Phân tích mơi trường tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NCVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH NIDEC COPAl việt nam, giai đoạn 2008 2013 (Trang 42)

- Thực hiện chiến lược

2.2 Phân tích mơi trường tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NCVC

XUẤT KINH DOANH CỦA NCVC.

2.2.1. Phân tích tổng quát các yếu tố tác động.

2.2.1.1 Yếu tố kinh tế vĩ mơ:

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP đạt mức cao. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đang cĩ những bước tăng trưởng tốt. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2007 tăng 8.48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2% – 8.5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11.2%, Việt Nam tăng 8.3%, Malayxia tăng 6.2%, Thái Lan tăng 4%, Indonexia tăng 6.2%, Philiping tăng 6.6%, Xingapore tăng 7.5%). Cơng nghiệp và dịch vụ đều phát triển rất mạnh, vốn đầu tư trực tiếp từ ngồi nước tăng khá cao, năm 2007 đạt khoảng 20.3 tỷ USD tăng 69.3% so với năm 2006.

Bước sang năm 2008, những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2008 cùng với thiên tai, khủng hoảng kinh tế.. đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội nước ta. Tuy vậy, tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2008 vẫn phát triển ổn định, nhiều vấn đề bức xúc đã được giải quyết. Ước tính GDP 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6.5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đĩ khu vực nơng, lâm và thủy sản tăng 3.04%, cơng nghiệp và xây dựng tăng 7%, dịch vụ tăng 7.6%.

Thu nhập bình quân đầu người của khu vực Nhà nước đạt 2.3 triệu đồng/ tháng tăng 21.1% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên chỉ giá tiêu dùng tăng và biến động đáng kể nên ảnh hưởng đến đời sống người dân.

2.2.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mơi trường chính trị Việt Nam rất ổn định, nhất là từ khi giành được độc lập. Từ sau khi Đảng quyết định chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế mở, kinh tế thị trường đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước. Năm 1992 Khu chế xuất Tân Thuận được hình thành, là Khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngồi nhất trong cả nước. Như vậy, sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạng đầu tư các hoạt động kinh doanh vào Việt Nam. Sau sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ, Việt Nam đã được bình chọn là nước an tồn nhất về đầu tư tại các nước Châu Á.

Việt Nam từng bước hịa nhập trong xu thế tồn cầu hĩa với việc ký kết hợp đồng song phương với Mỹ vào năm 2001. Việt Nam gia nhập AFTA vào năm 2003, tổ chức hội nghị Á – Aâu năm 2004. Đặc biệt Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/ 2006 đã và đang tạo ra những cơ hội kinh doanh tốt để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy vậy, chúng ta cũng gặp nhiều khĩ khăn và thách thức.

Trong xu thế hội nhập, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hồn chỉnh các bộ luật, Luật đầu tư nước ngồi, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,…nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế. Một mơi trường pháp lý minh bạch, ổn định là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn đầu tư nước ngồi, nhất là ở các Khu chế xuất, khu cơng nghiệp…

Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật định. Nơi dung các điều luật chưa rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các quy định, điều khoản… những hạn chế này đã gây khơng ít khĩ khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mặc dù Việt Nam cĩ tình hình chính trị ổn định nhưng bộ máy cán bộ hành chính cịn tồn động cửa quyền, tham ơ, và những thành phần chun tìm khe hở của luật pháp làm trái pháp luật.

2.2.1.3 Yếu tố văn hĩa xã hội.

Với dân số hiện nay ở Việt Nam trên 86 triệu người, đây là thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tin học, điện tử. Thêm vào đĩ, tốc độ đơ thị hĩa nơng thơn ngày càng tăng. Nhà nước tiếp tục chủ trương thực hiện cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đơ thị hĩa nơng thơn, làm cho đời sống người dân được cải thiện. Mạng lưới điện ở các vùng xa ngày càng phát triển. Nhu cầu thơng tin người dân càng càng cao. Chương trình vi tính hĩa đang được phổ cập trong tất cả các trường học khắp cả nước. Do đĩ nhu cầu sử dụng điện thoại di động, máy vi tính, máy chụp hình … ngày càng gia tăng.

