Tổ chức quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT/ Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng sonadezi thành tập đoàn kinh tế (Trang 33)

độc lập:

Với mục tiêu sắp xếp lại DNNN và tạo lập nên các TCT chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo thế cạnh tranh cho một số ngành chủ đạo của nền kinh tế, tạo lực phát triển theo phạm vi vùng miền và có triển vọng mở rộng kinh doanh vượt ra ngoài lãnh thổ, nhưng phương thức chuyển đổi, cơ chế thành lập các TCT chưa thật sự xuất phát từ sự nhu cầu bên trong của các doanh nghiệp nên thực tế chỉ có một số TCT như TCT Điện lực, Dầu khí, Bưu chính viễn thơng có chuyển biến mạnh mẽ trong phân cơng chun mơn hóa, hợp tác hóa. Mối liên kết trong kinh doanh, đầu tư nghiên cứu phát triển, thị trường… có những tác động tích cực trong sự phát triển và tạo được thế cạnh tranh. Bên cạnh đó với chủ trương đổi mới khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường với các hình thức sở hữu khác nhau theo thơng lệ của các nước có nền kinh tế thị trường, Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ năm 1999 cho phù hợp với bối cảnh mới, góp phần tăng số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường. Mục tiêu cổ phần hóa DNNN để đa dạng hóa sở hữu, tạo tính tự chủ cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đã tác động tích cực, góp phần tăng số lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp cho thị trường, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, sàng lọc và làm bật ra một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có chiến lược phát triển và kế hoạch triển khai rõ ràng và có sức cạnh tranh trong thị trường nội điạ cũng như quốc tế, ...

Như chúng ta đã biết, TCT là thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế nhà nước. Đây được xem là lực lượng dẫn dắt nền kinh tế tiến lên từng bậc thang,

hịa nhập vào q trình tồn cầu hóa trên thế giới. Trong tình hình mới, tiếp tục mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng đầu tư với thế giới bên ngoài để tham gia nền kinh tế chung, qua nghiên cứu các mơ hình kinh tế đã và đang áp dụng ở các nước phát triển, nhất là các nước có đặc điểm và điều kiện tương đồng, sau ba năm thí điểm chuyển đổi một số TCT và thành lập mới các công ty hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ- cơng ty con, việc tổ chức, quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi các TCT Nhà nước, các Công ty Nhà nước độc lập đã chính thức được Chính phủ quy định bằng văn bản pháp luật và tổ chức triển khai theo tôn chỉ thông qua sự liên kết và chi phối lẫn nhau có thể bằng đầu tư vốn góp, bí quyết cơng nghệ, thương hiệu hoặc thị trường nhằm tăng cường năng lực sản xuất, chiếm lĩnh các thị trường của các nhóm cơng ty, tạo điều kiện để phát triển TĐKT.

Sơ đồ tổ chức Cơng ty theo mơ hình Cơng ty mẹ- Cơng ty Con

Cty Con có cổ phần chi phối Công ty Liên kết (TNHH) Cty Con có vốn góp chi phối Cơng ty Liên kết (CTCP) Cty Con 100% vốn của Cty Mẹ CÔNG TY MẸ

2.2 Sắp xếp lại doanh nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ- công ty con hướng đến thành lập TĐKT:

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Đồng Nai lần thứ VIII đã đặt ra mục tiêu xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, Đồng Nai không chỉ xây dựng và phát triển nhiều khu công nghiệp vốn là thế mạnh trong định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh, qua đó tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP phải tăng cao hơn, nhanh hơn so với hiện nay, mà các chỉ tiêu chăm lo phát triển con người về văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường.... cũng đều phải đạt những tỷ lệ nhất định, trong đó yếu tố phát triển bền vững phải được xác định ngay từ thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa.

Do vậy, việc sắp xếp lại các DNNN (DNNN) theo hướng sáp nhập, chuyển hình thức hoạt động, chuyển hình thức sở hữu đều nhắm đến mục tiêu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững...

Trong năm 2005, UBND Tỉnh Đồng Nai đã triển khai quyết định sắp xếp các doanh nghiệp bao gồm Tổng Công ty Nhà nước và các Công ty Nhà nước độc lập theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, cụ thể như sau:

Ø Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Donataba) hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Đồng Nai và 21 đơn vị thành viên (bao gồm 8 công ty 100% vốn Nhà nước; 12 cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối và một công ty liên kết) với tổng nguồn vốn 842,6 tỷ đồng. Tổng công ty này hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cung ứng vật tư nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm, khai thác tài nguyên và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu.

Ø Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hịa (SONADEZI) chuyển đổi thành cơng ty mẹ- công ty con theo dạng Tổ hợp gồm một công ty mẹ là công ty Nhà nước và 19 công ty thành viên (bao gồm 11 cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối, 4 cơng ty cổ phần có vốn khơng chi phối, 2 cơng ty liên doanh và 2 công ty vốn Nhà nước 100%). Số vốn Nhà nước tại của tổ hợp Sonadezi là 800 tỷ đồng. Ngành nghề hoạt động liên quan đến phát triển khu công nghiệp và khu dân cư, tư vấn, quy hoạch, xây dựng, dịch vụ cảng và vận tải.

