Tiêu chí chọn lựa khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp thị địa phương tỉnh bến tre (Trang 33)

CHƯƠNG 2 : NHẬN DẠNG THỰC TRẠNG, XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG

3.2. Xác định khách hàng mục tiêu cho tiếp thị BếnTre

3.2.1. Tiêu chí chọn lựa khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của tiếp thị địa phương phải phù hợp với các tiềm năng

đáp ứng khách hàng của địa phương và phải mang lại lợi ích cho địa phương.

27 Xem nội dung diễn đàn các tài xế ơ tơ Sàigịn trên trang http://www.otosaigon.com/forum/m1966773- p4.aspx, truy cập ngày 25/02/2010

Trước hết nhất quán với chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của Bến Tre

lấy nông nghiệp làm lĩnh vực hàng đầu, phát triển công nông nghiệp, các ngành hàng được lựa chọn phát triển phải liên quan mật thiết đến lĩnh vực

nông nghiệp và công nghiệp liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp theo, như đã nhận định ở chương trước, nhiều ngành ở Bến Tre chỉ có

thể lớn mạnh trong điều kiện cùng các ngành tương hỗ phát triển đồng bộ như trong các cụm ngành. Hơn nữa, sự đa ngành, đa sản phẩm của Bến Tre sẽ phát huy nhiều lợi điểm hơn khi phát triển theo cụm ngành nhờ vào các tác động lan tỏa tích cực và lợi thế kinh tế theo qui mơ trong cụm ngành. Như vậy, khách hàng mục tiêu phù hợp với Bến Tre phải là hệ thống các cụm ngành. Mặt khác, tiềm năng lớn của Bến Tre về giao thương cần được phát huy tối đa

để phục vụ cho các cụm ngành của Bến Tre phát triển tốt. Sự khai thác giao

thương sẽ mở rộng thị trường cả đầu vào lẫn đầu ra cho các ngành ở Bến Tre, khắc phục tình trạng qui mô hạn chế, giúp các hoạt động ngành nghề của Bến Tre hưởng lợi thế kinh tế nhờ qui mô và phạm vi. Như vậy sự phát triển các cụm ngành ở Bến Tre cần đi đôi với sự khai thơng năng lực giao thương của

địa phương.

Ngồi ra, với yêu cầu mở rộng giao thương, khai thác mạnh thị trường bên ngoài, các ngành nghề liên quan như thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu cần

được đưa vào cụm ngành mục tiêu của Bến Tre.

4 13.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu của Bến Tre:

Phân tích trên đây cho thấy khách hàng mục tiêu phù hợp của Bến Tre cần phải là các cụm ngành. Theo định nghĩa của Michael E. Porter, “cụm ngành là một nhóm các cơng ty liên quan và các tổ chức hiệp hội trong một lĩnh vực

cụ thể qui tụ trong một khu vực địa lý, liên kết với nhau dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung” 28. Như vậy, cùng với các tiêu chí đã nêu về khách hàng mục tiêu của tiếp thị Bến Tre, thì hệ thống cụm ngành ở đây phải liên quan chặt chẽ các sản phẩm nơng ngư nghiệp của Bến Tre, có sự hỗ trợ của hạ tầng cơ sở đô thị giao thương vùng, như được mơ tả trong hình 3.1.

Các đặc điểm chính của hệ thống cụm ngành này như sau:

- Trung tâm là các ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản gắn chặt từng đôi tương ứng với các ngành sản xuất nguyên liệu như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt tạo thành các cụm ni trồng- chế biến.

- Có các mối liên kết ngang, dọc chặt chẽ giữa các cụm ngành đơn vị. Theo hàng dọc, đầu vào của các cụm nuôi trồng – chế biến là các cụm sản xuất thức ăn, phân bón, cây và con giống, và các ngành phụ trợ gần gũi như bảo quản đông lạnh, đóng gói; sản phẩm đầu ra được tiêu thụ bởi cụm phân

phối, xuất khẩu và kể cả cụm ngành du lịch. Liên kết phát triển đồng bộ

trong hàng dọc bảo đảm cho sự bổ trợ, sự thông suốt của dây chuyền sản xuất giữa các ngành, tránh lãng phí đầu tư, ách tắc sản xuất do khiếm khuyết đầu vào hay đầu ra như tình trạng hiện tại ở ngành chế biến sản

phẩm từ dừa của Bến Tre. Các liên kết hàng ngang trong nội bộ các ngành và giữa các ngành tương tự, như giữa các doanh nghiệp chế biến với nhau, vừa tạo sự cạnh tranh phát triển, vừa tạo sự học hỏi cách tân cho các ngành. Tổng thể các liên kết ngang dọc trong cụm ngành sẽ tạo sự lan tỏa của công nghệ, kỹ năng, thông tin, hiệu quả tiếp thị, nhu cầu của khách hàng xuyên suốt qua các doanh nghiệp và các ngành. Trong cụm ngành

