CHƯƠNG 2 : NHẬN DẠNG THỰC TRẠNG, XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG
3.4. Kết luận chương 3
Phát hiện thực tế các chính sách khơng phù hợp với chiến lược kinh tế tổng thể và các đặc điểm của Bến Tre, chương này khẳng định sự cần thiết sửa đổi chính sách khách hàng của Bến Tre. Cụ thể là cần hỗ trợ khách hàng bằng chính sách phát triển cụm ngành, tận dụng tốt tính đa ngành của địa phương bằng sự liên kết các ngành sẳn có, phát triển các ngành hỗ trợ mới phù hợp với đặc điểm kinh tế xuất phát từ nông ngư nghiệp; phát triển nghiên cứu
công nghệ sinh học, thực phẩm ứng dụng, dựa vào sự kết hợp đa ngành để
sáng tạo các sản phẩm đặc thù mới. Phát triển các ngành dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu cùng với việc tận dụng tối đa năng lực giao thương của địa
phương để mở rộng phạm vi thị trường, khắc phục tình trạng thiếu qui mơ ở
các ngành của Bến Tre.
Đồng thời chương này cũng nêu lên một số đặc điểm cần có trong chuơng
trình tiếp thị địa phương Bến Tre. Ngồi mục tiêu tạo sự nhất quán, đồng bộ
của các chính sách để đảm bảo hiệu quả chung, thì chương trình này phải tạo
được sự phối hợp, tận dụng năng lực giao thương để phát triển các cụm ngành
8CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TRUNG TÂM KINH TẾ
Dựa trên tiêu chí chính là khai thơng tối đa năng lực giao thương để phục vụ
phát triển các cụm ngành của địa phương, tạo hiệu ứng về lợi ích để hấp dẫn khách hàng và tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho Bến Tre, chương này tiếp tục thảo luận về quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị của Bến Tre, chọn lựa để xác định trung tâm kinh tế phù hợp nhất cho Bến Tre.
Trước tiên, xin nhắc lại kết luận của chương 2 là tiềm năng giao thương của Bến Tre đã bị cản trở trước nay bởi sự co cụm của hệ thống hạ tầng đô thị,
giao thơng chính hướng về Thành phố Bến Tre nằm trên vùng giữa tỉnh, bỏ lại hạ tầng cơ sở yếu kém trên vùng ranh biên của tỉnh, nơi có nhiều thuận lợi cho giao thương đối ngoại.
Cũng theo chương 2, năng lực giao thương của Bến Tre được dựa trên sự gắn kết vị trí địa lý tự nhiên với hệ thống giao thông vùng và quốc gia, do đó sẽ phát huy tốt nhất tại vị trí có khoảng cách ngắn nhất đến các trục giao thơng chính của vùng, quốc gia. Nhìn trên bản đồ Bến Tre, rõ ràng huyện Châu
Thành là nơi thích hợp nhất với yêu cầu như vậy, kể cả về đường thủy lẫn bộ. Với nhận định ban đầu về vị trí thuận lợi của huyện Châu Thành, bước tiếp
theo sẽ phân tích sâu hơn để xác định vai trị thích hợp của huyện này trong quy hoạch kinh tế - xã hội Bến Tre.
Cơ sở phân tích lựa chọn phương án là xem xét tính khả thi phát triển đơ thị
kinh tế tại Châu Thành, và so sánh các ưu nhược điểm giữa Châu Thành với Thành phố Bến Tre trong việc nắm giữ các vai trị trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế thương mại–dịch vụ-du lịch-cơng nghiệp.
2 44.1. Phương án 1: Thành phố Bến Tre tiếp tục giữ vai trò trung tâm hiện nay
Cuối thế kỷ XVIII, khi Bến Tre chưa gồm cù lao An Hóa (lúc đó thuộc Mỹ Tho), tỉnh lỵ Bến Tre (làng An Hội lúc bấy giờ) nằm sát ranh giới phía Bắc Bến Tre, cạnh sơng Bến Tre thơng ra sông Tiền qua sông Ba Lai, nên đã thuận lợi phát triển thành trung tâm giao thương của tỉnh.
Tuy nhiên sang thế kỷ XX, tỉnh lỵ này khơng cịn là địa điểm tốt nhất của tỉnh
để giao thương với bên ngồi, một phần do sơng Ba Lai bị thu hẹp tự nhiên
giảm thiểu năng lực giao thông thủy của tỉnh lỵ do phải tận dụng các kênh đào hẹp, nước chảy xiết; phần khác do khi Bến Tre có thêm cù lao An Hóa, tỉnh lỵ Bến Tre lọt sâu vào bên trong lòng tỉnh. Từ đây các đường giao thơng chính được xây dựng nối đến các huyện lỵ tạo nên hệ đường bộ chủ yếu phục vụ
giao thông nội tỉnh.
