Ma trận SWOT và các chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH NIDEC COPAl việt nam, giai đoạn 2008 2013 (Trang 62 - 66)

- Thực hiện chiến lược

3.3 Ma trận SWOT và các chiến lược phát triển

3.3.1 Bảng 3.1: Ma trận chiến lược SWOT

Ma trận chiến lược SWOT của NCVC

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

1. Tiềm năng thị trường mục tiêu lớn.

2. Nhu cầu giải trì bằng phượng tiện nghe nhìn ngày càng phổ biến, ứng dụng máy vi tính ngày càng rộng rãi và cần thiết.

3. Khả năng chuyển giao cơng nghệ giữa các nước trong khu cực cao.

4. Chính sách ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất.

5. Nguồn cung lao động dồi dào.

NGUY CƠ (THREATS)

1. Việt Nam gia nhập WTO đem đến nhiều cạnh tranh gây gắt.

2. Nhu cầu thay đổi mẫu mã sản phẩm quá nhanh.

3. Giá cả sản phẩm chính giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu giảm khơng đáng kể.

4. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện từ nước ngồi nhiều.

5. Khả năng chuyển giao sản lượng sản xuất giữa các cơng ty trong tập tồn khá cao.

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS )

1. Khả năng thích ứng với cơng nghệ sản xuất nhanh.

2. Đội ngũ nhân viên trẻ và nhiệt tình.

3. Cĩ mối quan hệ tốt trong tập đồn.

4. Khả năng tài chính khá lớn, tình hình tài chính ổn định và lành mạnh

5. Tỷ lệ nội địa hố tương đối lớn.

Kết hợp S/O

Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội: (S1, S2, S4 + O1,O2,O3) 1. Chiến lược thâm nhập, phát triển thị trường.

(S2, S4,S5 + O3,O4,O5) 2. Chiến lược giảm phí, giảm giá thành.

(S1, S2, S4 + O3, O4)

3. Chiến lược phát triển sản phẩm.

Kết hợp S/T

Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế nguy cơ: (S1, S2, S4 + T2, T5)

1 Chiến lược bảo tồn sản lượng sản xuất.

(S4, S5 + T1,T3,T4)

2. Chiến lược cạnh tranh về giá.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)

1. Chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển cao.

2. Cơng tác quản lý chưa hiệu quả

3. Tình hình cơng nhân cịn nhiều biến động, chưa ổn định.

4. Hoạt động Marketing, sản lượng, xuất hàng bị động từ cơng ty mẹ.

5. Lựa chọn nhà cung cấp cịn hạn chế, khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, giá thành cao, chi phí cao.

Kết hợp W/O

Các chiến lược kết hợp tận dụng cơ hội, khắc phục yếu

điểm: (O4, O5 + W1, W5)

1. Chiến lược giảm chi phí đầu vào.

(O1, O2, O3, O5 + W3, W4) 2. Chiến lược ổn định nguồn nhân lực, chủ động sản xuất và kinh doanh.

Kết hợp W/T

Các chiến lược kết hợp những yếu điểm và đe dọa: (T2, T5 + W2)

1. Chiến lược đào tạo, tu nghiệp tại ngoại.

3.3.2 Nội dung các chiến lược đề xuất ứng dụng tại cơng ty TNHH Nidec Copal Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Copal Việt Nam giai đoạn 2008-2013

3.3.2.1. Sự kết hợp S1, S2, S4 + O1,O2,O3 xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường.

Tận dụng những điểm những điểm mạnh vốn cĩ của NCVC: khả năng thích ứng với cơng nghệ sản xuất nhanh chống với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình cùng với khả năng tài chính lớn và ổn định. Kết hợp với những cơ hội đưa đến với tìm năng thị trường trong và ngồi nước cho mặt hàng điện tử ngày càng rộng lớn cùng với nhu cầu giải trí, thơng tin ngày càng phổ biến và khả năng chuyển giao cơng nghệ cao. NCVC mạnh dạng xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới ở thị trường hiện tại và cả thị trường mới.

Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm tăng doanh số trong thị trường hiện tại với sản phẩm hiện tại. Hai loại mặt hàng được xem là thế mạnh và truyền thống của NCVC là motor rung dùng trong điện thoại di động và Fan motor dùng trong máy vi tính. Vì hai mặt hàng này đã được khách hàng chấp nhận nên việc thâm nhập thị trường với các điều kiện nội lực của cơng ty là khơng khĩ. Tuy nhiên, để chiến lược này thành cơng cần phải ổn định chất lượng sản phẩm, tránh sự than phiền của khách hàng về chất lượng.

Chiến lược phát triển thị trường nhằm đưa các sản phẩm vào khu vực địa lý mới, tìm kiếm khách hàng mới. Sản phẩm của NCVC hiện nay 80% là bán thơng qua cơng ty mẹ tại Nhật, sau đĩ cơng ty mẹ phân phối sản phẩm đến các khách hàng. 20% thị trường cịn lại NCVC xuất bán trực tiếp tới khách hàng. Theo kế hoạch vào tháng 12/2008, NCVC sẽ xuất hàng cho hãng Nokia, một thị trường mới và đầy tìm năng. Để chiến lược này thành cơng, NCVC phải biết kết hợp những điểm mạnh vốn và những cơ hội khách quan của NCVC.

3.3.2.2 Kết hợp S2, S4, S5 + O3, O4, O5 xây dựng chiến lược giảm chi phí,

giảm giá thành.