28 Michael E. Porter, “Các cụm ngành và sự cạnh tranh” , Về cạnh tranh, Bài đọc môn Tiếp Thị Địa Phương (Q Tâm biên dịch), Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright

phát triển, các ngành có tính hiệu quả kinh tế theo qui mơ như các ngành chế biến ở Bến Tre sẽ có điều kiện tốt phát huy tính chất này.

- Cần sự có mặt, đóng góp của ngành cơng nghệ sinh học do mối quan hệ

mật thiết với hầu hết các ngành chính ở Bến Tre như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, tạo ảnh hưởng quan trọng về chất đối với sản phẩm của các

ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu (xem phụ lục 4). Vì vậy, dù phát triển cơng nghệ sinh học địi hỏi nhiều nỗ lực đầu tư về chất xám, về tài chính nghiên cứu và thử nghiệm, phát triển, nhưng chỉ có thể giải quyết tận gốc, lâu dài khó khăn lớn của tỉnh là sự thiếu vắng các sản phẩm có giá trị cao, cơng nghệ sinh học phải được phát triển ở các vùng lấy nông

nghiệp đi đầu như ở Bến Tre.

- Có ngành cơng nghệ thực phẩm nghiên cứu tạo các thực phẩm đặc sản từ

điều kiện đa sản phẩm nông, thủy hải sản của Bến Tre. Tuy khơng có các

sản phẩm bước ngoặt như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm thường cần ít đầu tư hơn, nhanh tạo sản phẩm hơn.

- Với ngành du lịch, ngoài chỗ dựa là môi trường tự nhiên, phải dựa vào hạ tầng đô thị và các đặc sản từ các cụm ngành công nông nghiệp của địa

phương kết hợp công nghệ hiện đại như sinh học, thực phẩm.

- Đặt cho ngành giáo dục địa phương trách nhiệm đào tạo các ngành nghề

thích hợp với các hoạt động đặc thù ở địa phương. Còn đối với nhu cầu

nhân lực đáp ứng các nhiệm vụ phổ quát như hệ thống tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, giao dịch thị trường, v.v… có thể dựa vào các trường đại học, các viện từ trung ương đến các tỉnh thành; hoặc có thể dựa vào các tổ chức, doanh nghiệp đa vùng, đa quốc gia.

- Đặc biệt, cần có sự phục vụ của một hạ tầng đơ thị có tính giao thương,

đầu ra, tận dụng lợi thế kinh tế theo qui mơ và phạm vi để khắc phục tình

trạng manh mún của các ngành hàng ở tỉnh. Đồng thời sự liên kết giao

thương với các đô thị lân cận sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu hiện hữu về điện, nước, thông tin, truyền thông, đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục, cư

trú, sinh hoạt, giải trí v.v… cho các cơ sở ngành nghề tại đây.

Trồng trọt, chế biến sản phẩm từ dừa Trồng trọt, chế biến cây ăn trái khác

Công nghệ sinh học

Công nghệ thực phẩm

Chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm Nuôi, đánh bắt, chế

biến thủy hải sản

Trồng lúa, xay xát gạo Cây giống, con giống Chế biến thức ăn, phân bón Xuất khẩu, phân phối nội địa Trường nghề Các sản phẩm đặc thù, hấp dẫn Du lịch Đóng gói Đơng lạnh Điện, nước Vận tải thủy, bộ Thông tin, truyền thông Đất đai, xây dựng Hạ tầng đơ thị TM-DV có tính liên kết vùng Y tế, giáo dục Tư vấn kỹ thuật, tiêu chuẩn quóc tế - Sàn giao dịch - Tư vấn thị trường - Ngân hàng - Bảo hiểm Các Đại học,

Viện nghiên cứu vùng ĐBSCL

Như vậy, các đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể của tiếp thị Bến Tre gồm: - Doanh nghiệp: Bao gồm các nhà đầu tư, hãng xưởng, các trụ sở đầu não, văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp. Có đủ các ngành nghề được nêu trong các cụm ngành gắn kết với kinh tế Bến Tre ( theo hình 3.1) . Tính chất, qui mô hay số lượng doanh nghiệp từng ngành nghề cần thu hút ở từng thời kỳ phải dựa trên sự phát triển đồng bộ của cụm ngành.