Mặt dù Cơng ty TNHH Nidec Copal Việt nam chuyên cung cấp linh kiện cho mặt hàng đồ điện tử như: Motor rung (viration motor) dùng trong điện thoại di động, motor quạt (fan motor) dùng trong máy vi tính, motor nhảy (steping motor) dùng trong các đầu đĩa VCD, DVD, máy chụp hình… trước sự biến động

về dân số, văn hĩa xã hội ở Việt Nam và trên thế giới đều ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty.

2.2.1.4 Yếu tố khoa học cơng nghệ.

Một trong những yếu tố để sản phẩm cĩ thể cạnh tranh trên thị trường là trình độ kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại. Trong thời gian gần đây, khoa học và cơng nghệ trên thế giới cĩ những bước tiến nhảy vọt và là yếu tố quan trọng gĩp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại của mỗi doanh nghiệp. Ngành cơng nghệ của các sản phẩm điện tử nhất như điện thoại di động, máy vi tính, máy chụp hình …. là những sản phẩm cĩ hàm lượng cơng nghệ trí tuệ cao và thay đổi nhanh chống.

Xu thế nhảy vọt về khoa học, cơng nghệ và xu thế tồn cầu hĩa là cơ hội lớn đề các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, đây là ngành địi hỏi vốn đầu tư lớn và lực lượng lao động cĩ trình độ chun mơn cao để tiếp thu và vận hành tốt trong sản xuất đồng thời là mối đe dọa cho những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thay đổi cơng nghệ dẫn đến tục hậu và khơng đáp ứng kịp với thay đổi của thị trường.

2.2.2 Phân tích mơi trường cạnh tranh của NCVC (theo năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter). tranh của Michael Porter).

2.2.2.1.Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:

Là nhà sản xuất linh kiện điện tử, cạnh tranh của các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm chính cũng là sự cạnh tranh của các nhà sản xuất linh kiện. Vì đặt điểm này, NCVC đang gặp khĩ khăn trong việc giữ khách hàng.

Sản phẩm NCVC xuất bán 100% thị trường nước ngồi, trong đĩ 80% phụ thuộc vào cơng ty mẹ. Đây là một trong những khĩ khăn của NCVC, NCVC khơng chỉ chịu sự cạnh tranh trong ngành mà cịn chịu sự chi phối của các cơng ty trong tập đồn ở hải ngoại. Hiện nay, các cơng ty trong tập đồn đều cĩ khả

năng sản xuất cùng các loại sản phẩm như nhau, vì vậy khả năng chuyển đổi sản phẩm từ cơng ty này sang cơng ty khác là rất cao nếu như cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả kém (chất lượng sản phẩm khơng đạt yêu cầu, giá thành cao, chi phí quản lý, chi phí sản xuất cao, sản lượng xuất hàng khơng đáp ứng đủ…). Trong điều kiện thị trường biến động như hiện nay, NCVC cần nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động đến mơi trường hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh.

2.2.2.2 Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Thị trường thế giới nĩi chung, thị trường Việt Nam nĩi riêng cĩ rất nhiều nhà sản xuất điện thoại di động, máy vi tính, máy chụp hình…đây là cơ hội cho NCVC cĩ khả năng thâm nhập thị truờng mới. Tuy nhiên cĩ những nguy cơ bị phân chia thị trường từ các đối thủ cạnh tranh tìm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh này khơng chỉ là những cơng ty mới ra đời, mà chính là những đối thủ cạnh tranh hiện hữu nhưng với sản phẩm mới, cơng nghệ mới.