Với tình hình hiện nay của cơng ty NCVC, nguồn cung cấp linh kiện cho NCVC phần lớn đều ở nước ngồi (chiếm 85%), ngay cả phụ liệu. Việc nhập khẩu linh kiện từ nước ngồi đã gây nhiều khĩ khăn cho NCVC trong q trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể như việc đặt hàng phải được thực hiện trước đĩ 1.5 tháng, cĩ một số linh kiện 2 tháng. Điều này gây khĩ khăn cho việc thay đổi đơn hàng mỗi khi thị trường biến động, thay đổi. Ngồi ra, các loại chi phí vận chuyển, bảo hiểm… ngày càng tăng theo tình hình biến động giá cả thị trường hiện nay làm tăng giá thành sản xuất.

Khả năng chọn lựa nhà cung cấp của NCVC cịn hạn chế, chủ yếu tập trung mua một loại nguyên liệu ở một nhà cung cấp. Chính điều này gây khĩ khăn cho NCVC mỗi khi sản lượng sản xuất tăng đột ngột nên khả năng cung cấp linh kiện khơng kịp lúc ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Vì thế việc thực hiện chiến lược này sẽ giúp cho NCVC chủ động hơn trong việc sản xuất, tăng tỉ lệ nội địa hố nguồn linh kiện, giảm chi phí sản xuất nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh về giá.

Chiến lược này cĩ thể thực hiện dưới hình thức tăng cường liên kết, tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện trong nước, chủ yếu gia tăng hàng nội địa 50% đến năm 2013 sản xuất tại cơng ty nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay, NCVC cĩ đội ngũ nhiên viên trẻ nhiệt tình cùng với sự hớp tác của các cơng ty trong tập đồn, NCVC mở rộng thêm mối liên kết với các cơng ty trong tập đồn nhập máy mĩc thiết bị, chuyển giao cơng nghệ để sản xuất kinh kiện tại NCVC.

3.3.2.3 Sự kết hợp S1, S2, S4 + O3, O4 xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.

Ngành cơng nghệ điện tử tin học đang cĩ tốc độ tăng trưởng và thay đổi một cách nhanh chống, các sản phẩm điện tử, phương tiện nghe nhìn, sản phẩm dành cho hoạt động giải trí được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống chúng ta. Với một trị trường mà sản phẩm nhạy cảm luơn thay đổi theo nhu cầu, vừa là thị trường hiện tại và cũng là thị trường tìm năng cho các sản phẩm và dịch vụ mới ra đời. Một thị trường địi hỏi về sự thay đổi nhu cầu như thế thì chiến lược phát triển sản phẩm là một chiến lược quan trọng mà NCVC phải luơn theo đuổi.

Thực hiện chiến lược này, NCVC tận dụng điểm mạnh về vốn, khả năng thích ứng cơng nghệ cao, và cĩ đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình cùng thích ứng cơng nghệ cao, và cĩ đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình cùng với cơ hội về chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Để chiến lược đi đến thành cơng khơng chỉ quan tâm đến việc đầu tư mà tập trung việc nghiên cứu như cầu thị trường mới, đời sống sản phẩm. Là một cơng ty nước ngồi hoạt động tại Việt Nam, sản xuất và xuất bán tại thị trường nước ngồi, sản phẩm là những linh kiện của sản phẩm chính. Khách hàng là những nhà sản xuất sản phẩm chính. Việc nghiên cứu thị trường nước ngồi là yếu điểm của cơng ty, vì vậy cần cĩ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cơng ty mẹ tại Nhật trong việc nghiên cứu thị trường, chuyển giao cơng nghệ để phát triển các sản phẩm mới.

3.3.2.4 Sự kết hợp S1, S2, S4 + T2, T5 xây dựng chiến lược bảo tồn sản lượng sản xuất.

Với tình hình kinh tế thị trường thế giới nĩi chung, Việt Nam nĩi riêng đang gặp nhiều khĩ khăn, NCVC khơng ngoại lệ, nguy cơ chuyển giao sản lượng sản xuất sang các cơng ty khác trong tập đồn là rất cao. Để khắc phục nguy cơ cĩ thể xẩy ra, ngay từ bây giờ NCVC tận dụng những ưu điểm vốn cĩ về: khả

năng tài chính mạnh đầu tư vào cơng nghệ cùng với đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình tạo ra những sản phẩm cĩ chất lượng và giá cạnh tranh.

3.3.2.5 Sự kết hợp O1, O2, O3, O5 + W3, W4 xây dựng chiến lược ổn định nguồn nhân lực, chủ động sản xuất và kinh doanh.

Một trong những yếu điểm của NCVC là phụ thuộc và bị chi phối từ cơng ty mẹ về số lượng sản xuất, số lượng xuất hàng. Ngồi những chỉ tiêu được giao từ cơng ty mẹ, NCVC cần cĩ chiến lược kinh doanh độc lập. Với tìm năng thị trường rộng lớn và nhu cầu sử dụng đồ điện tử ngày càng tăng, nguồn cung lao động Việt Nam rẻ và dồi dào. Việc chủ động ổn định sản xuất tìm nguồn khách hàng là chiến lược mang tính lâu dài theo đúng mục tiêu sứ mạng đã đề ra.

Năm chiến trên là những chiến lược được lựa chọn ứng dụng cho cơng ty Nidec Copal Việt Nam giai đoạn 2008-2013 dựa tầm nhìn, mục tiêu, sứ mạng và quan điểm của cơng ty trong giai đoạn này. Sau đây là một số kiến nghị để các chiến lược được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH NIDEC COPAl việt nam, giai đoạn 2008 2013 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)