So sánh với tiềm năng giao thương của huyện Châu Thành, Thành phố Bến Tre gặp bất lợi do vị trí nằm sâu phía trong địa giới tỉnh, khá xa các trục giao thông quan trọng của ĐBSCL như quốc lộ 1A, đường cao tốc mới. Mặt khác, do Châu Thành trải dài bên bờ sông Tiền là một trong các tuyến giao thông quan trọng nhất ĐBSCL, lợi thế cận giang của Châu Thành cũng lớn đáng kể so với Thành phố Bến Tre. Ngoài ra cũng phải kể đến vị trí cận kề cả hai
thành phố hiện hữu Mỹ Tho và Bến Tre là tiềm lực quan trọng cho liên kết giao thương của Châu Thành mà Thành phố Bến Tre khơng có được.
Tuy nhiên về lịch sử, văn hóa, Thành phố Bến Tre vẫn là trung tâm lâu đời của quê hương đồng khởi anh hùng, chứng kiến lịch sử đấu tranh kiên cường
bảo vệ tổ quốc. Nhiều cơ sở kiến trúc văn hóa truyền thống của tỉnh đã được
Ngoài ra, với hệ thống giao thông hiện hữu tỏa về các huyện, hạ tầng đô thị đã
được đầu tư lâu nay, so với Châu Thành, Thành phố Bến Tre vẫn có lợi thế
hơn trong vai trò trung tâm quản lý hành chính, chính trị, quân sự của tỉnh.
2 54.2. Phương án 2: Xây dựng đô thị trung tâm của tỉnh tại huyện Châu Thành thay cho Thành phố Bến Tre.
Huyện Châu Thành có tổng diện tích 228,6 km2, trong đó đất liền chiếm trên 83%. Dân số trung bình năm 2008 là 168.935 người, mật độ 733 người /km2. Tuy trước nay quy hoạch kinh tế ở đây là nơng nghiệp trồng vườn, hạ tầng đơ thị ít được đầu tư phát triển, nhưng với vị trí tự nhiên sẳn có, Châu Thành đã thể hiện tiềm năng phát triển thương mại – dịch vụ - công nghiệp - du lịch qua các bằng chứng số liệu và dữ kiện cụ thể như sau:
4 24.2.1. Khả thi phát triển đô thị kinh tế tại huyện Châu Thành:
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê về ngành nghề ở huyện Châu Thành29
TT Chỉ tiêu thống kê (năm 2008) Trung bình tồn tỉnh Huyện Châu Thành Trung bình của các huyện kinh tế vườn khác (1) 1
Tỉ lệ (%) hộ nông thôn, nông nghiệp phân theo ngành sản xuất chính của hộ
• Nơng, lâm, thủy sản • Cơng nghiệp, xây dựng • Thương nghiệp • Vận tải, dịch vụ khác 72,66 7,59 11,49 5,38 64,52 11,01 15,88 6,34 76,81 6,11 10,37 4,02
2 Tỉ lệ (%) hộ nông thôn, nông nghiệp
phân theo nguồn thu nhập lớn nhất của hộ
• Nơng, lâm, thủy sản • Cơng nghiệp, xây dựng
• Thương nghiệp, vận tải, dịch vụ khác
70,86 7,99 21,15 54,91 13,7 31,4 76,12 6,24 17,65 3
Tỉ lệ (%) phân theo trình độ chuyên môn của lao động nông thôn, nông nghiệp
• Chưa qua đào tạo
• Sơ cấp, cơng nhân kỹ thuật • Trung cấp • Cao đẳng • Đại học trở lên 94,87 1,29 2,01 0,96 0,87 94,1 1,37 2,36 1,22 0,95 95,22 1,21 1,83 0,92 0,82 4 Tỉ lệ (%) hộ sử dụng xe máy của hộ
nông thôn, nông nghiệp
47,08 53,98 41,67
5 Tỉ lệ (%) hộ nông thơn, nơng nghiệp
khơng có đất
17,22 21,92 11,62
6 Diện tích đất sử dụng bình qn 1 hộ
(m2 / hộ)
4.524 3.367 3.992
Ghi chú : (*) gồm 3 huyện trong tỉnh Bến Tre có hoạt động kinh tế chủ yếu là
kinh tế vườn là : Chơ Lách, Mõ cày, Giồng Trơm.
Với định hướng kinh tế chính hiện nay là nơng vườn, 67,7% tổng diện tích đất
ở Châu Thành dành cho nông nghiệp, riêng trồng vườn là 65,8%, đất chuyên
dùng (công nghiệp, giao thông, thương mại, vận tải, dịch vụ khác) chỉ chiếm 9,47%, tương đương 2.165 ha, trong đó gồm cả 2 khu cơng nghiệp Giao Long (101 ha) và An Hiệp (72 ha) 30 (xem phụ lục 1).