Ø Cuối cùng, Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) khi chuyển đổi mơ hình thành cơng ty mẹ - cơng ty con với 4 công ty con và 2 công ty liên kết, vẫn giữ nguyên tên gọi là Công ty Donafoods. Ngành nghề hoạt động liên quan đến nông nghiệp và các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp, gốm mỹ nghệ và thuốc tân dược.

Mục tiêu đề ra khi chuyển đổi mơ hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa các đơn vị thành viên, góp phần giúp các doanh nghiệp năng động, đảm bảo tính độc lập trong sản xuất kinh doanh; đồng thời nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị (HĐQT) và bộ máy điều hành trước Nhà nước và pháp luật về bảo toàn nguồn vốn trong doanh nghiệp và tách bạch vai trò của một nhà đầu tư vốn với chức năng quản lý Nhà nước. Với vai trị trung tâm điều hành, Cơng ty mẹ hỗ trợ hoạt động các công ty con thông qua mối quan hệ về vốn, chun mơn hóa sản xuất, cơng nghệ và đầu tư phát triển cũng như về uy tín thị trường và chiến lược kinh doanh. Trên cơ sở đó, từng bước tích tụ, tập trung vốn qua cơ chế đầu tư, góp vốn để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển nhằm duy trì tốc độ phát triển của tồn tổng cơng ty hay tổ hợp, từng bước nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và bảo đảm khả năng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

2.3 Thực trạng chuyển đổi của Công ty Sonadezi theo mơ hình Cơng ty mẹ- cơng ty con

2.3.1 Giới thiệu về Công ty Sonadezi:

Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (tên giao dịch là Sonadezi) được thành lập năm 1990, là DNNN địa phương trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, hoạt động trong lĩnh đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Đây được xem là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của cả nước. Dự án đầu tiên là xây dựng khu cơng nghiệp Biên Hịa 2 tại tỉnh Đồng Nai, được đánh giá là một trong các khu công nghiệp thành công. Các ngành hoạt động ban đầu là phát triển khu công nghiệp, tư vấn và lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư, đại lý viễn thông và lắp đặt điện thoại, phân phối lại nước sạch phục vụ sản xuất. Sau đó, cơng ty tiếp nhận đơn vị sáp nhập là Xí nghiệp xây lắp với ngành nghề thiết kế và xây dựng cơng trình cơng nghiệp và dân dụng. Đến năm 1999, Công ty thực hiện cổ phần hóa một bộ phận là Xí nghiệp xây lắp. Về sau ngành nghề kinh doanh được bổ sung nhằm phục vụ cho dịch vụ trong khu công nghiệp như: xây dựng nhà xưởng để bán và cho thuê, kinh doanh kho bãi, dịch vụ xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, xây dựng công nghiệp và dân dụng, quy hoạch và phát triển khu dân cư,…

Doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng tốt qua các năm (năm 2004 tổng doanh thu đạt 208.074 triệu đồng, bằng 110,8% so với năm 2003, lợi nhuận đạt 57.030 triệu đồng, bằng 95,3% so với năm 2003)

Ngoài hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề quy định tại giấy đăng kí kinh doanh đến cuối năm 2004, Công ty Sonadezi đã tham gia đầu tư vào 4 doanh nghiệp khác gồm 2 Công ty cổ phần có cổ phần chi phối (vốn góp chiếm từ 51%- 55% vốn điều lệ) và 2 Công ty liên doanh có vốn góp 30% vốn điều lệ. Hướng đầu tư được nhắm đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản: đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghiệp và khu dân cư.

2.3.2 Sắp xếp lại Sonadezi để chuyển đổi hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ- cơng ty con mẹ- công ty con

Căn cứ vào văn bản 273/TTG-ĐMDN ngày 18/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Công ty Sonadezi chuyển sang mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, Công ty lập phương án chuyển đổi mơ hình hoạt động của mình theo đóng góp ý kiến của các Bộ ngành liên quan và Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp Đồng Nai. Theo quyết định 2335/QĐ.UBND ngày 29/6/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định cho Công ty Sonadezi chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con cùng với việc chuyển giao quyền làm chủ sở hữu vốn Nhà nước tại một số DNNN có đầu tư vốn theo chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Như vậy kể từ 01/7/2005, thời điểm chính thức Cơng ty Sonadezi hoạt động theo mơ hình mới số lượng cơng ty thành viên của tổ hợp Sonadezi như sau:

Bảng 2.1: Danh sách các thành viên trong tổ hợp Sonadezi

Stt Tên Cơng ty Loại hình

DN

Vốn điều lệ (triệu đồng)

