vào làm việc. Sự kết hợp giữa các chuyên gia trong nước với thế mạnh am hiểu thị trường và văn hóa kinh doanh bản địa với các chuyên gia nhiều kiến thức và kinh nghiệm quốc tế từ các cổ đơng nước ngồi sẽ đem lại sức mạnh vượt trội cho Indochine I-Bank. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình tác nghiệp, chính sách và mơ hình quản lý sẽ là nhiệm vụ ưu tiên để vận hành trơn tru bộ máy, con người. Đầu tư vào các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng nhằm có được nền tảng cơng nghệ thơng tin hiện đại nhất cho ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn.

Như vậy, bằng cách theo đuổi và thực hiện nhiều chiến lược cạnh tranh trên

khía cạnh các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, giúp Indochine I-Bank tránh được phải cạnh tranh đối đầu với các đối tác liên doanh trong nước (SSI, SBSC, Eximbank), tạo nên sự hài hịa trong q trình phát triển.

3.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Để xây dựng một mơ hình NHĐT tại Việt Nam, các bước theo trình tự sau đây đề xuất thực hiện:

§ Nghiên cứu thị trường: Cần phải có những điều nghiên cụ thể về tổng quan nền kinh tế, hệ thống chính trị và chính sách của chính phủ dành cho thị trường tài chính. Nghiên cứu thị trường tài chính Việt Nam, thị trường vốn, hoạt động của các CTCK – NHĐT hiện hành. Nghiên cứu hệ thống luật hiện hành về đầu tư nước ngoài, về hoạt động của thị trường chứng khốn, ngân hàng.

§ Lựa chọn hình thức đầu tư: Căn cứ vào quy định của hệ thống luật hiện hành nhằm lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất: ngân hàng đầu tư 100% vốn nước ngoài, liên doanh, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần…

§ Thành lập Ban Trù Bị để thực hiện đề án thành lập NHĐT. Ban Trù Bị sẽ thực hiện các chức năng lập hồ sơ, đề án kinh doanh; xin giấy phép thành lập NHĐT từ NHNN, kêu gọi đối tác nước ngoài tham gia và thực hiện công tác huy động vốn điều lệ, mời gọi cổ đơng sáng lập…

§ Chọn lựa đối tác và đàm phán: Sau khi đã chọn hình thức đầu tư, sẽ lựa chọn và mời gọi các đối tác tham gia dự án. Việc lựa chọn một đối tác sẽ căn cứ vào một số tiêu chí như: năng lực vốn, tài sản, lợi nhuận, mạng lưới hoạt động, chiến lược phát triển toàn cầu và định hướng phát triển các thị trường mới nổi ở Châu Á, có định hướng đầu tư vào lĩnh vực tài chính…

§ Xác định tình trạng tài chính và tình trạng pháp lý: đây gọi là bước soát xét (Due Diligence) nhằm thẩm định tư cách pháp nhân, rà soát các vấn đề pháp lý và năng lực tài chính, chiến lược đầu tư của cổ đơng tham gia.

§ Kêu gọi góp vốn từ các nhà đầu tư cá nhân.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.3.1 Tư cách pháp nhân 3.3.1 Tư cách pháp nhân

Dựa trên khung pháp lý và các quy định hiện hành, tác giả đánh giá Indochine I- Bank chỉ có thể được thành lập và hoạt động dưới 02 hình thức: Ngân hàng đầu tư cổ phần hoặc ngân hàng đầu tư liên doanh.

3.3.1.1 Phân tích hình thức Liên doanh

Theo Luật Tổ chức tín dụng được Quốc Hội khóa XII thơng qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2011, Điều 6 về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng, điểm 4 có qui định: “Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập và tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn”. Như vậy, trong trường hợp chọn tư cách pháp nhân cho NHĐT đang xây dựng là hình thức liên doanh, tư cách pháp nhân sẽ là ngân hàng trách nhiệm hữu

hạn hai thành viên trở lên. Khi đó, theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2005,

các bên trong liên doanh sẽ gồm các đối tác nước ngoài chiếm 49% vốn điều lệ và các đối tác trong nước sẽ chiếm 51% vốn điều lệ. Việc lựa chọn hình thức liên doanh cho NHĐT mới sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:

Ưu Điểm:

Ä Đối tác nước ngoài được phép chiếm đến 49% vốn điều lệ, điều này giảm áp lực cho Indochine I-Bank trong việc huy động vốn ban đầu trong điều kiện khó khăn trong huy động vốn trong nước.