2.2.2.3 khách hàng:

Cơng ty bán sản phẩm với sản lượng lớn đối với mỗi khách hàng, nên gặp nhiều áp lực. Họ yêu cầu rất nghiêm khắc về chất lượng sản phẩm. Theo định kỳ khách hàng kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm tại cơng ty. Nếu chất lượng sản phẩm khơng đạt yêu cầu thì họ chấm dứt việc đặt hàng. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của cơng ty 100% thị trường nước ngồi sản phẩm cơng ty được phân phối sỉ theo 2 kênh: bán trực tiếp đến khách hàng, và bán hàng thơng qua cơng ty mẹ tại Nhật. Khách hàng là những nhà sản xuất sản phẩm chính như điện thọai di động, máy vi tính xách tay, đầu dĩa, máy quay phim…(khách hàng là những nhà sản xuất sản phẩm chính của hãng Samsung, Sonny Erisson, LG, Panasonic, Sony, Nokia…vì đặc tính của sản phẩm chính thường xuyên thay đổi về kiểu dáng, chức năng nên sản phẩm của Cơng ty cũng phải thường xuyên

thay đổi theo yêu cầu khách hàng. Hiện nay điện thoại di động của Nokia chiếm khoảng 40% thị trường thế giới và là thị trường mới của cơng ty.

2.2.2.4 Thế mặc cả từ phía các nhà cung cấp:

Nidec Copal Việt Nam nhập nguồn nguyên phụ liệu từ 60 nhà cung cấp trong và ngồi nước khác nhau, tập trung ở các nước: Nhật, Trung Quốc, Hồng Kơng, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam. Tất cả các nhà cung cấp được cơng ty lựa chọn và đánh giá theo định kỳ để đưa vào nhà cung cấp được xét duyệt (nhà cung cấp được xét duyệt phải tuân thủ theo tiêu chuẩn QCD – chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng). Việc mua nguyên liệu của các nhà cung cấp được xét duyệt, cơng ty sẽ mua được nguyên phụ liệu đúng chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng theo thỏa thuận. NCVC đang bị áp lực từ phía nhà cung cấp vì mua mỗi nguyên liệu tại mỗi nhà cung cấp với số lượng lớn, nên đơi khi gặp khĩ khăn khi nhà cung cấp khơng cung cấp đủ nguyên liệu ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, đây là yếu điểm NCVC đang gặp phải. Vì đặc điểm này, cơng ty cần cĩ chiến lược cung cấp đầu vào. Hiện nay cơng ty đang cĩ kế hoạch mở rộng sản xuất linh kiện nội địa, đây cũng là mục tiêu đặt ra đến năm 2013 của cơng ty, nhằm giảm giá thành sản phẩm, mặt khác giảm bớt rủi ro khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngồi nhiều.

2.2.2.5 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Phương tiện thơng tin liên lạc, các mặt hàng điện tử luơn thay đổi kiểu dáng mẫu mã theo thời gian, cĩ chu kỳ sống ngắn. Chính vì vậy, nguy cơ sản phẩm với kiểu dáng mới ra đời thay thế sản phẩm cũ là tất yếu.

Mặt dù sản xuất những phụ kiện cho sản phẩm chính nhưng cơng ty ln tập trung nghiên cứu thay đổi, cải tiến kỹ thuật cơng nghệ khi khách hàng yêu cầu thay đổi sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro bị xâm phạm từ các sản phẩm

thay thế. Chính sự thay đổi của sản phẩm nhanh chống mà cơng ty cịn đang bị tồn động một số nguyên liệu cũ chưa giải quyết.

Qua phân tích các yếu tố tổng quát và mơi trường tác động đến tình hình hoạt động NCVC, và thơng tin thu thập từ bảng câu hỏi xây dựng ma trận các yếu tố bên ngồi. Trong ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi gồm:

Lập danh mục các yếu tố tiêu biểu quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của NCVC bao gồm cả những cơ hội và những nguy cơ. Danh mục được liệt kê từ việc thu thập thơng tin, phân tích, thống kê, chọn lựa và so sánh từ các yếu tố bên ngồi tác động đến NCVC gồm 12 yếu tố (7 yếu tố tạo ra những cơ hội và 5 yếu tố đem lại những nguy cơ).

Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (khơng quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Mỗi hạng mục cĩ một mức độ quan trọng sao cho tổng số mưc độ quan trọng bằng 1. Mức độ quan trọng dựa theo ngành và được xác định bằng cách so sánh và thu thập từ bảng câu hỏi phỏng vấn.

Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố. Trong đĩ 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. Sự phân loại này phụ thuộc vào tình hình hoạt động của NCVC. Nếu một yếu tố tác động đến cơng ty và cơng ty phản ứng tốt thì được phân loại là 4.

Số điểm tầm quan trọng là nhân mức độ quan trọng với phân loại của nĩ. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định được tổng số điểm quan trọng cho NCVC.

Tiến hành cộng tổng số điểm quan trọng gồm 7 yếu tố cơ hội và 5 yếu tố nguy cơ. Với tổng số điểm quan trọng là 4 so với mức trung bình là 2.5 thì cơng ty đang phản ứng tốt với các cơ hội hiện tại và khắc phục được những nguy cơ từ mơi trường bên ngồi. Nếu tổng số điểm trung bình là 1 thì cơng ty khơng tận dụng được cơ hội hiện tại và khơng tránh được nguy cơ từ mơi trường bên ngồi.

Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp

Stt Các yếu tố bên ngồi Mức độ

quan trọng Phân loại quan trọngSố điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tiềm năng thị trường lớn.

Nhu cầu cần thiết sử dụng sản phẩm (điện thoại di động, máy vi tính, đầu máy, máy chụp hình…)

Chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp ở trong Khu chế xuất.

Mơi trường chính trị, xã hội ổn định. Tốc độ đơ thị hĩa ở nơng thơn, ngoại thành ngày càng tăng.

Khả năng chuyển giao cơng nghệ giữa các nước trong khu vực cao

Nguồn cung lao động dồi dào.

Nhu cầu thay đổi model sản phẩm nhanh chống

Aùp lực từ cơng ty mẹ (tính ổn định sản lượng sản xuất và xuất hàng…)

Giá nguyên phụ liệu đầu vào tăng trong khi giá thị trường sản phẩm chính giảm. Phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện từ nước ngồi nhiều (chiếm 80% linh kiện ngoại nhập).

Việc gia nhập WTO tạo sự cạnh tranh gây gắt về giá cả. 0.11 0.14 0.05 0.07 0.05 0.07 0.06 0.12 0.09 0.07 0.07 0.10 4 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 3 0.44 0.42 0.10 0.14 0.10 0.14 0.12 0.36 0.18 0.21 0.14 0.30 Tổng cộng 1.00 2.65

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2.65 (so với mức trung bình là 2.50) cho thấy khả năng phản ứng của Cơng ty Nidec Copal Việt Nam chỉ trên mức trung bình đối với các cơ hội và nguy cơ từ các yếu tố tác động của mơi trường bên ngồi. Các yếu tố nguy cơ cần khắc phục: nhu cầu thay đổi sản phẩm, giá nguyên phụ liệu tăng, phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện từ nước ngồi, sự cạnh tranh từ các đối thủ, áp lực từ cơng ty mẹ. Các yếu tố cơ hội cần tận dụng: tìm năng thị trường lớn, nhu cầu cần thiết khi sử dụng thiết bị thơng tin liên lạc, chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong Khu chế xuất, mơi truờng chính trị, xã hội ổn định, nguồn cung lao động dồi dào, tốc độ đơ thị hĩa nơng thơn ngày càng tăng. Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thành cơng của NCVC. Tuy nhiên, mức độ phản ứng hiện tại của Nidec Copal Việt Nam chỉ ở mức tương đối trên trung bình. Vì vậy, chiến lược phát triển phải nhằm vào các yếu tố này để nâng cao khả năng phản ứng trước sự thay đổi của mơi trường và phải biết tận dụng những cơ hội như: nhu cầu sử dụng đồ điện tử ngày càng tăng, tốc độ đơ thị hĩa, khả năng chuyển giao cơng nghệ cao để nâng cao tỷ lệ nội địa hĩa sản phẩm giảm giá thành sản xuất.

2.3 PHÂN TÍCH HÌNH HÌNH NỘI BỘ CƠNG TY TNHH NIDEC COPAL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH NIDEC COPAl việt nam, giai đoạn 2008 2013 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)