30 Nghị quyết 26/2009/NQ-HĐND của HĐND huyện Châu Thành khóa IX tại kỳ họp 17 ngày 13/11/2009,
So sánh các số liệu trên bảng 4.2 cho thấy tuy hoạt động chính hiện vẫn là
nơng vườn do tác động của chính sách quy hoạch, nhưng Châu Thành thể hiện rõ hiệu quả, tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Dù chỉ dựa trên hệ thống giao thơng ít, hẹp, nhưng các ngành thương nghiệp-vận tải–dịch vụ của Châu Thành, với chỉ mới 22,22% hộ nông thôn hoạt động
trong đó, đã trở thành nguồn thu nhập cao nhất của 31,4% hộ của huyện này, trong khi ngành nơng vườn có đến 64,52% hộ đang hoạt động nhưng chỉ tạo
nguồn thu nhập cao nhất cho 54,91% hộ. Hơn nữa, trung bình tỉ lệ hộ có thu nhập cao nhất từ các hoạt động phi nông nghiệp ở các huyện nơng vườn khác chỉ là 23,89%, trung bình tồn tỉnh là 29,14%, trong khi ở Châu Thành lên
đến 45,1%, cho thấy rõ sự thích hợp, hiệu quả của các hoạt động phi nông
nghiệp ở Châu Thành.
Trong các ngành phi nông nghiệp chủ yếu tự phát ở Châu Thành, ngành thương nghiệp có tỉ lệ hộ tham gia chiếm đa số (47,8%) chứng tỏ ngành này có sức hấp dẫn hơn các ngành khác. Ngồi ra, tỉ lệ lao động trình độ trung cấp (2,36%), cao đẳng (1,22%), và tỉ lệ số hộ có xe máy (53,98%) cao hơn trung bình của tỉnh (lần lượt là 1,83%, 0,92% và 41,67%) cho thấy so sánh trong tỉnh thì người lao động của Châu Thành là một chọn lựa tốt để đáp ứng các
công việc ở các doanh nghiệp, đặc biệt trong thương mại, dịch vụ.
Một mặt khác đáng chú ý là ở Châu Thành, tỉ lệ hộ khơng có đất khá cao và diện tích đất bình qn khá thấp so với trung bình tồn tỉnh, đặc biệt chênh
lệch nhiều với các huyện nông vườn, cho thấy đất tại Châu Thành đang trở
nên khan hiếm, không tốt cho nghề nông sống dựa vào đất.
Như vậy, có thể thấy dù chưa được quy hoạch đẩy mạnh, các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là ngành thương mại ở Châu Thành đã cho thấy sức sống
4 34.2.2. Các tác động lịch sử đến tiềm năng giao thương:
Cù lao An Hóa, gồm huyện Châu Thành và huyện Bình Đại của Bến Tre, là “vùng đối diện với Mỹ Tho có thể đã được khai phá từ khi nhóm người Hoa của Dương Ngạn Địch đến định cư trong vùng và lập nên phố chợ Mỹ Tho từ năm 1679.”31. Trong thời đầu khai phá phát triển kinh tế tự nhiên ở đây, cù
lao An Hóa bên bờ sơng Tiền cũng đã có lúc cùng Mỹ Tho thành điểm giao thương quan trọng bên bờ sông Tiền.
Song về sau cù lao An Hóa bị tiêu hủy các cơ sở giao thương do nhiều sự kiện chiến tranh như các cuộc chiến Tây sơn – Nguyễn Ánh trên sông Tiền, việc di dân đi nơi khác do cuộc tàn sát của đội quân của sĩ quan Tây lai Léon Leroy, và cơ lập Bến Tre thời Mỹ chiếm đóng nhằm tránh các ảnh hưởng của hoạt động cách mạng ở đây.
4 44.2.3. Các đặc điểm tự nhiên thích hợp cho trung tâm dân cư, giao thương, du lịch, công nghiệp gắn liền với các sản phẩm đa dạng của Bến Tre: du lịch, công nghiệp gắn liền với các sản phẩm đa dạng của Bến Tre:
Xét về sức thu hút cư dân, Châu Thành nằm trên một mặt sông Tiền, nơi lý tưởng cho các khu dân cư hiện đại theo thị hiếu ngày nay. Các ưu thế giao
thương ở đây cũng sẽ thu hút cư dân trong và ngoài tỉnh, nhất là hiện nay khu vực nông thôn Bến Tre và Tiền giang khá đông dân. Hơn nữa, sự cận kề các thành phố Mỹ Tho và Bến Tre thuận lợi cho Châu Thành giải quyết các nhu cầu ban đầu về các dịch vụ đơ thị cơ bản. Về giáo dục, phía Mỹ Tho đã có Đại học Tiền giang là một đại học cơng lập chính qui. Về y tế, các thành phố Mỹ Tho và Bến Tre đều đã có khá nhiều bệnh viện công, tư trong vùng, Châu
Thành cũng có bệnh viện huyện riêng. Về cấp điện, Châu Thành là nơi đầu
mối hệ thống điện của tỉnh. Huyện lỵ Châu Thành cũng đã phát triển hệ thống cấp thốt nước.