Ä Với vốn tham gia nhiều hơn, khi đó cần đến khoảng 04 ngân hàng hoặc định chế tài chính nước ngồi tham gia vào liên doanh, nhiều nhân sự từ nước ngoài sẽ đem đến kinh nghiệm quản trị, điều hành cho liên doanh.

Nhược điểm:

Ä Số lượng tham gia liên doanh là giới hạn. Mức huy động vốn cần thiết ban đầu có thể các đối tác Việt Nam đáp ứng được. Tuy nhiên, lộ trình tăng vốn theo Nghị định 141 của chính phủ sẽ tạo sức ép tăng vốn cho các đối tác liên doanh trong nước. Dù các đối tác nước ngoài bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa, tuy nhiên khi thực hiện tăng vốn, với thế mạnh về vốn sẽ tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài bằng cách này hay cách khác thao túng liên doanh, đẩy bên trong nước vào thế bất lợi. Dẫu sao, mỗi bên tham gia vào liên doanh đều có những mục tiêu riêng được xác định từ đầu và có thể thay đổi theo tình hình cũng như chiến lược hoạt động của họ.

Ä Hạn chế số lượng thành viên tham gia góp vốn: Theo điều 38.1.a của Luật Doanh Nghiệp 2005, số lượng thành viên tham gia tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Ä Không được quyền phát hành cổ phần, cố phiếu: Theo điều 38.3 của Luật doanh nghiệp 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu. Trong khi hoạt động của NHĐT phụ thuộc rất lớn vào việc phát hành cổ phiếu và trái phiểu để huy động vốn đầu tư, kinh doanh thì đây là một trở ngại lớn và qui định này sẽ hạn chế hoạt động của NHĐT nếu lựa chọn tư cách pháp nhân theo hình thức này.

Ä Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty TNHH 02 thành viên trở lên không được đăng ký phát hành trên thị trường chứng khoán.

Như trên đã phân tích, hình thức liên doanh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề huy động thêm vốn, nhất là huy động bằng hình thức cổ phiếu hoặc các chứng từ có giá khác so với hình thức cổ phần. Đây sẽ là một bất lợi chính của hình thức này.

3.3.1.2 Lựa chọn hình thức cổ phần

Sau khi phân tích hình thức liên doanh, tác giả chọn hình thức đầu tư cho Indochine I-Bank là ngân hàng cổ phần, với sự tham gia góp vốn của các nhà đầu tư nước ngồi (các NHĐT tên tuổi) và các nhà đầu tư tổ chức trong nước là các ngân hàng TMCP, CTCK lớn có chiến lược phát triển theo mơ hình NHĐT, các tập đồn tư nhân lớn và các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Số lượng cổ đông sáng lập ban đầu sẽ hơn 100 cổ đông bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tuân thủ đúng qui định của Luật tổ chức tín dụng mới. Hình thức NHĐT cổ phần sẽ có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu Điểm:

Ä Đảm bảo minh bạch hóa thơng tin và cơ chế quản trị.

Ä Nguồn và đối tượng huy động vốn rộng rãi hơn. Dễ dàng tăng vốn theo lộ trình chính sách của chính phủ và NHNN.

Ä Không hạn chế số lượng thành viên tham gia góp vốn: Theo điều 77.1.b của Luật Doanh Nghiệp 2005, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 nhưng không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.

Ä Được quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu: Theo điều 77.3 của Luật doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Đây là một thuận lợi quan trọng nhằm giúp NHĐT có thể huy động thêm vốn

phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh cũng như đảm bảo huy động vốn theo đúng lộ trình tăng vốn được qui định bởi NHNN.

Ä Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005, cơng ty cổ phần có thể đăng ký niêm yết và phát hành trên thị trường chứng khoán khi thỏa mãn các điều kiện qui định của luật pháp liên quan.