- Cư dân mới: Các doanh nhân, các nhà khoa học sinh học, thực phẩm, nông nghiệp, thủy hải sản, giáo viên, bác sĩ, các cư dân nghỉ dưỡng, hưu trí chuộng mơi trường khí hậu sống nước, mát mẻ. Đối với các đơ thị trong tỉnh, cịn cần tính tốn thu nhận các đối tượng lao động từ vùng nông nghiệp của tỉnh chuyển sang dịch vụ -công nghiệp trong bước chuyển cơ cấu kinh tế.

- Khách vãng lai: Khách du lịch sông nước nhiệt đới, khách tham quan lịch

sử, khách nghỉ dưỡng có thời hạn, mua sắm các sản phẩm đặc thù, khách

tham dự các sự kiện, hội thảo,v.v…

- Thị trường xuất khẩu: Không chỉ là thị trường nước ngoài, mà cần đẩy mạnh phân phối đến các thị trường của vùng xung quanh như ĐBSCL, TP.HCM.

2 23.3. Đặc điểm chương trình tiếp thị phù hợp cho Bến Tre:

Chương trình tiếp thị Bến Tre phải thích hợp với các đặc điểm đã được nhận dạng, cùng khách hàng mục tiêu đã xác định ở trên, hay nói cách khác chương trình này cần có mục tiêu chính là khai thác tốt các tiềm năng giao thương để thu hút và đáp ứng các khách hàng trong hệ thống cụm ngành đã nêu trên. Đồng thời để khắc phục sự thiếu nhất quán, đồng bộ, gây hệ quả tiêu cực,

lãng phí nguồn lực như đã phân tích ở mục 3.1.2, chương trình tiếp thị này

cần mang tính chiến lược, hướng đến các mục tiêu ró ràng, địi hỏi cần có sự

Chương trình này sẽ cần có các đặc điểm trọng tâm như sau:

- Cần được thiết kế và thực thi một cách nhất quán, đồng bộ để đạt đến mục

tiêu đề ra.

- Cần hướng đến viễn cảnh địa phương phù hợp với tinh thần mở rộng giao

thương, có tính chất thân thiện, hịa nhập, ln thấu hiểu và đáp ứng khách

hàng,

- Luôn sẳn sàng nhận diện các thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội, xác

định các thế mạnh, yếu, lực đẩy và lực cản của địa phương trong từng thời kỳ,

linh hoạt và thống nhất hoạch định và thực thi các kế sách thích ứng, đồng

thời bảo đảm tính liên tục sáng tạo các nét thu hút mới

- Có các trọng tâm là các chính sách điều chỉnh quy hoạch đơ thị và chính

sách khách hàng trên cơ sở phát triển theo cụm ngành. Chú ý xem trọng các chính sách liên kết với các tỉnh quanh vùng trên ĐBSCL, đặc biệt là Thành

phố Mỹ Tho, Tiền giang, tận dụng quan hệ hỗ tương đôi bên cùng lợi, cộng đồng phát triển, khai thác các lĩnh vực hạ tầng như giáo dục, y tế, du lịch,

thương mại v.v…

- Cần bao hàm các bước có trình tự hợp lý trong việc cải thiện các yếu tố nguồn nhân lực, giáo dục, y tế của địa phương để đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội trong dài hạn, đồng thời phát huy tiềm năng của ngành du lịch Bến Tre.

- Cần tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông hiện đại để tăng cường các mối quan hệ, thông tin liên lạc, tiếp thị, quảng bá rộng rãi hình ảnh địa

phương đang đổi mới, tạo dựng thương hiệu tỉnh Bến Tre mới, đặc biệt thông tin phải đến được các khách hàng mục tiêu đã chọn lựa. Cũng cần chú ý đến sự khác biệt của từng phân khúc khách hàng để có phương thức tiếp cận phù hợp.

2 33.4. Kết luận chương 3:

Phát hiện thực tế các chính sách khơng phù hợp với chiến lược kinh tế tổng thể và các đặc điểm của Bến Tre, chương này khẳng định sự cần thiết sửa đổi chính sách khách hàng của Bến Tre. Cụ thể là cần hỗ trợ khách hàng bằng chính sách phát triển cụm ngành, tận dụng tốt tính đa ngành của địa phương bằng sự liên kết các ngành sẳn có, phát triển các ngành hỗ trợ mới phù hợp với đặc điểm kinh tế xuất phát từ nông ngư nghiệp; phát triển nghiên cứu

công nghệ sinh học, thực phẩm ứng dụng, dựa vào sự kết hợp đa ngành để

sáng tạo các sản phẩm đặc thù mới. Phát triển các ngành dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu cùng với việc tận dụng tối đa năng lực giao thương của địa

phương để mở rộng phạm vi thị trường, khắc phục tình trạng thiếu qui mơ ở

các ngành của Bến Tre.