Về giao thơng bộ, so với các nơi khác trong tỉnh, Châu Thành nằm trên phần
đầu quốc lộ 60, gần nút giao thông Trung Lương nhất. Do liền giáp với Thành
phố Bến Tre nên từ Châu Thành cũng thuận tiện dùng đường bộ đến các nơi khác trong tỉnh. Về giao thông thủy, tuyến sông Tiền cạnh Mỹ Tho Và Châu Thành- Bến Tre luân chuyển đến 70%-80% lượng hàng đường thủy trên lưu vực giữa sông Tiền về TP.HCM 32. Ngồi ra trên bờ sơng Tiền đối diện huyện Châu Thành là cảng Mỹ Tho được quy hoạch là một trong ba cảng đầu mối vận tải nội địa ở ĐBSCL33.
Về du lịch, Châu Thành nắm được thế mạnh với các địa danh như cồn Tiên, cồn Phụng, lại có địa thế nằm dọc bờ sơng Tiền, và thuận lợi nhất trong tỉnh về khoảng cách giao thông hành khách đến các trung tâm dân cư lớn như TP.HCM và Cần Thơ.
Về công nghiệp và thương mại, Châu Thành rất thuận lợi cho việc tập trung các cơ sở sản xuất, đầu mối phân phối sản phẩm do có vị trí cận kề và án ngữ cửa vào của các huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh như huyện Bình Đại với
sản phẩm ngư nghiệp, huyện Chợ Lách với sản phẩm cây ăn trái, dễ dàng đi
đến các huyện thị khác như Mõ Cày Bắc, Mõ Cày Nam, v.v… có các sản
phẩm từ dừa hay sản vật nuôi trồng khác. Hơn nữa, các khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp trên huyện Châu Thành hiện là các điểm công nghiệp đã được khách hàng quan tâm, đầu tư nhiều nhất trên địa bàn tỉnh.
32 KS Phạm Ngọc Sang, TP.Kinh tế Chi cục Đường sơng phía Nam, Giải pháp chống ùn tắc trên tuyến kênh
Chợ Gạo.
33 Quyết định 2949/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận tải, 27/12/2006, V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết
Như vậy, xét trên góc độ vùng, tại huyện Châu Thành của Bến Tre có nhiều lợi thế để tạo lập một trung tâm dân cư thương mại – dịch vụ - du lịch –công
nghiệp. Tiềm năng của đô thị này sẽ là một điểm nhấn quan trọng, một sức
thu hút mới, mạnh mẽ của tỉnh Bến Tre đối với khách hàng.
Tuy nhiên, do chỉ sát nhập về Bến Tre sau 1948, và có vị trí nằm trên vùng ranh của tỉnh ít được đầu tư hạ tầng, nên các so với Thành phố Bến Tre hiện nay, Châu Thành kém ưu thế hơn trong vai trị trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, an ninh qn sự.
2 64.3. Phương án 3: Xây dựng mới đô thị trung tâm kinh tế của
tỉnh tại huyện Châu Thành, và Thành phố Bến Tre giữ vai trò trung tâm chính trị - văn hóa.
Nội dung phân tích trong hai phương án trên đã nói lên sự khả thi phát triển trung tâm kinh tế tại huyện Châu Thành với các cụm ngành thương mại - dịch vụ – du lịch- công nghiệp gắn liền với các sản phẩm nông ngư nghiệp của Bến Tre, đồng thời xác nhận ưu thế của trung tâm mới này so với Thành phố Bến Tre trong vai trò phát huy năng lực giao thương cho cả tỉnh.
Tuy nhiên phân tích ở trên cũng cho thấy Thành phố Bến Tre vẫn tiếp tục có những lợi thế thích hợp với vai trị trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, quân sự của địa phương này.
2 74.4. Kết luận phương án chọn:
Cận kề nhất với hệ thống giao thông bộ huyết mạch của vùng, và nằm dọc bờ một con đường thủy quan trọng bậc nhất ĐBSCL, huyện Châu Thành là nơi
thuận tiện nhất ở Bến Tre để kết nối cả tỉnh với bên ngoài. Hơn nữa, Châu
chùm đô thị rộng lớn và quan trọng, lại vừa nằm cận với các huyện đứng đầu sản lượng các ngành hàng công nông ngư nghiệp của tỉnh Bến Tre,
Mặt khác, sức thu hút và sự hiệu quả của ngành thương mại tự phát của huyện