1

CT Phát triển KCN Biên Hòa

(SONADEZI) DNNN 360.000

2 CT Xây dựng và Cấp nước Đồng Nai DNNN 125.000

3 CT Vận tải Thủy bộ Đồng Nai DNNN 30.000

4 CT Bến xe và Dịch vụ vận tải Đồng Nai CTCP 5.700

5 CT Cảng Đồng Nai CTCP 24.990

6 CT Cơ khí Giao thơng vận tải Đồng Nai CTCP 4.376

7 CT Xây dựng Sonadezi CTCP 21.750

8 CT Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai CTCP 88.340

9 CT Cơ khí Đồng Nai CTCP 4.700

10 CT Tư vấn Xây dựng Đồng Nai CTCP 5.000

11 CT Đầu tư và Phát triển Đô thị số 2 CTCP 52.160

12 CT Sonadezi Long Thành CTCP 71.000

14 CT Kinh Doanh Nhà Đồng Nai CTCP 24.360

15 CT Điện Cơ Đồng Nai CTCP 7.300

16 CT Xây dựng Đồng Nai CTCP 9.000

17 CT Sơn Đồng Nai CTCP 11.400

18 CT Xây dựng Dân dụng số 1 CTCP 8.540

19 CTLD Amata CTLD 17.000.000 USD

20 CTLD Viet Namfatt CTLD 2.730.000 USD

Tổng số DN: 20

(Nguồn: Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Đồng nai)

Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển TĐKT trên thế giới, TĐKT được hình thành chủ yếu bằng hai con đường chính đó là: thứ nhất, theo con đường phát triển truyền thống nghĩa là tích tụ và tập trung vốn để phát triển thành tập đồn. Phương thức này mang tính khách quan, tự nó hình thành và phát triển theo yêu cầu nội tại và theo quy luật của thị trường. Con đường thứ hai trên cơ sở tổ chức lại các DNNN theo ngành hoặc giữa các doanh nghiệp có mối liên hệ lẫn nhau. Phương thức này thực chất có sự can thiệp của Nhà nước nên có thể mang tính chủ quan, áp đặt. Như vậy sẽ có tác dụng thúc đẩy hay kiềm hãm sự phát triển của TĐKT tùy thuộc vào chính sách áp dụng có phù hợp với điều kiện, đặc điểm phát triể kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Công ty Sonadezi được lựa chọn để thực hiện phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới theo cách thứ hai. Trước mắt, Công ty vẫn là DNNN độc lập hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, khi có đủ điều kiện có thể lập phương án chuyển đổi thành TĐKT địa phương, kết hợp với chuyển đổi hình thức đa sở hữu.

2.3.3 Mơ hình quản lý, cơ chế chi phối và thực tiễn hoạt động của tổ hợp Công ty mẹ- công ty con Sonadezi:

2.3.3.1 Xây dựng mơ hình quản lý:

- Để phù hợp với cấu trúc mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, theo đó Cơng ty mẹ Sonadezi vừa thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư tài chính

vào các doanh nghiệp khác với số lượng rất lớn nên để giải quyết cơng tác mang tính định hướng phát triển lâu dài và điều hành sản xuất kinh doanh trước mắt thì cơng tác tổ chức quản lý sắp xếp được bổ sung theo đặc điểm mới như sau:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước (UBND tỉnh Đồng Nai) tại Công ty Sonadezi thực hiện hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các cơng ty do Sonadezi đầu tư tồn bộ vốn điều lệ và đối với phần vốn góp của Sonadezi tại các doanh nghiệp khác.

Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty Sonadezi để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Sonadezi trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của Luật DNNN và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.

- Ban kiểm soát: do hội đồng quản trị thành lập với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong

Hội đồng quản trị Các đơn vị phụ thuộc Các phịng ban chức năng Cơng ty Con Cơng ty Liên kết Ban Tổng giám đốc Ban kiểm soát

Chi nhánh

ghi chép sổ kế tốn, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ Sonadezi, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị đối với Sonadezi và các cơng ty con do Sonadezi đầu tư tồn bộ vốn điều lệ; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Ban chuyên viên: là một bộ phận độc lập giúp việc cho Hội đồng quản trị nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động và chương trình mục tiêu của toàn tổ hợp. Cụ thể là tham gia, kiểm soát việc lập kế hoạch hàng năm của tổ hợp; tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý/năm; lựa chọn tham gia triển lãm, hội nghị mang tính ngành phù hợp để giới thiệu thương hiệu tổ hợp; xây dựng các quy chế quản lý và tiêu chí hoạt động của các đơn vị thành viên trong tổ hợp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu.

- Các phịng ban tại cơng mẹ vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị chuyên môn xử lý công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mẹ dưới sự điều hành của Ban Tổng giám đốc, vừa tham gia thực hiện các công đoạn đầu trong bước chuẩn bị của một dự án (như thủ tục về đất đai về xin giới thiệu địa điểm, lấy thông tin và xem xét quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, hay kế hoạch đấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng sonadezi thành tập đoàn kinh tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)