Đồng thời chương này cũng nêu lên một số đặc điểm cần có trong chuơng

trình tiếp thị địa phương Bến Tre. Ngoài mục tiêu tạo sự nhất quán, đồng bộ

của các chính sách để đảm bảo hiệu quả chung, thì chương trình này phải tạo

được sự phối hợp, tận dụng năng lực giao thương để phát triển các cụm ngành

8CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TRUNG TÂM KINH TẾ

Dựa trên tiêu chí chính là khai thơng tối đa năng lực giao thương để phục vụ

phát triển các cụm ngành của địa phương, tạo hiệu ứng về lợi ích để hấp dẫn khách hàng và tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho Bến Tre, chương này tiếp tục thảo luận về quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị của Bến Tre, chọn lựa để xác định trung tâm kinh tế phù hợp nhất cho Bến Tre.

Trước tiên, xin nhắc lại kết luận của chương 2 là tiềm năng giao thương của Bến Tre đã bị cản trở trước nay bởi sự co cụm của hệ thống hạ tầng đô thị,

giao thơng chính hướng về Thành phố Bến Tre nằm trên vùng giữa tỉnh, bỏ lại hạ tầng cơ sở yếu kém trên vùng ranh biên của tỉnh, nơi có nhiều thuận lợi cho giao thương đối ngoại.

Cũng theo chương 2, năng lực giao thương của Bến Tre được dựa trên sự gắn kết vị trí địa lý tự nhiên với hệ thống giao thông vùng và quốc gia, do đó sẽ phát huy tốt nhất tại vị trí có khoảng cách ngắn nhất đến các trục giao thơng chính của vùng, quốc gia. Nhìn trên bản đồ Bến Tre, rõ ràng huyện Châu

Thành là nơi thích hợp nhất với yêu cầu như vậy, kể cả về đường thủy lẫn bộ. Với nhận định ban đầu về vị trí thuận lợi của huyện Châu Thành, bước tiếp

theo sẽ phân tích sâu hơn để xác định vai trị thích hợp của huyện này trong quy hoạch kinh tế - xã hội Bến Tre.

Cơ sở phân tích lựa chọn phương án là xem xét tính khả thi phát triển đơ thị

kinh tế tại Châu Thành, và so sánh các ưu nhược điểm giữa Châu Thành với Thành phố Bến Tre trong việc nắm giữ các vai trị trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế thương mại–dịch vụ-du lịch-cơng nghiệp.

2 44.1. Phương án 1: Thành phố Bến Tre tiếp tục giữ vai trò trung tâm hiện nay

Cuối thế kỷ XVIII, khi Bến Tre chưa gồm cù lao An Hóa (lúc đó thuộc Mỹ Tho), tỉnh lỵ Bến Tre (làng An Hội lúc bấy giờ) nằm sát ranh giới phía Bắc Bến Tre, cạnh sơng Bến Tre thơng ra sông Tiền qua sông Ba Lai, nên đã thuận lợi phát triển thành trung tâm giao thương của tỉnh.

Tuy nhiên sang thế kỷ XX, tỉnh lỵ này khơng cịn là địa điểm tốt nhất của tỉnh

để giao thương với bên ngồi, một phần do sơng Ba Lai bị thu hẹp tự nhiên

giảm thiểu năng lực giao thông thủy của tỉnh lỵ do phải tận dụng các kênh đào hẹp, nước chảy xiết; phần khác do khi Bến Tre có thêm cù lao An Hóa, tỉnh lỵ Bến Tre lọt sâu vào bên trong lòng tỉnh. Từ đây các đường giao thơng chính được xây dựng nối đến các huyện lỵ tạo nên hệ đường bộ chủ yếu phục vụ

giao thông nội tỉnh.

So sánh với tiềm năng giao thương của huyện Châu Thành, Thành phố Bến Tre gặp bất lợi do vị trí nằm sâu phía trong địa giới tỉnh, khá xa các trục giao thông quan trọng của ĐBSCL như quốc lộ 1A, đường cao tốc mới. Mặt khác, do Châu Thành trải dài bên bờ sông Tiền là một trong các tuyến giao thông quan trọng nhất ĐBSCL, lợi thế cận giang của Châu Thành cũng lớn đáng kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp thị địa phương tỉnh bến tre (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)