Nhược điểm:

Ä Theo quy định tại nghị định Chính phủ số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam, điều 4 về Nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài: “Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đơng nước ngồi hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngồi đó khơng vượt q 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam”. Đồng thời, mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan cũng khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một ngân hàng trong nước, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Luật tổ chức tín dụng mới số 47/2010/QH12 qui định tỉ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một tổ chức là 10%, cá nhân tối đa 5%. Như vậy, cổ đơng nước ngồi chỉ có thể tham gia góp vốn khoảng 30% trong số 160 triệu USD. Khi đó, số lượng vốn cần huy động thêm trong nước cũng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc khó khăn hơn trong tình hình thị trường vốn hiện tại.

Việc lựa chọn hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân liên quan trực tiếp đến các vấn đề: phương án huy động vốn, quản trị, chiến lược hoạt động của Indochine I-Bank. Lựa chọn tư cách pháp nhân là cổ phần sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho NHĐT trong các vấn đề về huy động vốn để hoạt động về sau. Tuy nhiên, hình thức cơng ty cổ phần vẫn rất cần thiết sự tham gia của các NHĐT hàng đầu từ nước ngoài, đây là điều kiện cần thiết để Indochine I-Bank được quản trị rủi ro tốt và hoạt động hiệu quả…

3.3.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Indochine I-Bank sẽ hoạt động theo sơ đồ tổ chức được đề xuất trên phần 2.3.3.2 trong đó thành phần của các cổ đơng sáng lập tham gia sẽ như sau:

Hội Đồng Quản Trị: Thành phần là đại diện của các cổ đông lớn. Ban Kiểm Soát: Nên là đại diện của các cổ đơng trong nước.

Ủy Ban Chiến Lược & Chính Sách Kinh Doanh: Chủ Tịch Ủy Ban là đại diện của Goldman Sachs – một trong những ngân hàng đầu tư rất thành công của Mỹ.

Ban Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc nên là đại diện của HSBC Holdings. HSBC đã có một thời gian dài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng con của họ cũng đã phát triển rất thành công, am hiểu thị trường trong nước cộng với kinh nghiệm quốc tế sẽ là điều kiện tốt cho việc điều hành.

Phó Tổng Giám Đốc & Giám Đốc các khối: Khối NHĐT, Khối Kinh Doanh & Đầu Tư nên là người của cổ đơng nước ngồi. 04 Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc các khối cịn lại sẽ do cổ đơng trong nước.

3.3.3 Huy động nguồn vốn để thành lập NHĐT

Theo quy định tại Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, chậm nhất đến ngày 31/12/2008 các NHTM phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng, chậm nhất đến 31/12/2010 phải tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, sau đó đến cuối năm 2012 là 5.000 tỷ đồng. Thông tư số 09/2010/TT-NHNN ngày 26/03/2010 quy định điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần, theo đó yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định theo qui định của pháp luật tại thời điểm thành lập, cụ thể đến cuối 2010 là 3.000 tỷ đồng. Đây là qui định vốn pháp định cho NHTM, tuy nhiên, mặc dù hệ thống luật hiện tại chưa qui định rõ mức vốn pháp định cho hình thức NHĐT, tác giả vẫn áp dụng mức vốn pháp định này cho NHĐT cần thành lập nhằm đáp ứng các định hướng về năng lực vốn và mức vốn an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng. Làm trịn số tiền theo đơn vị tiền Đơ la Mỹ của 3.000 tỷ đồng là 160 triệu Đô la Mỹ, khi đó cơ cấu vốn góp của các cổ đơng tham gia thành lập Indochine I-Bank sẽ như sau:

Bảng 3.1: Thành phần cổ đông sáng lập và vốn điều lệ của Indochine I-Bank.

Vốn điều lệ

Thành Phần

Cổ Đông Tên Cổ Đơng

Mức Vốn Góp Phần Trăm (%) Ngoại Tệ (USD) 160 triệu

USD Nước Ngoài

HSBC Holdings 10 16.000.000

Deutsche Bank 10 16.000.000 Trong Nước CTCP Chứng Khốn Sài Gịn 10 16.000.000 CTCP Chứng Khốn Ngân Hàng Sài Gịn Thương Tín 10 16.000.000 Tập Đoàn Masan 10 16.000.000

Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư tại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)